Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện chí linh, tỉnh hải dương (Trang 40 - 95)

4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi tr−ờng Chí Linh

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

1. Vị trí địa lý

Chí Linh là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hải D−ơng, cách Thành phố Hải D−ơng gần 40 km. Địa giới hành chính của huyện bao gồm:

- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; - Phía Tây giáp tỉnh Bắc Ninh;

- Phía Đông giáp huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh; - Phía Nam giáp các huyện: Nam Sách, Kinh Môn.

Chí Linh nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Là huyện nằm ở nút giao thông quan trọng của tỉnh, thuộc địa bàn trọng điểm kinh tế phía Bắc. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính (17 x0 và 3 thị trấn), trong đó Sao Đỏ là thị trấn huyện lỵ. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 28.189,78 ha, dân số tại thời điểm điều tra cuối năm 2006 có 150444 ng−ời. Mật độ dân số bình quân 528 ng−ời /km2, là huyệncó mật độ bình quân thấp nhất tỉnh (mật độ trung bình toàn tỉnh là 1035 ng−ời /km2). Chí Linh có vị trí địa lý thuận lợi về kinh tế, có nhiều đ−ờng giao thông quan trọng chạy qua. Quốc lộ 18 chạy qua địa bàn huyện 20 km; quốc lộ 183 nối Chí Linh với thành phố Hải D−ơng và quốc lộ 5 tới thành phố cảng Hải Phòng. Đ−ờng 37 là đ−ờng vành đai chiến l−ợc quốc gia từ trung tâm huyện đi tỉnh Bắc Giang. Về đ−ờng thuỷ, huyện có 40 km đ−ờng sông với 3 con sông bao bọc là sông Kinh Thầy, sông Th−ơng và sông Đồng Mai, đó là những tuyến giao thông thuỷ

Vị trí địa lý có nhiều thuận lợi cho huyện trong giao l−u kinh tế, tiếp cận nhanh với thị tr−ờng trong vùng và cả n−ớc; về vị trí quốc phòng Chí Linh là ranh giới giữa vùng núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc bộ nên có một tầm quan trọng đặc biệt trong chiến l−ợc phòng thủ quốc gia.

2. Địa hình, địa mạo

Địa hình Chí Linh có độ dốc nghiêng dần từ Bắc - Tây bắc xuống Đông nam. Địa hình đa dạng, có cả phần núi cao, đồi thấp và đồng bằng, đ−ợc chia thành 3 tiểu vùng chính:

- Vùng núi cao thuộc cánh cung Đông Triều xen b0i bằng ở các x0 phía bắc của huyện gồm: Hoàng Hoa Thám, Bắc An, Hoàng Tân, Hoàng Tiến, Lê Lợi, H−ng Đạo và một phần x0 Cộng Hoà. Vùng này có d0y núi cao nhất là Dây Diều cao 618 m, Đèo Trê cao 533 m, còn lại đại bộ phận là ở độ cao từ 200 - 300 m so với mực n−ớc biển. Cấu tạo địa chất chủ yếu là đá trầm tích.

- Vùng giữa huyện bám theo quốc lộ 18 là khu đồi l−ợn sóng, có độ cao khoảng 50 - 60 m, độ dốc khoảng 10 - 150, có nhiều đồi thấp thuận tiện cho việc phát triển kinh tế nông lâm nghiệp với mô hình v−ờn đồi.

- Vùng đồng bằng phù sa ở phía nam quốc lộ 18 là các x0 Cổ Thành, Nhân Huệ, Văn An, Chí Minh, Đồng Lạc, Tân Dân... Vùng này có địa hình t−ơng đối bằng phẳng, càng về phía nam địa hình càng thấp trũng. Đất phù sa chủ yếu do sự bồi đắp của sông Kinh Thầy độ cao từ 6-8 m so với mức n−ớc biển, một số khu vực có thể là quỹ đất để phát triển đô thị.

3. Khí hậu

Huyện Chí Linh cũng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt , mùa khô lạnh từ tháng 10 đến thàn 4 năm sau, mùa m−a từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Ngoài ra còn pha chút khí hậu miền đồi núi.

vào các tháng 6 và tháng 7 khoảng 360C đến 380C; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 và tháng 2 khoảng 100C đến 120C.

- L−ợng m−a trung bình hàng năm là 1.463 mm, độ ẩm không khí trung bình là 81,6%.

Nhìn chung khí hậu của huyện Chí Linh t−ơng đối thuận lợi cho việc phát triển và xây dựng các điểm dân c−, tuy nhiên cần phải đề phòng thoái hoá đất do rửa trôi, xói mòn.

