Phương pháp xác định tính chất tác động của từng nhân tố tác động đến chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế

Một phần của tài liệu Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thiết bị giáo dục và nội thất tín nghĩa (Trang 49 - 70)

2. Giá vốn hàng bán G

2.2.2.3 Phương pháp xác định tính chất tác động của từng nhân tố tác động đến chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế

động đến chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế

Qua những thông tin trên, nhận thấy công ty TNHH Tín Nghĩa đã có tiến bộ trong hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013, từng bước thoát khỏi tình trạng khó khăn và đang trên đà phát triển. Cụ thể lợi nhuận trước thuế năm 2012 tăng 366,044 (triệu đồng) tương đương 354,537%. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế tăng thêm 1.143,418 (triệu đồng) ứng với mức tăng 324,256%. Để đánh giá chính xác hơn tình hình lợi nhuận trước thuế qua các năm của công ty thì cần phải xác định tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

1. Nhân tố Khối lượng tiêu thụ

Bảng: Tình hình khối lượng tiêu thụ hàng hóa giai đoạn 2011- 2013

(đơn vị: triệu đồng) Mặt hàng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền % Số tiền % Giá gỗ 2.515 2.315 3.580 -200 92,048 1.265,000 154,644 Bàn ghế 4.245 4.090 4.831 -155 96,349 741,000 118,117

Đồ chơi ngoài sân 722 583 608 -139 80,709 25,000 104,288

Biểu đồ: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ hàng hóa giai đoạn 2011- 2013

(đơn vị: triệu đồng)

*Tình hình năm 2012

- Chiều hướng tác động: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nhân tố khối lượng tiêu thụ tác động cùng chiều đến chỉ tiêu phân tích. Do tác động của nhân tố khối lượng tiêu thụ nên lợi nhuận trước thuế của công ty tăng 4,042 (triệu đồng). Nhân tố này tác động tích cực đến chỉ tiêu phân tích.

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân chủ quan: Trong khi công ty gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ 3 mặt hàng có khối lượng tiêu thụ lớn nhất là bàn ghế, giá gỗ, đồ chơi ngoài sân thì mặt hàng tủ bếp có khối lượng tiêu thụ tăng vọt đồng thời lại có tỷ lệ lãi gộp cao. Vậy nên, khối lượng tiêu thụ tủ bếp là nhân tố chính tác động làm tăng lợi nhuận trước thuế trong năm 2012. Cụ thể, khối lượng tiêu thụ 3 mặt hàng này, năm 2012 chỉ đạt mức lần lượt là 92,0485, 96,349% và 80,709% so với năm 2011. Thay vào đó, khối lượng tiêu thụ tủ bếp tăng đến

gần 16 lần, thêm 150 (bộ) so với năm 2011. Tình hình tiêu thụ tủ bếp tăng đột biến là do mặt hàng này không chỉ phù hợp với bếp ăn trong các trường mầm non mà còn phù hợp với bếp ăn tập thể trong trường học các cấp và một số nhà máy xí nghiệp, tận dụng được lợi thế này, công ty đã tìm cách đưa sản phẩm của mình vào thị trương mới này.

+ Nguyên nhân khách quan: do cung – cầu của thị trường. - Biện pháp:

* Tình hình năm 2013

- Chiều hướng tác động: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì sản lượng tiêu thụ hàng hóa tăng làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty tăng 452,89 (triệu đồng).

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân chủ quan: do công ty đã nâng cao được khả năng cạnh tranh, từng bước thích nghi được với môi trường cạnh tranh. Trong năm 2012, công ty đã mạnh dạn mở rộng thị trường đến tận các tỉnh miền Trung thay vì chỉ có các tỉnh miền Bắc như giai đoạn trước. Tiêu thụ hàng hóa đối với 3 mặt hàng thế mạnh của công ty được cải thiện rõ rệt. So với năm 2012, khối lượng tiêu thụ đối với mặt hàng giá gỗ tăng 154,644%, mặt hàng bàn ghế tăng 118,117%, mặt hàng đồ chơi ngoài sân tăng 104,288%, riêng mặt hàng tủ bếp có xu hướng giảm nhưng giảm không nhiều.

+ Nguyên nhân khách quan:

• Nguồn cung cấp hàng hóa mới với giá vốn rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nên giá bán của công ty năm 2013 cũng có xư hướng giảm theo.

• Chính sách phổ cập giáo dục, xã hội hóa giáo dục của Chính phủ năm 2012 được thực hiện mau chóng và hiệu quả hơn so với giai đoạn trước,

nhu cầu mua săm đồ dùng, thiết bị của các trường mầm non của các trường mầm non tăng cao.

