DIỄN GIẢI MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu Khí tượng, thủy văn (Trang 43 - 52)

Chương IV : Chiến lược phòng chống lũ quét

DIỄN GIẢI MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) là một cơ quan chuyên nghiệp thuộc Liên hợp quốc, được thành lập để phối hợp, chuẩn hoá và cải thiện những hoạt động khí tượng trên thế giới và khuyến khích trao đổi hữu hiệu thông tin số liệu khí tượng giữa các nước vì lợi ích khác nhau của nhân loại.

Ngày 23-3-1950 WMO được thành lập trên cơ sở kế thừa Tổ chức Khí tượng Quốc tế (IMO), được thành llập năm 1873, khi còn chưa có Tổ chức Liên hợp quốc. Từ đó nó trở thành cơ quan chuyên nghiệp của Liên hợp quốc về Khí tượng (thời tiết và khí hậu), thuỷ văn nghiệp vụ và các khoa học địa vật lý có liên quan. Ngày 23 tháng 3 hàng năm được Liên hợp quốc lấy làm Ngày Khí tượng Thế giới.

Từ khi thành lập, WMO đã đóng vai trò tích cực có một không hai, góp phần bảo vệ sự bình yên của nhân loại. Dưới sự lãnh đạo của WMO và trong khuôn khổ các chương trình của WMO, các Cơ quan Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã có những đóng góp căn bản trong việc phòng chống thiên tai, bảo vệ tính mạng và tài sản cho dân, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội thuộc tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Nó là tổ chức duy nhất trong hệ thống tổ chức của Liên hợp quốc thực hiện tự do (không mất tiền) và không hạn chế việc trao đổi thông tin số liệu, sản phẩm và dịch vụ theo chế độ thời gian thực hoặc gần thời gian thực. Chính vì vậy mà từ một tổ chức lúc đầu chỉ có mươi thành viên, đến nay WMO đã có 187 thành viên là quốc gia hoặc lãnh thổ ở khắp các châu lục.

---

Khí tượng (hay Khí tượng học, Meteorology có nguồn gốc từ tiếng Hy-Lạp "μετεωρΟλόγια", có nghĩa là "khoa học về các hiện tượng khí quyển") là khoa học nghiên cứu các quá trình và các hiện tượng của khí quyển. Việc nghiên cứu không chỉ bao gồm vật lý, hoá hoc và động lực học của khí quyển mà nó còn mở rộng ra và bao gồm cả những hiệu ứng trực tiếp của khí quyển lên bề mặt trái đất, đại dương và cuộc sống nói chung thông qua các yếu tố và hiện tượng khí tượng. . Các yếu tố khí tượng chủ yếu bao gồm nhiệt độ, khí áp, độ ẩm, gió, mây, mưa. Chúng luôn biến động theo thời gian và không gian trong mối tương tác lẫn nhau theo những quy luật phức tạp của tự nhiên..

Các hiện tượng khí tượng là những hiện tượng thời tiết có thể quan trắc được và được làm sáng tỏ hay giải thích bằng khoa học khí tượng, như mưa, gió, sấm, chớp, dông, tố, bão, tuyết,.. Trong đó có những hiện tượng thời tiết nguy hiểm và đặc biệt nghuy hiểm đến mức thảm hoạ, mà theo WMO có tới 70% thiên tai (các thảm hoạ tự nhiên) bắt nguồn từ các hiện tượng Khí tượng thuỷ văn.

Tiêu điểm của khoa học Khí tượng là nghiên cứu dự báo được các quá trình khí quyển, các hiện tượng thời tiết và khí hậu với thời hạn dự báo khác nhau.

Các lĩnh vực khác nhau của Khí tượng bao gồm khí tượng nông nghiệp, khí tượng cao không, khí tượng biển, khí tượng học thiên thể, khí tượng hàng không, khí tượng động lực, khí tượng-thuỷ văn, khí tượng nghiệp vụ, khí tượng sy-nôp, khí tượng ứng dụng...

---

Thuỷ văn (hay Thuỷ văn học, Hydrology có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "Yδρoλoγια" có nghĩa là khoa học về nước) là khoa học nghiên cứu về tính chất, sự chuyển động và phân bố của nước (thể lỏng và thể rắn) trong toàn bộ Trái đất. Nó có quan hệ tương tác về vật lý và hoá học của nước với

phần còn lại của Trái đất và quan hệ của nó với sự sống của Trái đất, và như vậy nó bao gồm cả chu trình thuỷ văn và tài nguyên nước.