4. Thuỷ văn

Chí Linh chịu ảnh h−ởng chế độ thuỷ triều của sông Phả Lại và sông Th−ơng. L−u l−ợng n−ớc trung bình là 286 m3/s, thấp nhất là 181 m3/s. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 33 hồ đập tự nhiên với dung l−ợng tự thuỷ khoảng 400 ha. Đặc biệt huyện có nguồn n−ớc ngầm sạch, trữ l−ợng lớn, đủ khả năng khai thác phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

4.1.2. Các nguồn tài nguyên

1. Tài nguyên đất

Chí Linh là huyện miền núi của tỉnh Hải D−ơng với tổng diện tích tự nhiên là 28.189, 78 ha đ−ợc phân ra thành các loại đất sau:

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 28.189,78 ha bao gồm: + Đất nông nghiệp: 21209,23 ha;

+ Đất phi nông nghiệp: 6790,77 ha; + Đất ch−a sử dụng:189,78 ha.

Phần diện tích đất của huyện bao gồm cả đất đồi núi và đồng bằng phù sa. phần lớn là đất đồi núi đ−ợc hình thành trong quá trình phong hoá đá mẹ, đất dốc tụ hoặc xen kẽ giữa phù sa với quá trình dốc tụ. Có thể phân ra 2 nhóm đất chính là:

+ Nhóm đất đồi núi đ−ợc hình thành tại chỗ, phát triển trên các đá sa thạch. + Nhóm đất thuỷ thành do phù sa sông Kinh Thày và sông Thái Bình bồi tụ.

2. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 7536,21 ha chiếm 26,7% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Tr−ớc những năm 1990 rừng bị chặt phá nhiều, tỷ lệ đất đồi trọc chiếm tới 78,7% diện tích đất lâm nghiệp, rừng tự nhiên chỉ còn khoảng 20% tập trung ở các x0 Hoàng Hoa Thám, Bắc An, trữ l−ợng gỗ tự nhiên không lớn, chủ yếu là các cây gỗ thuộc nhóm 5, 6, 7, 8. Thảm thực vật th−a thớt, động vật rừng hầu nh− không còn, sản l−ợng gỗ tự nhiên chủ yếu dùng làm củi đun. Từ năm 1991 trở lại đây rừng đ−ợc trồng mới thông qua các ch−ơng trình quốc gia: Ch−ơng trình 327; Ch−ơng trình 5 triệu ha rừng; Ch−ơng trình xoá đói giảm nghèo... Hiện nay diện tích rừng trồng đ0 có khoảng trên 5.000 ha và rừng tự nhiên phục hồi khoảng trên 2000 ha, trong đó rừng phòng hộ chiếm 85%, rừng đặc dụng chiếm 15%. Các loại cây đ−ợc trồng chủ yếu là bạch đàn, keo tai t−ợng, thông...

3. Tài nguyên n−ớc

Nguồn n−ớc mặt cũng nh− n−ớc ngầm trên địa bàn huyện khá phong phú. Ba mặt của huyện đ−ợc bao bọc bởi 3 con sông lớn: Sông Th−ơng, sông Đồng Mai và sông Kinh Thầy. Các sông này cùng với hệ thống thuỷ nông từ Phao Tân đến An Bài và nhiều hồ đập tự nhiên cũng nh− nhân tạo đ0 cung cấp n−ớc cho phần lớn diện tích canh tác trên địa bàn huyện.

Về lâu dài n−ớc mặt vẫn là nguồn chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là nguồn n−ớc từ sông Th−ơng đ−ợc đánh giá là có chất l−ợng tốt.

N−ớc ngầm khá dồi dào và chất l−ợng đ−ợc đánh giá là rất tốt có thể đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất phi nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

4. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện có một số loại khoáng sản phi kim loại với trữ l−ợng khá lớn nh− cao lanh trữ l−ợng khoảng 40 vạn tấn, sét chịu lửa khoảng 8 triệu tấn, đá, cát vàng xây dựng, than nâu trữ l−ợng hàng tỷ tấn. Ngoài ra còn ngiều loại khoáng sản khác. Những loại khoáng sản này là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp gốm sứ, thuỷ tinh và sản xuất các vật liệu xây dựng khác. Than nâu có ở Văn Đức, An Lạc đ0 đ−ợc khai thác từ một số năm nay, tuy nhiên trữ l−ợng các mỏ than này không lớn.

