Hoàn thiện hệ thống thông tin về tình hình mặt hàng gạo trên thị trờng thế

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá tình hình xuất khẩu gạo của việt nam trong giai đoạn 1989 2003 (Trang 61 - 65)

III. Phơng hớng và một số biện pháp chủ yếu đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của nớc ta giao

7. Hoàn thiện hệ thống thông tin về tình hình mặt hàng gạo trên thị trờng thế

giới

Đâu cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của các Doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu . Việc nắm bắt kịp thời các thông tin về nhu cầu, giá cả thị trờng giúp cho Doanh nghiệp có các biện pháp, kế hoạch thu mua, găm hàng hay tung hàng ra thị trờng một cách hợp lý, đợc giá .

Nhìn chung có rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau ở hàng loạt các nớc đề cập đến giá gạo . Tài liêu về giá gạo gồm nhiều nguồn và loại khác nhau nh

Tài liệu trong nớc và nớc ngoài

Tài liệu của các cơ quan Nhà nớc và các tổ chức phi chính phủ Tài liệu gốc (của những nớc sản xuất, xuất khẩu chủ yếu) Tài liệu thốn kê

Tài liệu chuyên ngành

Tài liệu về gạo tuy rất phong phú, đa dạng nhng cần trớc hết quan tâm nguồn tài liệu gốc, tài liệu thống kê và chuyên ngành để đáp ứng đợc bốn yêu cầu thiết thực:

+ Hệ thống + Đầy đủ + Kịp thời + Chính xác

Với điều kiện của Việt nam trong việc tiếp cận thông tin, giá cả của thị trờng thế giới, có thể đơn cử những tài liệu cơ bản sau :

+ Thống kê hàng tháng về lơng thực và nông nghiệp của FAO . Tài liệu thống kê chuyên môn này cung cấp thông tin khá đầy đủ về gạo và giá cả trong đó có giá gạo quốc tế bình quân hàng năm .

+ Tài liệu của RICE committee, Board of Thailand, OMIC Bangkok (uỷ bao gạo, vụ thơng mại Thái Lan, công ty giám định hàng hoá nớc ngoài, chi nhánh Băng Cốc) . Thông tin về giá gạo của Thái Lan . Đây là nguồn tài liệu quan trong, cho biết kịp thời tình hình biết động của giá gạo quốc tế, phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh và công tác nghiên cứu . Nội dung thông tin khá đầy đủ, chính xác, gồm giá theo ngày, giá theo tuần, giá bình quân hàng tháng để xác định giá bình quân hàng năm . Theo từng thời gian đó, đều có giá chỉ đạo của BOT (Board of Trade ) và giá thị trờng hiện hành (Market of Prices )

+ FAO - Facsimile Transmission: ngoài nội dung thông tin cô đọng hệ thống thị trờng gạo thế giới, tài liệu này còn đề cập đến diễn biến của giá gạo .

Tất cả những thông tin trên có vai trò hết sức quan trọng, quyết định tới hiệu quả sản xuất gạo của Việt nam . Do đó, các thông tin này cần đợc tổ chức theo dõi, cập nhập thờng xuyên và ngày càng nâng cao chất lợng thông tin . Ngoài ra cần có sự hợp tác chặt chễ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan . Tổng công ty kinh doanh l- ơng thực, Tổng cục hải quan . . . từ đó xác lập một hệ thống thông tin chính xác, nhằm cũng cấp kịp thời cho các Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu gạo .

B). Bin pháp vi mô

1.Hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu lúa gạo

Các Doanh nghiệp này cần phải tổ chức tốt mạng lới thu mua nông sản, chuẩn bị chu đáo cho xuất khẩu; khác với những sản phẩm nông nghiệp, việc sản xuất lúa gạo diễn ra trên diện tích rộng, công tác thu mua lại diễn ra trong thời gian ngắn, khối lợng lớn . Vì vậy, đòi hỏi các Doanh nghiệp phải có một mạng lới thu mua lúa gạo rộng khắp . Mặc dù hiện nay nguồn cung cấp là tơng đối dồi dào nhng để tránh những biến động về nguồn hàng do diện tích gieo trồng bị thu hẹp, có nhiều Doanh nghiệp đợc phép kinh doanh xuất khẩu, hạn ngạch xuất khẩu gia tăng, các Doanh nghiệp cũng cần kết hợp với ngời sản xuất . Trong trờng hợp dự báo khả năng xuất khẩu có nhiều thuận lợi, giá lúa gaọ trên thị trờng quốc tế sẽ tăng cao vì ngoài việc kết hợp thu mua lúa gạo của nông dân, các Doanh nghiệp cũng nên cố gắng cấp vốn cho ngời sản xuất để họ mở rộng diện tích gieo trồng, đầu t chiều sâu để nâng cao năng suất, chất lợng sản phẩm

Trong khâu thu mua Doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện giám định chất lợng sản phẩm nghiêm túc . Vì đây là yếu tố quyết định đến chất lợng gạo xuất khẩu của Doanh nghiệp .

