Tiên đề 2: “Vũ trụ tồn tại là do sự vận động , tương tác & biến hoá không ngừng của 2 mặt đối lập”
Ví dụ: Nam nữ không hợp giao thì không thể có dòng kế thừa ; sinh trưởng và tái sinh vạn vật mới có thể duy trì sự tồn tại của chính mình,
Hệ quả 1-2: Độc âm vận động thì không thể sinh. Độc dương vận động thì không thể thành.
Ví dụ: Người nữ không đến với nam thì không thể sinh, người nam không hợp giao người nữ thì không thể truyền giống. Hệ quả 2-2:
Âm trưởng dương tiêu. Dương trưởng âm tiêu
Ví dụ: Ban ngày là dương, ban đêm là âm. Hoàng hôn buông dần xuống tương ứng với âm trưởng dương tiêu. Buổi sớm mai mặt trời lên tương ứng với dương trưởng âm tiêu.
Hệ quả 2-3:
Dương vận động đến cực dương thì âm sinh. Âm vận động đến cực âm thì dương sinh.
Ví dụ: Vận động của cơ bắp đến mức độ tối đa sẽ sinh mõi mệt, cơ bắp chùng xuống ; Cây oằn quá sẽ gãy ; Ngủ nhiều quá sẽ sinh chứng khó ngủ ; no đủ quá sẽ sinh ý muốn làm kẻ nghèo ; thân thiện quá không giữ ý sẽ sinh ra ghét nhau. Hệ quả 2-4: Sự vận động, tương tác & biến hoá không ngừng của âm dương luôn hướng đến sự cân bằng tương đối (Bình hành)
Ví dụ: Các tính cách đặc trưng nam & nữ là đối lập nhau, khi 2 nhóm tính cách ấy vận động hài hoà thì gia đình đạt được hạnh phúc (Cân bằng) nhưng các tính cách đặc trưng của 2 người nam nữ vẫn không mất đi (Cân bằng tương đối) ; Hệ sinh thái của trái đất bị mất cân bằng sẽ dẫn đến hệ quả một số loài sinh vật sẽ bị xoá sổ, nhưng không phải là tất cả. Một qui trình vận động & biến hoá mới sẽ nảy sinh từ sự cân bằng tương đối bị phá vỡ trước đó.
NGŨ HÀNH
Ở Trung Hoa khi xưa, Ngũ hành được phát triển thành như một học thuyết chi phối toàn bộ hoạt động sống, đến mức nó đã từng được xem như chìa khoá vạn năng mở mọi cánh cổng của tri thức. Ngày nay, ngành Điều Khiển Học cũng có một nguyên lý gần tương tự với tên gọi là cơ chế Feed back (Nguyên lý Hồi tác) lấy đại lượng đầu ra tác động lại đại lượng đầu vào. Tuy vậy, có một điểm khác giữa 2 nguyên lý này: Cơ chế feed back nhìn nhận đại lượng đầu vào là vật chất như một dạng thức duy nhất, Ngũ hành lại phân ra 2 dạng thức âm & dương.
Ngũ hành được thấy trong hầu hết các môn học dự đoán và được xem như một nguyên tắc giải quyết mọi vấn đề khi dự đoán. Tuy nhiên, cũng từ điểm này đã nảy sinh ra bao phương pháp, cách thức áp dụng nguyên lý này vào công việc dự đoán khá kỳ dị, tương tự như trường hợp các nhà giả kim thuật bên phương tây thời trung cổ cho rằng có một qui tắc gỏ chì, gỏ đá thành vàng. Hiểu Ngũ Hành theo cách như thế là hoàn toàn sai lầm.
Ngũ hành để áp dụng được chính xác nó đòi hỏi người sử dụng cần phải có hiểu biết triết học cơ bản. Nói đến triết tưởng như là điều khó khăn, xa vời. Thật ra, học sinh trung học ở các quốc gia tiên tiến đều được học triết học cơ bản dưới các tên gọi khác nhau. Tôi khẳng định lại điều này:
Không có hiểu biết triết học cơ bản sẽ không thể áp dụng chinh xác nguyên lý ngũ hành vào công việc dự đoán được ! Các bạn có thể tham khảo các sách bàn về Âm Dương Luận hoặc triết học biện chứng luận ở chương trình bậc đại học để bổ sung phần kiến thức này.