Các lĩnh vực thuỷ văn bao gồm thuỷ văn-khí tượng, thuỷ văn bề mặt, thuỷ văn địa chất, vì ở đó nước đóng vai trò trung tâm. Nó không bao gồm khí tượng học và hải dương học, vì ở đó nước chỉ là một trong nhiều mặt quan trọng. (Cần nói thêm rằng tuỳ quá trình phát triển ở từng quốc gia mà từ một lĩnh vực được tách ra thành 1 ngành riêng biệt, nên khái niệm lĩnh vực không có nghĩa tuyệt đối).

Do có sự giao nhau giữa khí tượng và thuỷ văn nên có lĩnh vực Khí tượng-thuỷ văn và Thuỷ văn- khí tượng (Hydrometeorology, tiếng anh chỉ là 1 từ, nhưng người biên soạn đã dịch đảo tính từ để phân biệt) là một khoa học liên ngành bao gồm việc nghiên cứu và phân tích mối quan hệ qua lại giữa các pha của nước trong khí quyển và đất khi nó chuyển qua chu trình thuỷ văn. Cũng từ đó mà có thuật ngũa "nhà thuỷ văn-khí tượng" (hydrometeorologist) là người có kiến thức thuộc cả 2 lĩnh vực khí tượng và thuỷ văn, có khả năng nghiên cứu và giải các bài toán thuỷ văn mà ở đó khí tượng chỉ là 1 nhân tố.

---

El Nino là hiện tượng nhiệt độ nước biển ấm lên bất thường ở ngoài khơi bờ biển Nam Châu Mỹ (Peru và Ecuador), phía Thái Bình Dương, thường kéo theo mưa lớn ở vùng bờ biển Peru và Chile. La Nina là hiện tượng nhiệt độ nước biển lạnh đi khác thường ở ngoài khơi bờ biển nói trên. Hiệu ứng của La Nina thường ngược lại với El Nino.

Theo tiếng Tây Ban Nha, "La Niủa" nghĩa là "cô bé", "El Niủo" là "cậu bé", do những người đánh cá địa phương đặt, ý ám chỉ "Chúa Hài đồng" vì nó thường xuất hiện vào dịp lễ Giáng sinh. El Nino thường xảy ra 3 đến 5 năm một lần, còn La Nina thì tần suất ít hơn. Trong thời gian diễn ra hiện tượng El Nino và La Nina, những phần Thái bình dương ấm gây ra sự thay đổi thời tiết khắp nơi trên thế giới. Hiệu ứng của chúng gây ra sự thay đổi về nhiệt độ và mưa xa đến tận Hoa kỳ và Úc. Song hiệu ứng của chúng đối với mỗi vùng mỗi khác.

Dao động nam (South Oscilation SO) là dao động "đung đưa", bên tới bên lui, của khí áp quy mô lớn giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (Walker, 1923). Kết hợp với dao động đung đưa của khối lượng giữa các bán cầu là những thay đổi rất rõ trong chế độ gió, nhiệt độ và mưa. Khi El Nino xảy ra thì ở Đông Thái Bình Dương nhiệt đới quan trắc được khí áp thấp hơn trung bình chuẩn, còn ở Indonesia và bắc nước Úc lại cao hơn trung bình chuẩn. Đặc điểm này đặc trưng cho pha ấm của SO và được gọi kết hợp với El Nino thành ENSO (El Nino / South Oscilation).

---

Bão

Bão (typhoon) là tên gọi chung những xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) trên Tây bắc Thái Bình Dương khi tốc độ gió cực đại (Vmax) ở gần tâm duy trì liên tục (đọc thêm Ghi chú phía dưới) từ 64 hải lý (gió cấp 12 ở ta) trở lên (hải lý: knot - kt, bằng 1,853 km/h).

Ở khu vực khác nhau gọi hiện tượng bão bằng thuật ngữ khác nhau, như ở Đại Tây Dương, Đông bắc Thái Bình Dương và Đông nam Thái Bình Dương (phía đông 160oE) gọi bão là "hurricanes", Trung quốc dịch là "cụ phong" là gió bão.

