Một số kết quả nghiên cứu vắc-xi nở cá

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MIỄN DỊCH học ĐỘNG vật THUỶ sản (Trang 81)

IV. Nghiên cứu và ứng dụng của vắc-xin trong phòng bệnh thuỷ sản

8. Một số kết quả nghiên cứu vắc-xi nở cá

Việc sử dụng vắc-xin phòng bệnh nhiễm khuẩn trên cá hồi ở Nauy được chứng minh là có hiệu lực từ năm 1993. Vắc-xin có khả năng bảo hộ đàn cá nuôi với tỉ lệ sống trên 90% và làm giảm chi phí sản xuất còn 10% so với khi sử dụng thuốc kháng sinh để phòng bệnh. Tuy nhiên, việc phát triển vắc-xin vừa có hiệu lực vừa có giá thành hạ thường không dễ dàng. Hiện tại trên thị trường chỉ có một vài loại vắc-xin dùng để tiêm chủng ngừa một vài bệnh nhiễm khuẩn ở thủy sản. Thường gặp là vắc-xin đều chế bằng cách làm chết hoặc làm yếu vi khuẩn có độc lực. Hiện tại người ta đang khám phá khả năng làm tinh khiết các kháng thể từ các mầm bệnh hoặc tạo kháng thể qua các thao tác gen (còn gọi là vắc-xin tái tổ hợp) và vắc- xin ADN. Vắc-xin ADN có rất nhiều ưu điểm như chuẩn bị rất đơn giản và có thểđược sản xuất ở số lượng lớn. Hơn nữa, vắc-xin ADN rất bền và có thể tồn tại ở những điều kiện nhiệt độ bất lợi tạo điều kiện dễ dàng trong vận chuyển, lưu giữ và phân phối. Vắc-xin ADN còn có ưu điểm về khía cạnh miễn nhiễm do hệ miễn dịch nhận biết kháng nguyên ADN tương tự như nhân biết vi-rút và vi khuẩn nội bào nên rất có hiệu lực trong việc bảo hộ cá với các trường hợp nhiễm vi-rút và vi khuẩn. Một số loại vắc-xin ADN phòng bệnh vi-rút (hematopoietic necrosis virus, viral hemorrhagic septicemia) và vi khuẩn (bacterial kidney disease) đã được thử nghiệm ở cá hồi. Tuy nhiên, việc ứng dụng vắc-xin ADN vào sản xuất vẩn còn đòi hỏi sự kiểm định về tính an toàn và khả năng bảo hộ của vắc-xin ADN.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MIỄN DỊCH học ĐỘNG vật THUỶ sản (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)