luật OR
4.2.1. Giới thiệu
Phần này đề xuất một kỹ thuật cảm nhận phổ mới trong vô tuyến nhận thức. Trong những nghiên cứu gần đây, các tín hiệu thu được tại hệ thống đa ăng ten được kết hợp với nhau và được xử lý bởi một hệ thống máy thu đơn. Trong nghiên cứu này, xem xét hoạt động của hệ thống sử dụng đa ăng ten, xử lý tín hiệu thu độc lập tại mỗi ăng ten.
Luật OR đã được đề xuất trong cảm nhận phổ kết hợp và kỹ thuật xử lý song song được dùng để xác định sự có mặt của tín hiệu người dùng sơ cấp. Ngoài ra, cũng đề xuất mô hình cảm nhận phổ mới chỉ sử dụng hai ăng ten dựa trên kỹ thuật xử lý song song và luật OR.
Việc cấp phát phổ tần số theo cách truyền thống ngày càng trở nên không phù hợp do sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ vô tuyến. Vô tuyến nhận thức (CR) [34, 82] là một công nghệ nổi bật với nhiều tính năng tiên tiến. Một trong những ưu thế của CR là khả năng cảm nhận phổ để sử dụng hiệu quả tài nguyên phổ tần số vô tuyến. Người dùng thứ cấp không được cấp phép sẽ cố gắng tìm ra những khoảng phổ còn trống dựa vào kỹ thuật cảm nhận phổ. Nhiệm vụ chính của cảm nhận phổ là xác định chính xác sự có mặt của người dùng sơ cấp. Có một số nghiên cứu về các kỹ thuật cảm nhận phổ với các trường hợp khác nhau.
Trong [78], đã nghiên cứu hoạt động của ăng ten đơn và đa ăng ten. Trong phần này, chất lượng của hai kỹ thuật được so sánh về mặt kết hợp phân tập, xử lý tỷ lệ tối đa (MRP) và xử lý lựa chọn. Yêu cầu thông tin trạng thái kênh truyền (CSI) là điểm hạn chế của các kỹ thuật kết hợp phân
tập như MRP hay kỹ thuật kết hợp độ lợi cân bằng (EGC). Trong [24], hệ thống không sử dụng CSI đã được xem xét. Chất lượng của hệ thống trong [24] không cao như hệ thống sử dụng kỹthuật EGC. Nghiên cứu trong [81] đã đánh giá chất lượng của hệ thống sử dụng các tham số ước lượng để tính toán giá trị ngưỡng. Một mô hình dùng để phân tích hiệu suất thốngkê của bộ tách sóng năng lượng được đề xuất. Trong phương pháp truyền thống sử dụng đa ăng ten, tín hiệu nhận được tại mỗi ăng ten được kết hợp với nhau bằng các kỹ thuật khác nhau. Trong [79], ý tưởng về kỹ thuật cảm nhận song song dùng với đa ăng ten được đề xuất. Bằng cách thay đổi số lượng ăng ten và kích thước FFT, phần này đã nghiên cứu hiệu quả của thời gian cảm nhận.
Trong cảm nhận phổ kết hợp, có thể phối hợp nhiều phần tử vô tuyến nhận thức để thực hiện cảm nhận phổ và sau đó trao đổi thông tin với nhau. Dựa trên ý tưởng này, trong nghiên cứu ở đây sẽ đề xuất ý tưởng sử dụng kỹ thuật cảm nhận phổ song song, trong đó mỗi ăng ten được coi như một phần tử vô tuyến nhận thức. Sử dụng luật OR để xác định sự có mặt của tín hiệu sơ cấp. Đã sử dụng luật OR trong cảm nhận phổ kết hợp và sau đó lại áp dụng vào đa ăng tentrong vô tuyến nhận thức để nâng cao hiệu suất của hệ thống. Với ý tưởng xử lý song song và luật OR, đề xuất một mô hình cảm nhận phổ mới, chỉ sử dụng hai ăng ten và một bộ tạo biến ngẫu nhiên. Luận án tiến hành mô phỏng để đánh giá chất lượng của mô hình đề xuất với kỹ thuật SC và thể hiện khả năng cảm nhận phổ của hệ thống đề xuất chỉ sử dụng hai ăng ten. Ngoài ra, hệ thống đề xuất sử dụng hai ăng ten không yêu cầu thông tin CSI trong khi thực hiện việc cảm nhận phổ.