Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nâng cao đời sống người lao động
Thu nhập bình quân một lao động =
Tổng quỹ lương thực hiện trong kỳ
(1.21) Tổng số lao động BQ trong kỳ
1.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Phản ánh năng lực tự chủ tài chính của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu: tỷ suất nợ, khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số nợ =
Tổng các khoản phải trả
(1.22) Tổng tài sản
Hệ số nợ phản ánh mức độ chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với khách hàng và và người cho vay, đồng thời phản ánh năng lực tự chủ về vốn. hệ số nợ càng cao thì tính tự chủ trong kinh doanh càng thấp.[4, 350]
Hệ số tự tài trợ =
Nguồn vốn chủ sở hữu
(1.23) Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh sự đóng góp của chủ sở hữu đối với tài sản đang sử dụng. Thể hiện khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp [4, 333]
Hệ số khả năng thanh toán =
Tổng tài sản
(1.24) Tổng các khoản phải trả
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp[4, 350]. Thông thường chỉ số này được xem là an toàn khi nó lớn hơn hoặc bằng 1.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh= Tổng nợ ngắn hạn (1.25)
Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn.
1.4.5. Các chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế xã hội
Dưới góc độ nền kinh tế quốc dân, hoạt động SXKD của doanh nghiệp đều có tác động đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH của cả nền kinh tế do đó phải xét đến các lợi ích chính trị, xã hội mà doanh nghiệp mang lại. Hiệu quả KTXH của một doanh nghiệp được coi là mức chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so vưói chi phí mà nền kinh tế xã hội phải bỏ ra cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đóng góp của doanh nghiệp đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội và của nền kinh tế.