VII. Hệ thống bổ thể
1. Đường không đặc hiệ u
a. Các yếu tố gây hoạt hóa
Các vi sinh vật và nhiều chất khác khi chưa gây mẫn cảm cơ thể nhưng lại có thể hoạt hóa theo con đường này như trực khuẩn gram dương hay gram âm, vi-rút, nấm (Candida
albicans), ký sinh trùng (Trypanosoma, Schistosoma) và một số chất khác như polysaccharid hay nội độc tố của vi khuẩn, zymosan, inulin, huyết cầu tố, bụi,… Ngoài ra, những protein gắn với mannose, protein phản ứng C cũng làm vi khuẩn liên kết được với bổ thể theo con đường không đặc hiệu. Một màng tế bào càng có khả năng hoạt hóa khi nó càng chứa ít axit sialic. Ngoài ra, con đường đặc hiệu có thể được hoạt hóa bởi các phức hợp vón tụ của IgG hay IgA (hình 2.24).
b. Các yếu tố cấu thành đường không đặc hiệu
C3: trong huyết tương một phần C3 nguyên sơ thường xuyên bị dung giải bởi các protease lưu hành, tạo ra những lượng nhỏ C3b dưới dạng liên kết nước. C3b sẽ cốđịnh lên thành của các vi sinh vật hay tế bào hư hại khi bị nhiễm, đồng thời sẽ tác động lên yếu tố B với sự có mặt của Mg2+.
Hình A.24. Đường hoạt hoá bổ thể không đặc hiệu
Yếu tố B: là một protein tham gia vào con đường khuếch đại. Dưới tác dụng của C3b thì yếu tố B sẽ tách ra thành Ba và Bb. Khi có mặt của Mg2+ thì sẽ tạo phức hợp C3b-Bb có hoạt tính như protease làm tách thêm phân tử C3 thành C3b. Phản ứng vẫn tiếp diễn và có tính khuếch đại làm sản sinh ra nhiều C3b-Bb.
Yếu tố D: hoạt động ngay trước khi có hoạt hóa, tách yếu tố B thành Bb giúp cho sự hoạt hóa hình thành phức hợp C3b-Bb.
Khi trên bề mặt hoạt hóa chứa ít axit sialic thì sẽ dễ cốđịnh yếu tố B, làm cho phản ứng phát triển mạnh hơn. Khi có nhiều axit sialic thì do yếu tố H sẽ làm bong C3b ra khỏi màng tế bào và nhờđó mà bảo vệ tế bào khỏi sự ly giải.
Như vậy, tất cả hình thành một vòng khuếch đại cho phép hoạt hóa đổi C3 thành C3b đủ để có thể phủ bọc toàn bộ vỏ vi khuẩn, đồng thời có tác dụng như một enzym chuyển C5.
c. Các yếu tố điều hòa
Yếu tố P (properdin) giúp ổn định phức hợp C3-Bb.
Yếu tố H làm rã các phức hợp C3-Bb.
Yếu tố I là chất bất hoạt C3b thành C3bi rồi thành C3bdg.
CR1 có trên nhiều loại tế bào có thể cố định C3b và làm giảm nồng độ C3b trong huyết tương.
DAF (decay accelerating factor) là một chất thuộc màng và làm bất hoạt C3b-Bb cũng như C4b ởđường đặc hiệu.
MCP (membrane cofactor protein) cũng là một protein màng và có tác dụng như DAF. Như vậy, một vi sinh vật hay một số chất có khả năng hoạt hóa bổ thể theo con đường không đặc hiệu, nghĩa là không cần kháng thể và bắt đầu từ C3 để đi đến C5 và đi vào con đường hiệu ứng chung.