Về thuế suất thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu Chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế.pdf (Trang 27 - 28)

Nhìn chung các nước đều áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần gồm các bậc. Nếu áp dụng biểu thuế ít bậc sẽ thì biểu thuế sẽ gọn và đơn giản nhưng mức độ điều tiết thu nhập lại không hợp lý. Ngược lại, nếu áp dụng biểu thuế nhiều bậc sẽ đảm bảo tính chất phân phối công bằng hơn nhưng việc tính thuế lại trở nên phức tạp. Hiện nay biểu thuế của các nước thường được xây dựng ở mức 4 – 8 bậc. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp khi vận dụng vào Việt Nam sao cho biểu thuế vừa đơn giản để phù hợp trình độ người dân, đồng thời vừa đảm bảo sự phân phối tương đối công bằng.

Có nước quy định các chế độ miễn trừ cho bản thân người nộp thuế (vợ hoặc chồng, bố mẹ, con cái phải nuôi dưỡng) nhưng có nước lại áp dụng biểu tính thuế từ đồng thu nhập đầu tiên để người nộp thuế thấy rõ nghĩa vụ và trách nhiệm công dân cuả mình. Ở nhiều nước trong biểu thuế lại quy định miễn trừ cho một mức thu nhập nhất định coi như mức khởi điểm tính thuế. Những cách này được áp dụng tùy thuộc vào điều kiện và trình độ quản lý của từng nước. Tôi cho rằng, để đảm bảo công bằng trong điều tiết thu

nhập của các tầng lớp dân cư, chúng ta nên nghiên cứu qui định biểu thuế suất với mức khởi điểm chịu thuế (xem như khoản chiết trừ của cá nhân của người nộp thuế) và khoản chiết trừ gia cảnh hợp lý. Tuy áp dụng “mức khởi điểm chịu thuế” là không công bằng như trường hợp khấu trừ theo chi phí thực tế, nhưng để khấu trừ các chi phí thực tế này thì phải có chứng từ hợp lệ, chứng minh được và các giao dịch phải được thực hiện qua ngân hàng. Đối với điều kiện nước ta hiện nay và trong những năm sắp tới thì không thể thực hiện phương pháp này

Một phần của tài liệu Chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế.pdf (Trang 27 - 28)