trước Aids ?
Qui luật tự vệ của hình thái Sư, xem xét trong phạm vi kháng siêu vi gây hội chứng Aids:
Hào 3: Thất trận có thể mang xác về.
Cơ chế kháng khuẩn tiên phát hoạt động, kết quả: Kháng siêu vi không nổi. Có khả năng xảy ra tình huống tử vong.
Hào 4: Rút quân về phía tả (Phía hữu đã bị vô hiệu hoá)
Trường hợp không tử vong, cơ thể sẽ tự tạo kháng thể cho cơ chế kháng khuẩn thứ phát khi rút về phía tả.
Hoà 5: Dùng người lão thành làm tướng suý, nếu dùng bọn trẻ sẽ chở thây mà về.
Cơ chế thứ phát không hình thành được, chỉ còn lại sức đề kháng của những bạch cầu thông thường mà không có kháng thể. Sẽ tử vong! Trường hợp cơ thể tạo được kháng thể, cơ chế thứ phát khởi động thì cơ hội vượt qua siêu vi nằm trong tầm tay.
Hào 6: Sau khi khải hoàn, vua ra lệnh gì liên quan đến việc mở nước trị dân không nên dùng tiểu nhân dù họ có công chiến đấu.
Cơ chế thứ phát hoạt động có hiệu quả trước siêu vi. Tiểu nhân ở đây chỉ đến những bạch cầu thông thường. Theo cơ chế, chúng sẽ chết sau khi thực bào siêu vi và bị cơ thể đào
thải. Tướng suý lão thành là các lympho bào “Nhớ”_ những vaccine tự tạo của cơ thể vẫn được sử dụng một thời gian.
Rút về phía tả ? Phía tả là bên trái. Rút về bên trái sẽ có khả năng tạo ra cơ chế thứ phát. Tôi không đủ khả năng tiếp tục lý giải điều này, xin nhường lời cho các nhà chuyên môn.
Kết luận cho bài viết :
1. Qui luật Tự vệ của hình thái Sư mô tả qui luật hoạt động của hai cơ chế kháng khuẩn: cơ chế tiên phát & cơ chế thứ phát.
2. Qui luật Trông cậy của hình thái Di cho rằng việc sử dụng kháng sinh trong điều trị không thể đạt được yếu tố chủ động cho dù
nền kỹ thuật có đạt đến mức cao. Công nghệ gien và các kỹ thuật tác động gien sẽ thực hiện được điều này. Sẽ làm triệt tiêu hoàn toàn một bệnh tật khi can thiệp vào khả năng sinh sản, tái sinh của các tác nhân gây hại.
3. Qui luật Tự vệ của hình thái Sư cho rằng cơ thể loài người hoàn toàn có khả năng chống lại mọi tác nhân gây hại bằng việc kích hoạt khả năng kháng khuẩn của cơ chế tiên phát, đủ khả năng kích hoạt cơ chế thứ phát khi cơ chế tiên phát bị vô hiệu hoá. Để khả năng này xảy ra, Chu Dịch cung cấp những điều kiện phải thực hiện. Những điều kiện này nằm trong hào 4 của hình thái Sư.
Lời bàn
Hình thái Tự vệ của Sư được viết ở dạng ngôn từ khá thô thiển, câu trước câu sau, hào trước hào sau với những câu chữ được viết không ăn nhập gì với nhau! Và điều này xuất hiện ở khắp 64 hình thái. Vì sao như vậy ? Tôi xin lý giải điều này như sau:
Giả thuyết của tôi vẫn cho rằng đã có một nền văn minh kỹ thuật cao xuất hiện khi tổ tiên loài người còn giao tiếp chủ yếu bằng động tác và hình vẽ, hoặc có thể trễ hơn ở ngay thời nhà Chu. Họ đã lưu lại cho những người thời đại nhà Chu (Trung Hoa) 64 hình thái & qui luật. Để nhanh chóng thực hiện công việc chuyển giao, ngôn ngữ
hình vẽ là phương thức nhanh nhất được chọn. Tức là, 64 hình thái & qui luật được họ thể hiện bằng hình vẽ. Từ hình vẽ, người thời đại nhà Chu viết lại bằng ngôn ngữ thời ấy.
Tôi lấy một ví dụ để minh chứng cho giả thuyết này :
Định luật chuyển hoá & bảo toàn năng lượng viết:
“Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi. Chúng chuyển hoá và bảo toàn từ dạng này sang dạng khác” Hoặc một cách viết khác:
Vật chất & năng lượng hoán đổi mà không tiêu hao.
Hoặc thể hiện bằng hình vẽ: Hình 1: Cái hồ đầy nước.
Hình 2: Nước trong hồ bốc hơi vơi dần với đám mây hình thành phía trên.
Hình 3: Đám mây lớn phía trên cái hồ đã cạn. Hình 4: Mưa đổ từ đám mây xuống cái hồ. Hình 5: Mây không còn, cái hồ đầy nước như cũ.
Chu Dịch có hình thái Thuần Khảm với hào 5, 6 viết như sau: Hào 5: Nước hiểm chưa đầy, khi đầy rồi thì khỏi hiểm.
(mô tả được khái niệm “Chuyển hoá”)
Hào 6: Bị trói bằng dây thừng to, lại đặt vào bụi gai, không ra được. (mô tả được khái niệm “Bảo toàn”)
Ta thấy cái cách hình thái Thuần Khảm mô tả định luật bào toàn & chuyển hoá năng lượng tương tự như khi ta nhìn vào 5 hình vẽ trên mà viết lại, chỉ khác ở cách dùng từ.
Giả thuyết này lý giải vì sao các câu chữ, hào từ trong Chu Dịch rời rạc như được mô phỏng viết lại từ những bức vẽ. Điều này đồng nghĩa rằng: Người thời nhà Chu chỉ có công mô phỏng viết lại một tác phẩm có xuất xứ từ một nền văn minh kỹ thuật cao.