4.1.1. Giới thiệu
Mạng vô tuyến nhận thức [23, 76, 77] là mạng dử dụngcông nghệ có khả năng giải quyết vấn đề khan hiếm phổ tần số. Một trong những chức năng cơ bản của vô tuyến nhận thức là khả năng cảm nhận phổ để tận dụng tài nguyên phổ tần số. Người dùng thứ cấp không có giấy phép sử dụng phổ tần có thể sử dụng dải phổ đã được cấp cho người dùng sơ cấp trong trường hợp người dùng đó không sử dụng. Với điều kiện người dùng thứ cấp không được gây nhiễu đến người dùng sơ cấp. Để giải quyết vấn đề này, một số phương pháp đã được để xuất. Trong [78], hiệu suất của quá trình cảm nhận phổ được xem xét với đơn ăng ten và đa ăng ten. Hai phương pháp, MRC và EGC được sử dụng để xử lý tín hiệu tại các ăng ten thu dùng đa ăng ten.
Vấn đề chính của cảm nhận phổ là xác định sự xuất hiện của người dùng sơ cấp một cách chính xác dựa vào tỷ số SNR thấp trên kênh truyền có pha đinh đa đường. Sử dụng nhiều bộ thu [24, 78, 79] một kỹ thuật hiệu quả để xử lý vấn đề kênh truyền có pha đinh đa đường. Vấn đề cần quan tâm ở đây là bộ thu phân cực yêu cầu thông tin CSI để kết hợp và chọn tín hiệu thu. Điều này không thực tế vì không phải lúc nào cũng biết trước được thông tin trạng thái kênh truyền. Gần đây, nghiên cứu trong [24] đã đề xuất một phương pháp cảm nhận phổ sử dụng trọng số lượng tử và không phụ thuộc vào thông tin về CSI. Tuy nhiên, hệ thống sử dụng trọng số lượng tử yêu cầu tính toán phức tạp và không mang lại kết quả mong muốn như các hệ thống trước đây sử dụng mô hình kết hợp phân cực. Chương này chúng tôisẽ phát triển một kỹ thuật đơn giản để xử lý tín hiệu thu với đa ăng tenmà không sử dụng thông tin CSI. Trong mô phỏng, chất lượng của hệ thống đề xuất được so sánh với hệ thống sử dụng trọng số lượng tử và hệ thống sử dụng mô hình EGC. Trong hầu hết các nghiên cứu
trước, dao động nhiễu được giả thiết là có thể xác định được bởi người dùng thứ cấp. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, thay vì biết được phương sai của nhiễu, ta sẽ ước lượng phương sai của tín hiệu và nhiễu rồi sử dụng nó để đánh giá chất lượng của hệ thống.