Uỷ ban bão Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chia XTNĐ ra 5 giai đoạn theo Vmax: 1) Vùng áp thấp (low pressure area-L): có vùng áp thấp trên bản đồ khí áp bề mặt, nhưng vị trí trung tâm không thể xác định được; 2) Áp thấp nhiệt đới, viết tắt là ATNĐ (tropical depression -TD): vị trí trung tâm có thể xác định được, nhưng Vmax <34 kt; 3) Bão tố nhiệt đới (Tropical storm - TS): Vmax >= 34-

47 kt ("storm" gốc từ tiếng Hà Lan là "dông tố", tiếng Trung là "cuồng phong", ở đây tạm dịch là "bão tố"); 4) Bão tố nhiệt đới mạnh (severe TS-STS): Vmax >= 48-63 kt; 5) Bão (Typhoon -TY): Vmax >= 64 kt. Có cơn bão quá mạnh người ta gọi là "siêu bão" (supertyphoon).

Ở ta, "Quy chế báo bão, lũ" dùng cấp gió Bô-pho để dự báo Vmax và kèm theo cấp gío giật, quy định tương tự như trên cho Biển Đông, trừ vùng áp thấp, gồm 1) ATNĐ: XTNĐ có Vmax cấp 6-7 (39-61km/h), có thể (có lúc) có gió giật cấp 8-9; 2) Bão thường: XTNĐ có Vmax cấp 8-9 (62- 88km/h), có thể (có lúc) có gió giật trên cấp 10-11; 3) Bão mạnh: XTNĐ có Vmax cấp 10-11 (89- 117km/h), có thể (có lúc) có gió giật trên cấp 12 hoặc trên cấp 12; 4) Bão rất mạnh: XTNĐ có Vmax cấp 12 trở lên (>= 118km/h).

Bão là hiện tượng đặc biệt nguy hiểm, gây ra gió rất mạnh, có thể đánh đắm tầu thuyền, làm đổ nhà cửa; mưa rất lớn, gây lũ lụt nghiêm trọng, có khi trở thành thảm hoạ. Ở nước ta mùa bão hàng năm vào tháng 6 - 11, nhiều nhất vào tháng 7 - 10. Theo số liệu lịch sử thì chưa thấy bão đổ bộ vào nước ta vào tháng 2.

---

Ghi chú: (1) Gió cực đại duy trì liên tục (hay ổn định) được quy định khác nhau như: Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) lấy thời gian duy trì liên tục trong 10 phút, Cơ quan thời tiết Hoa kỳ lấy 1 phút (nhưng riêng Trung tâm dự báo đại dương - Ocean Prediction Center lại lấy 10 phút), Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, lấy 2 phút, Phòng Khí tượng Úc lấy tốc độ gió giật mạnh nhất chứ không lấy gió cực đại duy trì liên tục. Qua nhiều hội nghi các chuyên gia WMO đã đề xuất xác định các hệ số chuyển đổi vào 2004. Các tác giả Mỹ cho biết rằng do sự khác nhau về thời gian lấy trung bình mà cường độ báo bão của các nước khác thấp hơn của Mỹ 12%. Quy chế báo bão của Việt Nam dùng thuật ngữ "gió mạnh nhất" (tức gió cực đại) và "có thể có gió giật", mà không dùng thuật ngữ "duy trì liên tục" (sustained), nên phải hiểu đó là gió mạnh nhất được quan trắc theo quy phạm quan trắc bề mặt.

---

Mưa lớn

Hiện tượng mưa lớn là hệ quả của một số loại hình thời tiết đặc biệt như bão, áp thấp nhiệt đới hay dải hội tụ nhiệt đới, front lạnh, đường đứt... Đặc biệt khi có sự kết hợp của chúng sẽ càng nguy hiểm hơn gây nên mưa, mưa vừa đến mưa to, trong một thời gian dài trên một phạm vi rộng.

Theo “Qui định tạm thời về tổng kết các hiện tượng thời tiết nguy hiểm hàng năm” của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, căn cứ vào lượng mưa thực tế đo được trong 24 giờ tại các trạm quan trắc khí tượng bề mặt, trạm đo mưa trong mạng lưới KTTV mà phân định các cấp mưa khác nhau.