Kết thúc khâu thu mua, Doanh nghiệp đặc biệt chú trọng đến bảo quản hàng hoá . Nhiều Doanh nghiệp mặc dù sản phẩm đầu vào đạt phẩm cấp tốt, nhn do bảo quản không tốt nên chất lợng sản phẩm xuống cấp, không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu . 2.Đẩy mạnh tiếp thị xuất khẩu và mở rộng thị trờng xuất khẩu

Để đạt đợc mục tiêu kim ngạch xuất khẩu, tăng thị phần của Việt nam trên thị tr- ờng thế giới, các doanh nghiệp nên thực hiện chiến lợc đa dạng hoá thị trờng xuất khẩu với những biện pháp sau :

+ Giữ vững thị trờng quên thuộc và truyền thống nh thị trờng Malaixia, Đài Loan, Pháp, Xingapore, Thuỷ Điển, Châu Phi . Để thực hiện đợc mục tiêu này các Doanh nghiệp phải tạo và giữ vững đợc uy tín của mình thông qua việc nghiên chỉnh thực hiện các hợp đồng đã ký .

+ Chú trọng công tác nghiên cứu thị trờng và khuyếch trơng, quảng cáo sản phẩm và thay thế nhằm mở rộng thị trờng xuất khẩu, vơn lới những thị trờng chính đầy triển vọng . Đối với các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt nam đây chính là điểm yếu căn bản . Sự yếu kém này gây ra tình trạng phần lớn hoạt động xuất khẩu diễn ra một cách thụ động và thông qua trung gian, làm ảnh hởng đến lợi ích của đất nớc cũng nh của Doanh nghiệp , hạn chế tính linh hoạt trong ứng phó với các biến động của thị trờng . Để khắc phục đợc tình trạng này đòi hỏi các Doanh nghiệp phải có chiến lợc đúng đắn trong tiếp thị trờng xuất khẩu . Bên cạnh đó họ cũng nên tham gia các hoạt động hiệp hội ngành hàng để cập nhật thông tin về mới về tình hình giá

cả, cung cầu trên thị trờng cạnh tranh .

+ Tăng cờng các dịch vụ hỗ trợ thị trờng nh thông tin, huấn luyện và nâng cao năng lực quản lý, thành lập các tổ chức thông tin thị trờng, có hệ thống khai thác từ cơ sở, có phơng tiện và cán bộ xử lý thông tin nhanh nhậy kịp thời, thiết lập các chơng trình nghiên cứu về thị trờng có hệ thống đầu t cán bộ và kinh phí thoả đáng cho nghiên cứu, chuyển giao, khuyến cáo .

3.Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên .

+ Thờng xuyên gửi cán bộ các nhà Doanh nghiệp trẻ có năng lực đi học tập, nghiên cứu ở các lớp đào tạo cán bộ kinh doanh trong và ngoài nớc .

+ Đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ mới vào nghề, giúp họ nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất nhập khẩu . Định kỳ gửi cán bộ đi đào tạo lại .

+ Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên để có đủ năng lực kiểm tra, giám định hàng hoá, đảm bảo chất lợng hàng hoá theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế .

+ Cử cán bộ kinh doanh ra nớc ngoài để nắm bắt đợc nhu cầu thị trờng, vừa học hỏi kinh nghiệm vừa làm ăn, gây dựng các mối quan hệ bạn hàng .

Việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhân viên đòi hỏi các Doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí không nhỏ, song hiệu quả mà nó đem lại rất lớn và nó quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh của Doanh nghiệp .

Bên cạnh nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ cần trao dồi đạo đức của bản thân . Đạo đức trong kinh doanh quan trọng không kém nghiệp vụ . Lợi ích của đất nớc cũng nh Doanh nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào tinh thần trách nhiệm của bản thân mỗi cán bộ trong Doanh nghiệp .

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá tình hình xuất khẩu gạo của việt nam trong giai đoạn 1989 2003 (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)