Phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Long thọ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp ngành công nghiệp xây dựng tỉnh TT huế sau cổ phần hoá (Trang 51 - 54)

2 Thu nhập bình quân 1 ngườ

2.2.1.Phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Long thọ

Long thọ

2.2.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn

Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty từ 2004 đến năm 2007 cho thấy tổng giá trị tài sản của công ty năm 2007 đã tăng 42,3 % so với năm 2004, trong đó tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 40,8%, tài sản lưu động và dầu tư ngắn hạn tăng 51,14%. Nguyên nhân chính có thể thấy là do vốn bằng tiền tăng 31,38%, tài sản

cố định vô hình tăng 64,65%. Điều này chứng tỏ Công ty đã có sự đầu tư phát triển đáng kể cho vấn đề mở rộng sản xuất kinh doanh. Việc tăng thêm các khoản mục có tính thanh khoản cao như tiền mặt sẽ giúp cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp cải thiện hơn. Việc tăng đầu tư ngắn hạn chứng tỏ doanh nghiệp chú trọng mở rộng hoạt động đầu tư tạo ra lợi tức ngắn hạn cho doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thì giá trị TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn, trong đó bao gồm máy móc thiết bị (dây chuyền sản xuất) và phương tiện vận tải, truyền dẫn. Việc đầu tư tăng thêm TSCĐ có ý nghĩa quan trọng đối với quy mô sản xuất của công ty. Đáng chú ý, sau cổ phần hoá, giá trị tài sản cố định vô hình đã được đánh giá và tăng trưởng khá hàng năm ( năm 2007 tăng 64,65% so với năm 2004). Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng lên đáng kể, năm 2007 tăng 79,83 % so với năm 2004. Kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy tỷ trọng tài sản lưu động và ĐTNH trong tổng tài sản tăng đều qua các năm. Giá trị TSLĐ và ĐTNH năm 2007 đã chiếm 89,77% ( so với mức 84,53% cuả năm 2004). Tuy nhiên tỷ trọng TSCĐ và đầu tư dài hạn có xu hướng giảm xuống (15,3% của năm 2007 so với 15,47% của năm 2004). Cơ cấu nguồn vốn cải thiện rõ rệt phản ánh ở tỷ lệ nợ phải trả giảm từ 73,34% trong tổng nguồn vốn năm 2004 xuống còn 66,32% vào năm 2007, ngược lại nguồn vốn chủ sở hữu tăng từ 26,7% năm 2004 lên đến 33,7% năm 2007. Đi sâu phân tích nguyên nhân tăng vốn chủ sở hữu có thể thấy năm 2007, công ty tăng quỹ đầu tư phát triển đến 335%, quỹ dự phòng tài chính tăng 190% so với 2006. Đây là chuyển biến tích cực về chất sau cổ phần hoá mà công ty đã đạt được, thể hiện khả năng tài chính ngày càng mạnh và xu hướng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh vững chắc. Xét về cơ cấu nợ phải trả trong tổng nguồn vốn: có xu hướng tăng lên hàng năm, việc tăng tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn chủ yếu do tăng nợ ngắn hạn năm 2007 tăng 138,33% so 2004 tương đương 27.606 triệu đồng) và giảm nợ dài hạn ( năm 2007 giảm 93,28% tương đương 16.731 triệu đồng so với năm 2004) điều này cho thấy doanh nghiệp có xu hướng chiếm dụng vốn khách hàng và tăng dần vay ngắn hạn, giảm mạnh vay dài hạn. Điều này có thể tốt cho hoạt động SXKD ngắn hạn nhưng tính chủ động trong sản xuất kinh doanh về dài hạn không được tốt. Sự thay đổi cơ

cấu từ nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn rõ rệt giai đoạn 2006-2007. Nợ ngắn hạn 2006 về khoản mục phải trả người bán tăng 271,35% (tương đương 858,1 triệu đồng), nợ dài hạn của năm 2007 chỉ bằng 1,61% so với năm 2006.

2.2.1.2. Phân tích quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn trước và sau cổ phần hoá

Bảng 2.12. Quan hệ giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn và tài sản cố định với nợ dài hạn TT CHỈ TIÊU ĐVT TRƯỚC CPH (2004) SAU CPH (2007) SO SÁNH SAU CPH/TRƯỚC CPH +/- % 1 Tài sản lưu động và ĐTNH Trđ 51257 66012 14755 128.8 2 Nợ ngắn hạn Trđ 43786 47562 3776 108.6 3 Chênh lệch Trđ 7471 18450 10979 247.0 4 Tài sản cố định và ĐTDH Trđ 9718 11253 1535 115.8 5 Nợ dài hạn Trđ 2084 1206 -878 57.9 6 Chênh lệch Trđ 7634 10047 2413 131.6

( Nguồn số liệu: Báo cáo Tài chính của Công ty C.P Long Thọ)

Qua bảng trên có thể thấy trước và sau cổ phần hoá, cơ cấu nguồn vốn của công ty đảm bảo tốt, cân đối giữa tài sản và nguồn vốn tức là tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn lớn hơn nợ dài hạn, phần chênh lệch còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Khỏan chênh lệch giữa TSLĐ và ĐTNH với nợ ngắn hạn năm 2007 tăng gần 11.000 triệu đồng so với năm 2004, nhưng nợ dài hạn có xu hướng giảm mạnh (sau cổ phần hóa, nợ dài hạn chỉ bằng 58% so với trước cổ phần hóa), điều đó chứng tỏ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã được bổ sung và tăng trưởng rất mạnh, đồng thời cơ cấu nợ dài hạn giảm đi chứng tỏ doanh nghiệp chủ động tiết kiệm chi phí từ lãi vay dài hạn.

- Tỷ suất nợ: để thấy rõ mức độ sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, từ đó xác định mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp có thể căn cứ vào bảng phân tích tỷ suất nợ qua các năm của doanh nghiệp.

Bảng 2.13. Tình hình biến động tỷ suất nợ trước và sau cổ phần hoá (Đơn vị tính:triệu đồng) TT CHỈ TIÊU ĐVT

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp ngành công nghiệp xây dựng tỉnh TT huế sau cổ phần hoá (Trang 51 - 54)