Mưa lớn được chia làm 3 cấp:

- Mưa vừa: Lượng mưa đo được từ 16 - 50 mm/24h. - Mưa to: Lượng mưa đo được từ 51 - 100 mm/24h. - Mưa rất to: Lượng mưa đo được > 100 mm/24h.

Ngày có mưa lớn là ngày xảy ra mưa trong 24 giờ (từ 19 giờ ngày hôm trước đến 19 giờ ngày hôm sau) đạt cấp mưa vừa trở lên.

Trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của mưa thì cấp mưa to 51 - 100 mm/24h bắt đầu có những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người.

Mưa đá

Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm,

thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một vệt mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.

Trong cơn dông mưa đá thường kèm theo gió rất mạnh, có khi là gió lốc kèm theo mưa đá, sức tàn phá hết sức khủng khiếp do gió mạnh và xoáy gây ra.

Ngoài gió rất mạnh ra thì bản thân những hòn mưa đá cũng có khi gây ra đổ nhà, tàn phá cây cối, thậm chí chết người. Vì vậy mưa đá được xếp vào những hiện tượng thời tiết nguy hiểm.

Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Vì vậy ở nước ta mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền. và cả trong mùa hè. Riêng ở vùng núi phía bắc nước ta, từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thường có mưa đá, nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, mà nguyên nhân chủ yếu là các đợt front lạnh cực mạnh tràn về nhanh.

Khi chưa nhận được tin dự báo mưa đá bạn đọc vẫn có thể qua hiểu biết mà tự phòng tránh: Nếu thấy trời nổi dông gió, mây đen bao phủ bầu trời gần như kín tầm mắt, có dạng như bầu vú, rồi dông gió nổi lên mạnh, tạo ra tiếng "ù ù, ầm ầm" liên tục thì bạn hãy cảnh giác với mưa đá. Nếu tiếp đó lắc rắc vài hạt mưa rào, ta cảm thấy nhiệt độ không khí như lạnh đi, có thể mưa đá đã kéo đến. Hãy cùng nhau chiêm nghiệm, rất lợi ích và thú vị!.

---

Dông trong Khí tượng được hiểu là hiện tượng

khí tượng phức hợp gồm chớp và kèm theo sấm do đối lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra. Nó cũng thường kèm theo gió mạnh, mưa rào, sấm sét dữ dội, thậm chí cả mưa đá, vòi rồng (ở vùng vĩ độ cao có khi còn có cả tuyết rơi).

Thuật ngữ "dông" tiếng Anh là "thunderstorm", từ điển khí tượng Trung quốc dịch là "lôi bạo" (âm Hán-Việt) nghĩa là sấm dữ dội), còn trong dân gian ta "dông" là "trận gió to", không hoàn toàn trùng với thuật ngữ "dông" trong khí tượng. Người La-mã xưa thì cho rằng dông sét là những trận chiến giữa thần sấm (Jupiter, còn thần thoại Hy lạp là thần Zuis) và thần lửa (Vulkan).

Dông được xếp vào thời tiết nguy hiểm vì hàng năm có nước sét đánh chết hàng nghìn người, gây ra hàng trăm vụ cháy rừng, cháy nhà, làm hư hỏng nhiều thiết bị máy móc, nhất là các thiết bị điện tử.

Dông ở nước ta có thể xảy ra quanh năm, nhưng vào tháng chính đông ở khu vực Bắc bộ nước ta dông rất ít, có năm gián đoạn đến dịp sang xuân. Dông thường sinh ra trong thời tiết nóng ẩm nên về mùa hè ở nước ta dông xảy ra thường xuyên hơn, thường vào buổi chiều hay chiều tối và được gọi là dông nhiệt. Đặc biệt trên các vùng núi hay sông hồ trong những tháng nóng ẩm, dông có thể xuất hiện nhiều và bất thường, lại hay kèm theo gió mạnh nên rất nguy hiểm cho tính mạng con người.

---

Tố, lốc, vòi rồng

Tố là hiện tượng gió tăng tốc đột ngột, hướng cũng thay đổi bất chợt, nhiệt độ không khí giảm

Một phần của tài liệu Khí tượng, thủy văn (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w