Chu Dịch với Khả Năng Ngoại Cảm (2) VỊ TRÍ BA GIÁC QUAN THỨ 6, THỨ 7 & THỨ

Một phần của tài liệu HỌC THUẬT CHU DỊCH MỚI (Trang 44 - 50)

VỊ TRÍ BA GIÁC QUAN THỨ 6, THỨ 7 & THỨ 8

Bài trước trình bày sự tồn tại của 3 giác quan cùng với chức năng và hình thức thụ cảm. Bài viết này tiếp tục dùng Chu Dịch để xác định vị trí của 3 giác quan 6,7 & 8

Tôi trình bày như sau:

Cơ thể con người hình thành đạt độ hoàn chỉnh cấu trúc hình thể cơ bản trước thời điểm chào đời. Hình thể với cấu trúc cơ bản ấy là bào thai nằm trong bụng người mẹ (mang tính Âm) Bào thai ấy chịu nhiều sự tác động của yếu tố Âm hơn so với Dương (người cha) Yếu tố Âm được thể hiện ở đồ hình Tiên Thiên Bát Quái, vì thế, tôi lấy đồ hình này xác định vị trí các bộ phận thụ cảm 8 giác quan của bào thai.

Công việc xác định này nằm trong phạm vi các bộ phận thụ cảm bên ngoài của con người.

Ngoại quái: Có 2 vạch (+) 1 vạch (-)

Là giác quan hoạt động ý thức: Nên ta xem xét vạch (+) Có 2 vạch (+) nên có 2 bộ phận thụ cảm.

Tốn thuộc Thái Âm nên hình thể bộ phận thụ cảm có dạng lõm

Tốn cư vùng (-) nên 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới

của cơ thể.

Hình thái Tốn mô tả: Tiến thoái linh động, nép ở cạnh dưới,

không có vật bao bọc, lộ ra ngoài.

Như vậy Chu Dịch mô tả cơ quan xúc giác:

 Có 2 bộ phận thụ cảm.  Hình thể có dạng lõm.

 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới của cơ thể

 Tiến thoái linh động, nép ở cạnh bên, không có vật bao bọc, lộ ra ngoài.

Xác định:

Sự mô tả tương thích với 2 bàn tay.

2. THUẦN CHẤN: Khứu giác

Ngoại quái: Có 2 vạch (-) 1 vạch (+).

Là giác quan hoạt động ý thức: Nên ta xem xét vạch (+). Có 1 vạch (+) nên có 1 bộ phận thụ cảm.

Chấn thuộc Thái Dương nên hình thể bộ phận thụ cảm có dạng

lồi.

Chấn cư vùng (+) nên 1 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên

của cơ Hình thái Chấn mô tả: Có dạng gò, liên thông ít nhất với một bộ phận thụ cảm khác.

Như vậy Chu Dịch mô tả cơ quan khứu giác:

 Có 1 bộ phận thụ cảm.  Hình thể có dạng lồi.

 Có dạng gò, liên thông ít nhất với 1 bộ phận thụ cảm khác.

Xác định:

Sự mô tả tương thích với cái mũi.

3. THUẦN ĐOÀI: Thính giác

Ngoại quái: Có 2 vạch (+) 1 vạch (-)

Là giác quan hoạt động ý thức: Nên ta xem xét vạch (+) Có 2 vạch (+) nên có 2 bộ phận thụ cảm.

Đoài thuộc Thái Âm nên hình thể bộ phận thụ cảm có dạng

lõm.

Đoài cư vùng (+) nên 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên

của cơ thể.

Hình thái Đoài mô tả: Nằm ở hai cạnh bên, liên thông với ít

nhất 1 bộ phận thụ cảm khác.

Như vậy Chu Dịch mô tả cơ quan thính giác:

 Có 2 bộ phận thụ cảm.  Hình thể có dạng lõm.

 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên của cơ thể.

 Nằm ở hai cạnh bên, liên thông với ít nhất 1 bộ phận thụ cảm khác.

Xác định:

Sự mô tả tương thích với 2 lổ tai.

4. THUẦN LY: Thị giác

Ngoại quái: Có 2 vạch (+) 1 vạch (-)

Là giác quan hoạt động ý thức: Nên ta xem xét vạch (+) Có 2 vạch (+) nên có 2 bộ phận thụ cảm.

Ly thuộc Thái Âm nên hình thể bộ phận thụ cảm có dạng lõm

Ly cư vùng (+) nên 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên

của cơ thể.

Hình thái Ly mô tả: Linh động, nằm ở hai bên, có hai sắc màu,

Như vậy Chu Dịch mô tả cơ quan thị giác:

 Có 2 bộ phận thụ cảm.  Hình thể có dạng lõm

 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên của cơ thể.

 Linh động, nằm ở hai bên, có hai sắc màu, thể hiện đa dạng sắc thái tình cảm, có chảy ra một loại chất lỏng.

Xác định:

Sự mô tả tương thích với 2 con mắt.

5. THUẦN CẤN: Vị giác

Ngoại quái: Có 1 vạch (+) 2 vạch (-)

Là giác quan hoạt động ý thức: Nên ta xem xét vạch (+) Có 1 vạch (+) nên có 1 bộ phận thụ cảm.

Cấn thuộc Thái Dương nên hình thể bộ phận thụ cảm có dạng

lồi.

Cấn cư vùng (-) nên 1 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới

của cơ thể.