Tóm lại, trong năm 2013, công ty đã có những tiến bộ trong việc thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa nhờ chính sách thay đổi về giá bán hàng hóa. Tuy nhiên, trong giai đoạn qua luôn có mức ảnh hưởng lớn thứ hai sau nhân tố giá vốn đến chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, cụ thể là năm 2012 tác động làm lợi nhuận tăng thêm 6.378,399 (triệu đồng), năm 2013 lại làm lợi nhuận giảm 22.110,499 (triệu đồng). Đồng thời nhân tố này có sự biến động liên tục qua các năm, cho nên để duy trì và đẩy mạnh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, công ty cần tiếp tục đánh giá chính xác, kịp thời giá bán, áp dụng chính sách giá bán hợp lý.

2. Nhân tố kết cấu hàng bán

Bảng: Tình hình kết cấu mặt hàng tiêu thụ giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu Mặt hàng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Kết cấu mặt hàng

tiêu thụ (%) giá gỗbàn ghế 30,37145,557 27,95643,894 27,61841,427

đồ chơi ngoài sân 23,451 18,927 21,075

tủ bếp 0,620 10,262 9,880

Lợi nhuận gộp

(triệu đồngbộ) giá gỗbàn ghế 0,0440,040 0,1180,100 0,2050,228

đồ chơi ngoài sân 0,120 0,355 0,922

tủ bếp 2,076 0,543 1,685

* Tình hình năm 2012

-Chiều hướng tác động: trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nhân tố kết cấu hàng bán thay đổi đã tác động cùng chiều đến chỉ tiêu phân tích, làm lợi nhuận trước thuế tăng 319,302 (triệu đồng). Nhân tố này tác động tích cực đến chỉ tiêu phân tích.

+ Nguyên nhân khách quan: do nhu cầu và thị hiếu của khách hàng đối với hàng hóa của công ty.

+ Nguyên nhân chủ quan: Do sự biến động của khối lượng tiêu thụ năm 2012, giá vốn và giá bán hàng hóa tăng nên kết cấu hàng bán năm 2012 cũng có sự thay đổi tương tự. Khối lượng tiêu thụ các mặt hàng giá gỗ, bàn ghế, đồ chơi ngoài sân giảm dẫn đến kết cấu hàng bán của 3 mặt hàng này giảm lần lượt từ 30,3717%, 45,557%, 23,451% xuống còn 27,956%, 43,894%, và 18,927%. Do các mặt hàng khác có kết cấu mặt hàng giảm nên kết cấu mặt hàng tủ bếp tăng mạnh so với năm 2011 đạt 10,021%.

Sự thay đổi kết cấu mặt hàng tủ bếp theo xu hướng tăng trong khi các mặt hàng khác giảm được đánh giá là hợp lý, vì lợi nhuận gộp của tủ bếp là cao nhất trong tất cả các mặt hàng của công ty, đạt mức 0,543 (triệu đồng), nhất là trong tình trạng tiêu thụ năm 2012 gặp nhiều khó khăn.

* Tình hình năm 2013

- Chiều hướng tác động: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì, nhân tố kết cấu hàng bán tác động cùng chiều làm lợi nhuận trước thuế giảm 238,565 (triệu đồng)

- Nguyên nhân biến động:

+ Nguyên nhân khách quan: do nhu cầu và thị hiếu của khác hàng.

+ Nguyên nhân chủ quan: do giá bán và giá vốn các mặt hàng của doanh nghiệp thay đổi, thông qua đó điều chỉnh cơ cấu mặt hàng tiêu thụ.

- Đánh giá: Nhìn chung kết cấu mặt hàng giai đoạn 2011 – 2013 đã có những thay đổi tích cực, đây là thành tích của doanh nghiệp, cần tiếp tục phát huy. Công ty cần phải quan tâm đến vấn đề kết cấu mặt hàng tiêu thụ kết hợp đa dạng hóa sản phẩm, tăng tỷ trọng bán ra của các mặt hàng có lợi nhuận cao nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đồng thời công ty cũng cần kết hợp với tìm hiểu thị hiếu của khách hàng để có kế hoạch tiêu thụ phù hợp, đảm bảo

đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, tạo chỗ đứng chắc chắn trong môi trường cạnh tranh và đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất.

3. Nhân tố Giá vốn

* Tình hình năm 2012

- Chiều hướng tác động: : Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá vốn tác động cùng ngược chiều đến chỉ tiêu phân tích, giá vốn tăng dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm 6.104,273 (triệu đồng).

