- Việc ban hành và từng bước hoàn thiện thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã từng bước tập dượt trong công tác quản lý thuế.
1. Thành phố Hồ Chí Minh a) Tổng số:
3.4.1 Về chính sách pháp luật
- Thể chế hoá thu nhập cá nhân thành luật, trong đó cần coi trọng nộp dung của các chế tài thuế. Đây là điều kiện tiên quyết để thực thi thuế thu nhập cá nhân ở nước ta, bởi vì:
+ Có thể chế hoá chính sách thuế thu nhập cá nhân bằng văn bản luật thì tính pháp lý của thuế mới được coi trọng cả phía người nộp thuế và cơ quan thu thuế.
+ Trong thời gian hiện nay, do tính tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế ở nước ta chưa cao, trong tiềm thức của người dân chưa thực sự coi trọng việc nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân đối với đất nước. Người dân luôn quan niệm rằng, thuế chỉ là biện pháp tài chính đơn thuần của Nhà nước nhằm lấy mất một phần thu nhập của họ, nên việc trốn thuế, lậu thuế, che giấu thu nhập đang trở thành hiện tượng phổ biến. Vì thế, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền, cần coi trọng nội dung tính cưỡng chế bằng luật pháp.
- Cần xây dựng chính sách an sinh xã hội trong tương lai để người nộp thuế thấy được tiền thuế của họ sẽ được nhà nước hỗ trợ ngược lại một phần nào trong trường hợp mất sức lao động, hết tuổi lao động…
- Hiện nay thanh toán của chúng ta chủ yếu là tiền mặt. Lượng tiền mặt lớn thì kiểm soát thu nhập rất khó. Vì vậy cần phải hạn chế được điều này bằng cách tăng tỷ lệ thanh toán qua ngân hàng. Từng bước có chính sách, biện pháp hạn chế giao dịch bằng tiền mặt, tập trung mọi thanh toán qua ngân hàng, tiến đến bắt buộc mọi công dân phải mở tài khoản tại ngân hàng. Đây là tiền đề quan trọng để nhà nước kiểm soát được thu nhập của các tầng lớp dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi thuế thu nhập cá nhân ở nước ta. Vấn đề này đòi hỏi:
+ Phát triển hệ thống ngân hàng làm nhiệm vụ thanh toán các loại giao dịch tiền tệ.
+ Đa dạng hoá các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời cải tiến các thủ tục thanh toán đảm bảo tính chính xác, nhanh gọn.
+ Áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong lĩnh vực thanh toán.
+ Tạo ra cơ chế phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa cơ quan thuế và ngân hàng.
- Trước mắt, khi chưa cải tiến được khâu thanh toán không dùng tiền mặt, có thể tích cực chủ động nắm bắt thu nhập phát sinh tại nguồn và xây dựng cơ chế chính sách khấu trừ tại nguồn một cách hợp lý.
+ Nhà nước cần bắt buộc đối với các tổ chức và cá nhân chi trả thu nhập thực hiện nghĩa vụ khấu trừ thuế đối với thu nhập của người nộp thuế khi phát sinh thu nhập.
+ Cơ quan thuế thuế xây dựng công trình công tác có liên kết chặt chẽ với các tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh toán với người có thu nhập để thực hiện khấu trừ thuế.
- Văn bản Luật cần qui định rõ đối tượng được nuôi dưỡng, hiện nay chỉ qui định con phải có trách nhiệm phụng dưỡng cha, mẹ. Vậy còn các đối tượng như người trong họ hoặc người khác mà người lao động tự nguyện nuôi dưỡng có được khấu trừ gia cảnh hay không; Người tàn tật được qui định như thế nào, mức độ thương tật bao nhiêu, người già yếu (nằm một chỗ) có xem là tàn tật hay không; Người phụ thuộc được qui định cụ thể như thế nào (người không đủ năng lực hành vi dân sự, người không có công việc làm, người thất nghiệp tạm thời, nội trợ, …)