Hình thái Cấn mô tả: Ẩn kín, nó có thể lộ ra ngoài nếu muốn,

phần lộ ra ngoài dài ngắn tuỳ ý.

Như vậy Chu Dịch mô tả cơ quan vị giác:

 Có 1 bộ phận thụ cảm.  Hình thể có dạng lồi.

 1 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới của cơ thể.  Ẩn kín, nó có thể lộ ra ngoài nếu muốn, phần lộ ra ngoài dài

ngắn tuỳ ý.

Xác định:

Sự mô tả tương thích với chiếc lưỡi.

Lời bàn:

Thuần Cấn ghi rằng “một bộ phận thụ cảm nằm phần bên dưới của cơ thể” Căn cứ vào hình thể của con người, phần bên dưới của cơ thể

con người không tồn tại cơ phận nào tương thích như thế. Chỉ có chiếc lưỡi là tương thích với sự mô tả của 3 yếu tố còn lại.

Tuy vậy, từ sự mô tả của Chu Dịch, tôi cho rằng có sự tồn tại của ít nhất một giống loại sinh vật mà giác quan Vị giác của chúng nằm ở phần bên dưới của cơ thể. Điều này tôi xin dành cho các nhà Sinh Vật Học.

6. THUẦN CÀN: Khởi giác  Ngoại quái: Có 3 vạch (+)

Là giác quan hoạt động ý thức: Nên ta xem xét vạch (+) Có 3 vạch (+) nên có 3 bộ phận thụ cảm.

Càn thuộc Thái Dương nên hình thể bộ phận thụ cảm có dạng

lồi.

Càn cư vùng (+) nên 3 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên

của cơ thể.

Hình thái Càn mô tả: Ở khu vực cao nhất của cơ thể, 1 điểm

nằm ngay đỉnh, 1 điểm nằm ở nơi từng lõm, 1 điểm nằm lệch và khuất phía sau.

Như vậy Chu Dịch mô tả cơ quan khởi giác:

 Có 3 bộ phận thụ cảm.  Hình thể có dạng lồi

 3 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên của cơ thể.

 Ở khu vực cao nhất của cơ thể, 1 cái nằm ngay đỉnh, 1 cái nằm ở nơi từng lõm, 1 cái nằm lệch và khuất phía sau.

Xác định:

Sự mô tả tương thích với: gò nhô lên của đỉnh đầu, vùng thóp, vùng chẩm.

7. THUẦN KHẢM: Liễm giác

Ngoại quái: Có 1 vạch (+) 2 vạch (-)

(-)

Có 2 vạch (-) nên có 2 bộ phận thụ cảm.

Khảm thuộc Thái Âm nên hình thể bộ phận thụ cảm có

dạng lõm.

Khảm cư vùng (-) nên 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần

bên dưới cơ thể.

Hình thái Khảm mô tả: Có dạng cái hố, hố có 2 vùng

phân biệt, 2 vùng liên thông với nhau bằng một vùng trung gian, vùng thứ 2 sau vùng trung gian là nơi bít bùng.

Như vậy Chu Dịch mô tả cơ quan liễm giác:

 Có 2 bộ phận thụ cảm.  Hình thể có dạng lõm.

 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới cơ thể.

 Có dạng cái hố, hố có 2 vùng phân biệt, 2 vùng liên thông với nhau bằng một vùng trung gian, vùng thứ 2 sau vùng trung gian là nơi bít bùng.

Xác định:

Sự mô tả tương thích với cái rốn.

Lời bàn:

Rốn thông với đầu ruột non khi còn là bào thai. Khi trưởng thành, rốn dính với ruột non qua dây chằng ở phúc mạc.

8. THUẦN KHÔN: Tái Tạo giác  Ngoại quái: Có 3 vạch (-)

Là giác quan hoạt động vô thức: Nên ta xem xét vạch (-) Có 3 vạch (-) nên có 3 bộ phận thụ cảm.

Khôn thuộc Thái Âm nên hình thể bộ phận thụ cảm có dạng

lõm.

Khôn cư vùng (-) nên 3 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới

của cơ thể.

Hình thái Khốn mô tả: Nấp sau một cơ phận mạnh mẽ, phía

bên dưới nó là khoảng trống, có điểm nằm trên cao điểm khác nằm dưới thấp, có một điểm nằm rất kín đáo ở nơi như thắt lại,

điểm này nằm trong khoảng từ thắt lưng đến cổ chân, điểm này ở trong khu vực mà vật (+) và vật (-) thẳng thắn gặp nhau

Như vậy Chu Dịch mô tả cơ quan tái tạo giác:

 Có 3 bộ phận thụ cảm.  Hình thể có dạng lõm.

 3 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới của cơ thể.  Nấp sau một cơ phận mạnh mẽ, phía bên dưới nó là khoảng

trống, có điểm nằm trên cao điểm khác nằm dưới thấp, có một điểm nằm rất kín đáo ở nơi như thắt lại, điểm này nằm trong khoảng từ thắt lưng đến cổ chân, điểm này ở trong khu vực mà vật (+) và vật (-) thẳng thắn gặp nhau.

Xác định:

Sự mô tả tương thích với 2 lòng bàn chân & vùng nhỏ nằm giữa bộ phận sinh dục với hậu môn (Hội Âm)

Một phần của tài liệu HỌC THUẬT CHU DỊCH MỚI (Trang 44 - 50)