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan: Giá vốn hàng bán của tất cả các mặt hàng công ty kinh doanh đều biến động tăng so với năm trước do tình hình lạm phát chung nền kinh tế, do giá cả vật tư ngành nội thất, các chi phí liên quan đến giá vốn hàng hóa như chi phí thu mua, vận chuyển, hoa hồng mô giới tăng cao dẫn đến giá vốn hàng mua tăng theo, bên cạnh đó nguồn hàng mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường có một phần không nhỏ là hàng nhập khẩu nên giá vốn hàng bán cũng chịu tác động không nhỏ của thị trường nước ngoài.

+ Nguyên nhân chủ quan: Công tác quản lý giá vốn của công ty còn kém, không chủ động trong công tác thu mua hàng hóa, phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu có giá bán cao…

- Biên pháp khắc phục tình hình: Chủ động tìm kiếm nguồn hàng mới có giá cả cạnh tranh mà vẫn đảm bảo chất lượng, nâng cao trình độ công tác quản lý giá vốn…

Bảng: Tình hình giá vốn hàng hóa giai đoạn 2011 – 2012

(đơn vị: triệu đồng)

Mặt hàng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền % Số tiền %

Giá gỗ 6,093 6,767 3,510 0,674 111,065 -3,257 51,873

Bàn ghế 5,415 5,745 3,902 0,331 106,107 -1,844 67,913 Đồ chơi ngoài sân 16,380 20,398 15,773 4,017 124,526 -4,625 77,326 Tủ bếp 26,580 31,244 30,038 4,664 117,548 -1,207 96,138

Biều đồ: Tình hình giá vốn hàng hóa giai đoạn 2011 – 2012

(đơn vị: triệu đồng)

- Chiều hướng tác động: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá vốn tác động ngược chiều đến chỉ tiêu phân tích. Trong năm 2013, giá vốn giảm đã làm lợi nhuận trước thuế tăng một lượng tướng ứng là 23.558,583 (triệu đồng). Nhân tố này tác động tích cực đến chỉ tiêu phân tích.

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan: nguồn cung cấp hàng mới mà giá vốn các mặt hàng của công ty là giá gỗ, bàn ghế, đồ chơi ngoài sân, và tủ bếp đều giảm mạnh lần lượt chỉ còn 51,873%, 67,913%, 77,326% so với năm 2012, chỉ riêng giá vốn mặt hàng tủ bếp giảm nhẹ còn 96,138%.

+ Nguyên nhân chủ quan: doanh nghiệp có những biện pháp để tiết kiệm chi phí thu mua, môi giới, vận chuyển góp phần quan trọng làm giá vốn hàng bán của công ty giảm rõ rệt.

Doanh nghiệp đã cải thiện được tình hình lợi nhuận nhờ công tác quản lý tốt giá vốn hàng bán. Tuy nhiên, nhân tố giá vốn là nhân tố có tác động mạnh mẽ nhất đến tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp, cụ thể, năm 2012 tác động làm lợi nhuận trước thuế tăng 467,152 (triệu đồng), năm 2013 làm lợi nhuận tăng 23.558,583 (triệu đồng); đồng thời trong 3 năm vừa qua, nhân tố này lại không ngừng biến động mạnh, do đó công ty cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ, phân tích, đánh giá tình hình giá vốn kịp thời để duy trì và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh.

4. Nhân tố Giá bán * Tình hình năm 2012:

- Chiều hướng tác động: nhân tố giá bán tác động cùng chiều đến chỉ tiêu phân tích. Khi giá bán tăng khiến lợi nhuận trước thuế tăng một lượng là 6.337,399 (triệu đồng).

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan: do giá vốn hàng hóa mua vào tăng, do chính sách kinh tế của Chính phủ, thị hiếu của khách hàng, chính sách cạnh tranh…

+ Nguyên nhân chủ quan: do các khoản chi phí như chí phí bán hàng, chi phí quản lý của doanh nghiệp tăng nên cần tăng giá bán để bù đắp.

Bảng : Tình hình giá bán các mặt hàng giai đoạn 2011 -2012

(đơn vị: triệu đồng)

Mặt hàng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền % Số tiền %

Giá gỗ 6,137 6,885 3,715 0,747 112,176 -3,169 53,965

Bàn ghế 5,454 5,845 4,130 0,391 107,169 -1,715 70,654 Đồ chơi ngoài sân 16,500 20,752 16,695 4,252 125,772 -4,058 80,446 Tủ bếp 28,656 31,788 31,723 3,131 110,927 -0,065 99,796

Biểu đồ : Tình hình biến động giá bán giai đoạn 2011 – 2013

* Tình hình năm 2013:

- Chiều hướng tác động: Nhân tố giá bán tác động cùng chiều với lợi nhuận nên khi giá bán sản phẩm giảm mạnh như vậy đã làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2013 của doanh nghiệp giảm một lượng lớn là 22.110,499 (triệu đồng).

