Mức chính xác dự báo bão:

Một phần của tài liệu Khí tượng, thủy văn (Trang 60 - 63)

: Danh sách tên bão không được sắp sếp theo thứ tự các chữ cái mà sắp sếp theo thứ tự chữ cài của tên các nước đóng góp tên.

b/Mức chính xác dự báo bão:

Mặc dù trang bị kỹ thuật và công nghệ của ngành khí tượng thủy văn nước ta chưa đồng bộ và hiện đại, nhưng mức chính xác dự báo bão của ta cũng đat trình độ tương đương với các nước trong khu vực. Thời gian dự báo trước càng dài thì mức độ tin cậy càng thấp. Đối với những cơn bão có đường đi tương đối thẳng, kết qủa dự báo thường cao hơn, còn đối với những cơn bão yếu và ATNĐ có đường đi phức tạp thì mức chính xác thấp hơn.

xác tuyệt đối. Tuy nhiên, do hệ thống tổ chức và các phương án phòng tránh, chống đỡ ở các nước tiên tiến khá tốt nên thường chỉ cần được cảnh báo trước khoảng 3-6 giờ là đủ để triển khai các biện pháp sơ tán, chống đỡ có hiệu quả, nhằm tránh các thiệt hại lớn, đặc biệt là thiệt hại về tính mạng con người.

BỐC HƠI LÀ GÌ?

Bốc hơi nước là một quá trình nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi hoặc khí (theo Khí tượng Khí hậu học, Hà Nội năm 1964). Bốc hơi nước là đoạn đường đầu tiên trong vòng tuần hoàn nước trong khí quyển chuyển từ thể lỏng thành hơi nước:

Bốc hơi nước là một quá trình nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi hoặc khí (theo Khí tượng Khí hậu học, Hà Nội năm 1964). Bốc hơi nước là đoạn đường đầu tiên trong vòng tuần hoàn nước trong khí quyển chuyển từ thể lỏng thành hơi nước:

Hình 1: Vòng tuần hoàn nước trong khí quyển

vị diện tích mặt thoáng (1m2).

Ví dụ: lượng bốc hơi ngày 1/1/2006 là 5mm; có nghĩa là lượng nước với bề mặt thoáng diện tích 1m2 tại độ cao 2m (độ cao lều quan trắc) bốc hơi vào khí quyển trong ngày 1/1/2006 (24 giờ) là 5mm nước.

- Khả năng bốc hơi: là lượng nước mà có thể bốc hơi trong điều kiện khí hậu thực tế của một nơi. Nó phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, độ ẩm, lớp phủ thực vật...

TÁC DỤNG CỦA BỐC HƠI?

Ở nước ta, nhân dân vùng ven biển đã vận dụng lợi ích của hiện tượng bốc hơi để sản xuất muối, bảo quản hải sản (thực phẩm dưới dạng phơi khô). Những nơi phát triển nghề làm muối như: Văn Lý (Nam Định), Quỳnh Lưu (Nghệ An), Phan Rang (Ninh Thuận), Vũng Tầu (Bà Rịa - Vũng Tầu), Bạc Liêu (Bạc Liêu)… Đây là những nơi có nhiều nắng (nhiệt độ cao), nhiều gió thuận lợi cho sự bốc hơi.

CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ BỐC HƠI VÀ KHẢ NĂNG THOÁT HƠI NUỚC LÀ GÌ? HƠI NUỚC LÀ GÌ?

Bốc hơi trong khí quyển phụ thuộc vào 3 điều kiện chính: nhiệt độ, gió, độ ẩm. Bốc hơi trong khí quyển phụ thuộc vào 3 điều kiện chính: nhiệt độ, gió, độ ẩm.

- Nhiệt độ: là năng lượng cần thiết cho sự bốc hơi xuất hiện. Năng lượng này được sử dụng để bẻ gãy những liên kết giữa các phân tử nước, nó là nguyên nhân tại sao nước có thể dễ dàng bốc hơi tại điểm sôi (212°F, 100°C) nhưng bốc hơi rất chậm tại điểm đóng băng. Quá trình bốc hơi tiêu thụ nhiệt năng lấy từ môi trường, đó là nguyên nhân tại sao khi nước bốc hơi từ da của bạn làm bạn mát. Trong khí quyển độ bốc hơi phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và nhiệt độ mặt đệm.

- Độ ẩm tương đối: độ ẩm tương đối của không khí (là tỷ lệ khối lượng hơi nước trong 1m3 không khí) cũng là một trong những nhân tố tác động tới sự bốc hơi. Khi độ ẩm tương đối không khí đạt 100%, tức là ở trạng thái bão hoà hơi nước, bốc hơi không thể tiếp tục diễn ra. Độ ẩm càng nhỏ, bốc hơi càng diễn ra mạnh mẽ.

- Gió và sự chuyển động đối lưu của không khí: những nơi có gió và chuyển động đối lưu mạnh mẽ thì sẽ có lượng bốc hơi và thoát hơi nuớc cao hơn. Điều này có mối quan hệ với độ ẩm tương đối; vì nếu không có gió, không khí môi trương xung quanh không lưu thông, làm cho độ ẩm gia tăng, không tạo điều kiện thuận lợi cho sự bốc hơi và ngược lại.

- Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm ảnh hưởng đến sự bốc hơi như: độ ẩm của đất, kiểu của thảm thực vật...; thực vật ở những vùng khô cằn như cây xương rồng và những loại cây giữ nước, sự thoát hơi nước của chúng ít hơn những cây ở những vùng khác. Ở những nơi có mật độ thảm thực vật mà cao thì có nghĩa là tỷ lệ thoát hơi nước của thực vật cũng giảm theo

NÀO?

Bốc hơi nước từ các đại dương là con đường chính để nước được luân chuyển vào trong khí quyển. Diện tích rất lớn của các đại dương (trên 70% diện tích bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi các đại dương) đã cung cấp những cơ hội lớn cho quá trình bốc hơi diễn ra.

Hình 3: quá trình bốc hơi trên mặt nước

Bốc hơi nước từ các đại dương là con đường chính để nước được luân chuyển vào trong khí quyển. Diện tích rất lớn của các đại dương (trên 70% diện tích bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi các đại dương) đã cung cấp những cơ hội lớn cho quá trình bốc hơi diễn ra. Trên phạm vi toàn cầu tổng lượng nước bốc hơi bằng tổng lượng giáng thủy. Mặc dù vậy, tỉ lệ giữa lượng nước bốc hơi và lượng giáng thuỷ biến đổi theo vùng địa lý. Thông thường trên các đại dương lượng bốc hơi nhiều hơn lượng giáng thủy, trong khi đó trên mặt đất, lượng giáng thủy vượt quá lượng bốc hơi. Phần lớn lượng nước bốc hơi từ các đại dương rơi ngay trên đại dương qua quá trình giáng thủy. Chỉ khoảng 10% của nước bốc hơi từ các đại dương được vận chuyển vào đất liền và rơi xuống thành giáng thuỷ. Khi bốc hơi, một phân tử nước tồn tại trong khí quyển khoảng 10 ngày.

Một phần của tài liệu Khí tượng, thủy văn (Trang 60 - 63)