5. Tài nguyên nhân văn, tiềm năng du lịch

Chí Linh có 151618 ng−ời, trong đó có nhiều dân tộc anh em sinh sống, với sự kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên và tài năng lao động của các dân tộc, sức sáng tạo của con ng−ời đ0 tạo cho Chí Linh một vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, có nhiều di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh. Mảnh đất và con ng−ời nơi đây đ−ợc coi là “vùng đất địa linh nhân kiệt”, với những địa danh nổi tiếng nh−: Côn Sơn, Kiếp Bạc, mảnh đất đ0 đi vào lịch sử với những chiến công oanh liệt của ng−ời anh hùng dân tộc Trần H−ng Đạo trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Con ng−ời Chí Linh tài hoa, thông minh, cần cù chăm chỉ, nổi tiếng với những truyền thống hiếu học và đỗ đạt nh− danh nhân văn hoá Nguyễn Tr0i, nhà giáo Chu Văn An, tiến sỹ Nguyễn Thị Duệ... Tất cả đ0 tạo cho Chí Linh một tiềm năng du lịch khá lớn.

Huyện có nhiều di tích lịch sử văn hoá đ−ợc xếp hạng, 9 di tích đ−ợc Nhà n−ớc công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia nh−: Chùa Côn Sơn thờ thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ và là nơi gắn với tên tuổi của Nguyễn Tr0i, vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới; Đền Kiếp Bạc gắn với tên tuổi và sự nghiệp của vị anh hùng dân tộc Trần H−ng Đạo ba lần đánh tan quân Nguyên vào thế kỷ XIII; Đền thờ nhà giáo Chu Văn An; Đền thờ bà chúa Sao Sa (nữ tiến sỹ đầu tiên của Việt Nam Nguyễn Thị Duệ); Đền Gốm thờ vị t−ớng tài của dân tộc Trần Khánh D−; Cụm di tích đền Cao tại x0 An

Lạc thờ vua Lê Đại Hành...

Trên địa bàn huyện còn có 7 di tích cổ đang đ−ợc nghiên cứu phục hồi. Địa danh Phả Lại lịch sử là phòng tuyến của quân và dân ta d−ới sự l0nh đạo của Trần Quốc Tuấn và Lý Th−ờng Kiệt chống quân Tống xâm l−ợc.

4.1.3. Cảnh quan môi tr−ờng

Về cảnh quan thiên nhiên và môi tr−ờng, huyện có nhiều phong cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử, ngoài ra còn có các hồ n−ớc tự nhiên, đồi núi và nhiều cảnh quan đẹp có khả năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ ngơi điều d−ỡng nh− hồ Bến Tắm, hồ Côn Sơn, hồ Mật Sơn... Hiện nay khu Côn Sơn - Kiếp Bạc đang đ−ợc xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo môi tr−ờng nh− làm đ−ờng giao thông, trồng cây xanh, xử lý chất thải, cấp điện, cấp n−ớc sạch cho một khu du lịch tâm linh - sinh thái. Sân gôn Ngôi Sao tại thị trấn Sao Đỏ cũng đ0 đ−ợc xây dựng góp phần làm tăng thêm triển vọng của ngành du lịch, dịch vụ trên địa bàn huyện.

4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi tr−ờng cho phát triển hệ thống điểm dân c−

* Những thuận lợi

- Huyện có vị trí nằm ngay ở cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, địa bàn huyện có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua tạo nhiều cơ hội cho huyện đón nhận đầu t− và ứng dụng thành tựu khoa học trong quá trình phát triển kinh tế x0 hội. Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, đất đai, vị trí địa lý nh− trên sẽ tạo điều kiện thuận lơị cho phát triển hệ thống các điểm dân c− trên địa bàn huyện theo xu h−ớng đô thị hoá tại các khu vực phát triển trên địa bàn huyện nh−: thị trấn Sao Đỏ, thị trấn Bến Tắm, thị trấn Phả Lại, đồng thời cũng tạo điều kiện cho phát triển các điểm dân c− tại các vùng nông thôn theo xu h−ớng hình thành và phát triển tại trỗ bằng hình thức mở rộng về quy mô, tính chất trên cơ sở điểm dân c− cũ.

- Với địa hình đa dạng, núi đồi, đồng bằng, sông ngòi và cảnh quan thiên nhiên phong phú, khí hậu ôn hoà, nguồn n−ớc dồi dào, môi tr−ờng trong lành là những lợi thế đáng kể để Chí Linh có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh tốc độ tăng tr−ởng kinh tế trong t−ơng lai. Đó cũng là cơ sở tạo nên một khuôn viên sống đẹp, hài hoà, trong lành với đủ các điều kiện tốt về khung cảnh tự nhiên và các dịch vụ cho sự phát triển hệ thống các điểm dân c− trên địa bàn huyện trong t−ơng lại.

- Giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, nhiều di tích lịch sử danh thắng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch sẽ góp phần tạo nên nguồn nội lực về kinh tế cho Phát triển và xây dựng những điểm dân c−.

* Những khó khăn

- Đất đai phần lớn là diện tích đồi núi, địa hình phức tạp, độ dốc lớn nên dễ bị thoái hoá do rửa trôi, xói mòn, làm ảnh h−ởng đến khả năng sản xuất nông nghiệp. Đồng thời gây khó khăn cho quá trình xây dựng và bố trí hệ thống mạng l−ới dân c−.

- Vấn đề ô nhiễm môi tr−ờng tuy không lớn nh−ng cũng đ0 ảnh h−ởng đến không gian sống, môi tr−ờng sống, sức khoẻ ng−ời dân, nhất là đối với những ng−ời dân sống ven các khu công nghiệp, khu du lịch.

4.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

4.2.1. Kinh tế

1. Tăng tr−ởng kinh tế

Nhịp độ tăng tr−ởng kinh tế tính trên toàn địa bàn huyện thời gian qua luôn đạt mức độ cao. Bình quân giai đoạn 1996 - 2000 tăng xấp xỉ 10%/năm, giai đoạn 2001 - 2006 tăng bình quân 9,7%/năm. Tốc độ tăng tr−ởng của ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 5,3%/năm; ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp -

xây dựng tăng 16,5%/năm; ngành dịch vụ, th−ơng mại, du lịch tăng 12,2%. Bình quân thu nhập đầu ng−ời đạt 12, 7 triệu đồng/năm, tăng bình quân 16,8%/năm. Nếu kinh tế chỉ tính riêng phần do địa ph−ơng quản lý (không kể các cơ sở kinh tế do Trung −ơng và tỉnh đóng trên địa bàn) thì giai đoạn 1996 - 2000 tốc độ tăng tr−ởng bình quân đạt 7,4%/năm, giai đoạn 2001- 2006 đạt bình quân 7,4%/năm, thu nhập bình quân đạt 4,1 triệu đ/ng−ời /năm [15].

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001 - 2006

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo h−ớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp.

Bảng 4.1. Tổng sản phẩm và cơ cấu kinh tế trên địa bàn toàn huyện

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng Sản phẩm

(giá 1994 - tỷ đồng) 854.838 1.461.768 2.250.194 3.035.747 3.138.592 3288592

Cơ cấu kinh tế (%) 100 100 100 100 100 100

Nông lâm, thuỷ sản 21,4 13,7 15,0 14,5 16,2 13,5

Công nghiệp, xây dựng 55,9 71,4 70,0 65,5 70,3 72,3

Dịch vụ, du lịch 22,7 14,9 15,0 20,0 13,5 14,2

(Nguồn: Số liệu thống kê và các báo cáo của huyện Chí Linh) [15]

Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn rất chậm, công nghiệp địa ph−ơng chậm phát triển, tuy nhiên ngành dịch vụ và du lịch những năm gần đây đ0 có b−ớc phát triển t−ơng đối khá nhờ công nghiệp Trung −ơng và của tỉnh phát triển mạnh trên địa bàn. Nếu so với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hải D−ơng thì Chí Linh ở mức độ thấp hơn. (Tăng tr−ởng kinh tế bình quân của tỉnh giai đoạn 2001 - 2006 đạt 10,5%/năm).

3. Xu h−ớng phát triển kinh tế

Trong những năm tiếp theo, mục tiêu về phát triển kinh tế của huyện Chí Linh cũng nh− của tỉnh Hải D−ơng đó là:

Phát huy những thành tựu đ0 đạt d−ợc trong những năm qua, kết hợp đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kinh tế - x0 hội. Tạo dựng nền sản xuất hàng hoá với các sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới có th−ơng hiệu nổi tiếng đáp ứng nhu cầu thị tr−ờng trong và ngoài n−ớc.

Tăng nhanh mức GDP/đầu ng−ời và đạt khoảng 16,5 triệu đồng giá hiện hành vào năm 2010 và đạt trên 60 triệu đồng giá hiện hành vào năm 2020. Phấn đấu đạt nhịp độ tăng tổng sản phẩm GDP giai đoạn 2006 - 2010 là 11%/năm. Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản: 4- 4.5%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng:17,4%/năm. Giá trị sản xuất dịch vụ: 12 - 13%/năm. Cơ cấu kinh tế phát triển theo h−ớng tăng nhanh tỷ trọng ngành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện chí linh, tỉnh hải dương (Trang 40 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)