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan: do chính sách kinh tế của Nhà nước; giá mua hàng hóa đầu vào đối với 3 mặt hàng chủ lực của công ty là bàn ghế, giá gỗ, và đồ chơi ngoài sân giảm làm cho tình hình giá bán giảm mạnh trong năm 2013, do tình hình cạnh tranh, thị hiếu của khách hàng

+ Nguyên nhân chủ quan: Công ty đã chủ động tìm kiếm được nguồn hàng có chất lượng đảm bảo mà giá vốn lại thấp hơn. Đồng thời, thay vì cung cấp một số mặt hàng xuất khẩu thì doanh nghiệp đã mạnh dạn chào bán, đưa ra thị trường mặt hàng sản xuất trong nước, giúp làm giảm giá vốn hàng bán và các chi phí liện quan. Bên cạnh đó còn do chiến lược kinh doanh của của

công ty trong giai đoạn này là mở rộng qui mô thị trường tiêu thụ nên áp dụng chính sách giảm giá bán.

Giá bán giảm làm lợi nhuận giảm, tuy nhiên đây không phải là hạn chế của công ty. Giá vốn hàng bán của công ty giảm đáng kể giúp hạ giá bán tạo điều kiện cho các trường mầm non tiếp cận với sản phẩm, từ đó nâng cao sản lượng tiêu thụ và tăng thêm lợi nhuận chung cho toàn công ty. Đây là tiến bộ của công ty trong công tác thực hiện chính sách về giá bán hàng hóa, cần phải được phát huy.

5 . Nhân tố Các khoản giảm trừ doanh thu

Trong giai đoạn này, do chính sách bán hàng của ban giám đốc công ty, nên doanh nghiệp không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu nên nhân tố này không tác động đến chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, doanh nghiệp cũng cần sử dụng khoản giảm trừ doanh thu hợp lý như chiết khấu thương mại cho khách hàng, các chương trình khuyến mại nhằm kích thích nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín doanh nghiệp để thu được lợi nhuận cao nhất.

6 . Nhân tố Doanh thu hoạt động tài chính * Tình hình năm 2012:

- Chiều hướng tác động: doanh thu tài chính tác động cùng chiều đến chỉ tiêu phân tích. Doanh thu tài chính của công ty giảm 118,988 (triệu đồng) chỉ bằng 63,903% so với năm 2011 nên đã làm lợi nhuận giảm tương ứng 118,988 (triệu đồng).

- Nguyên nhân biến động:

+ Nguyên nhân khách quan: do chính sách tài chính – tiền tệ của Nhà nước, do thị trường tài chính tác động.

+ Nguyên nhân chủ quan: do tiền lãi từ việc gửi tiền tại ngân hàng trong năm giảm, đồng thời do tình hình tiêu thụ gặp khó khăn so với năm trước các khoản lãi do bán hàng trả chậm, trả góp cũng giảm theo; chiết khấu được hưởng khi mua hàng hóa phục vụ cho công việc kinh doanh cũng ít hơn

Biểu đồ: Tình hình doanh thu hoạt động tài chính giai đoạn 2011 – 2013

(đơn vị: triệu đồng)

* Tình hình năm 2013:

- Chiều hướng tác động: Năm 2013, doanh thu tài chính của công ty tiếp tục giảm thêm 80,132 (triệu đồng), chỉ bằng 61,958% so với năm trước, kéo theo lợi nhuận sau thuế giảm một lượng tương ứng là 80,132 (triệu đồng).

- Nguyên nhân biến động:

+ Nguyên nhân khách quan: do chính sách tài chính – tiền tệ của Nhà nước, do thị trường tài chính tác động.

+ Nguyên nhân chủ quan: Doanh thu tài chính năm 2013 tiếp tục mà nguyên nhân chủ yếu là do trong năm, hoạt động bán hàng của công ty có sự khởi sắc, tiền vốn của doanh nghiệp liên tục quay vòng, thời gian nằm trong tài khoản ngân hàng ít hơn nên tiền lãi tiền gửi ngân hàng cũng nhỏ hơn.

Do nhân tố doanh thu tài chính, là nhân tố mang tính bất thường, không xuất phát từ hoạt động tiêu thụ hàng hóa nên việc đánh giá công tác quản lý

doanh thu tài chính không được đánh giá là hạn chế hay thành tích của công ty trong công tác phân tích lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, để nâng cao lợi nhuận thì việc quản lý doanh thu tài chính cũng là một điều cần quan tâm để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thiết bị giáo dục và nội thất tín nghĩa (Trang 49 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w