III. Đáp ứng miễn dịc hở cá xươ ng
1. Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu
a. Các hàng rào bề mặt
Dịch nhờn: là một yếu tố đặc thù và bao phủ toàn cơ thể của cá. Dịch nhờn không những giúp cá giảm được ma sát trong quá trình vận chuyển mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ cơ thể chống lại sự xậm nhậm của vi sinh vật hay các vật lạ từ môi trường vào cơ thể cá. Ví dụ, hiện tượng tuột nhớt trên cá bống tượng sẽ làm cho cá dễ nhiễm bệnh hơn.
Da: da cá tương đối khác với các động vật trên cạn là không hoá sừng, nhưng khả năng phục hồi của da rất nhanh do sự hình thành lớp tế bào Malpighi huy động từ vùng lân cận. Phản ứng phì đại các tế bào Malpighi và lớp biểu bì cũng rất nhanh, giúp cho da trở thành một hàng rào vật lý tương đối vững chắc để bảo vệ cơ thể. Ngoài ra, ở một loài cá có vẩy thì chính hệ thống này sẽ bảo vệ da và cơ thể cá được vững chắc hơn.
Mang: là cơ quan đặc biệt và khác hẳn với các động vật trên cạn. Mang là nơi thực hiện quá trình hô hấp cơ bản của cá, cũng là nơi tiếp xúc thường xuyên với các sinh vật của bên ngoài môi trường. Cho nên, mang là con đường xâm nhiễm quan trọng của mầm bệnh. Tuy nhiên, ở mang thì có sự tập trung của đại thực bào rất cao. Nó cũng được bao phủ bởi dịch nhờn và sự xuất hiện của các tế bào Malpighi giúp cho mang có khả năng thực hiệc được chức năng chống lại các sinh vật từ bên ngoài môi trường
b. Yếu tố miễn dịch không đặc hiệu
Hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của cá cũng bao gồm các nhân tố ức chế sinh trưởng như transferin, interferon, lysin trong bổ thể, protein phản ứng C và lectin. Hàng rào tế bào nhưđại thực bào, bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan và ái kiềm cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong đáp ứng miễn dịch đặc hiệu ở cá. Tuy nhiên, sự hiểu biết về chức năng và cơ chế hoạt hoá các tế bào này ở cá còn hạn chế so với ở người và động vật bậc cao.