Sổ tay phóng viên – Phần

Một phần của tài liệu Sổ tay phóng viên (Trang 56 - 62)

Dn ti hin trường (DHT)

Trước tiên hãy tự hỏi mình: "Tại sao lại phải dẫn?" • Có giúp kể câu chuyện không?

• Có giúp thu hút sự chú ý của khán giả không?

• Có cần thiết phải có bạn trong câu chuyện/địa điểm này không? • Có phải là phong cách của Đài không?

• Có thay thếđược những cảnh thích hợp bị thiếu hay không?

Nói cách khác, có lý do chính đáng để DHT hay không? (sự phù phiếm không đủ là lý do!)

Nếu bạn quyết định là cần phải DHT thì:

• Hãy làm đơn giản - thường chỉ dẫn vài câu ngắn.

• Tránh đưa các con số - chúng sẽ thay đổi khi bạn ngồi vào phòng dựng.

Không có luật nào quy định vị trí DHT trong một phóng sự. Nó không nhất thiết phải ở cuối, cũng không nhất thiết ở giữa phóng sự. Nó ở chỗ nào mà có thể giúp kể câu chuyện một cách tốt nhất.

Trong tin tức, DHT thường xuất hiện ở cuối. Đó là cách thuận tiện khi cần tóm tắt những diễn biến cuối cùng. đó cũng là chỗ các phóng viên cao cấp thường đưa ra một vài phân tích.

Nhưng đừng bao giờ tự động đưa DHT vào cuối phóng sự, nhất là khi bạn có những hình ảnh mạnh. Hãy chia tay với người xem bằng một hình ảnh nói lên điều gì đó về câu chuyện.

Cầu nối

Hãy suy nghĩ về cách dùng DHT là cầu nối giữa hai ý nghĩ có liên quan. Hay dùng DHT để vượt qua những đoạn khó: một chỗ hiển nhiên sẽ ra khỏi bối cảnh và đi vào diễn biến (phát triển) của câu chuyện.

Trong mỗi trường hợp như thế này sẽ tương đối dễ dàng khi viết lời bình, thậm chí trước khi bạn thu thập đủ tất cả các chi tiết cho câu chuyện.

Trang điểm

Trang điểm tốt thực sự có ý nghĩa nếu bạn phải xuất hiện trước ống kính của máy quay.

Người xem để ý nhiều hơn đến mái tóc, khuôn mặt, tâm trạng, quần áo và tay bạn làm gì hơn là bạn nói gì.

Những thông điệp người xem thu được từ những người xuất hiện trên màn hình được ghi nhận như sau:

• 55% thông điệp là từ ngôn ngữ cử chỉ. • 38% là từ giọng nói và thái độ.

• 7% là từ lời nói.

Trong cuốn sách Thông điệp im lặng, Albert Mehrabian đã đề cập đến những con số trên và kết luận:"

" Hành vi không dùng lời nói của một người thường mang nhiều ý nghĩa hơn lời nói của anh ta trong việc truyền đạt cảm giác hay thái độ đến những người khác."

13.Kể chuyện bằng hình ảnh

Hãy để những hình ảnh kể câu chuyện của bạn.

Cựu phóng viên đối ngoại của đài BBC, người đã từng đoạt giải thưởng báo chí, Martin Bell đã thể hiện như sau:

"Thủ thuật là nhường địa vị hàng đầu cho hình ảnh và để chúng kể hầu hết câu chuyện. Rồi sau đó bổ xung và trau chuốt nó bằng một vài lời cho câu chuyện."

Tất nhiên, bạn không nhường vị trí hàng đầu này cho những hình ảnh chẳng nói lên điều gì. Nên bước đầu tiên là phải có được những hình ảnh "biết nói": những hình ảnh trung tâm của câu chuyện và biết kể chuyện. Người phóng viên chỉ còn phải viết thêm ít lời bình và tiếp tục câu chuyện.

Điểm xuất phát là gạt bỏ những mô tả "báo tường", "bìa"... Thay vào đó, hãy nghĩ tới hình ảnh như một sự kiểm chứng. Để làm được việc đó ta cần suy nghĩ bằng hình ảnh. Đừng nói: "Tôi đang viết cái này. Cái gì sẽ minh hoạ cho những từ ngữ của tôi."

Hãy nói: "Những hình ảnh nào sẽ kể câu chuyện với ít lời bình nhất?" Đặc biệt, hãy tự hỏi loại hình ảnh nào kể câu chuyện hiệu quả nhất. Những hình ảnh biết nói thường là: • Những cảnh cận. • Khuôn mặt. • Chi tiết. • Những hình ảnh có cảnh hành động. • Những hình ảnh khớp với những phản ứng thích hợp.

Chúng ta phải chấm dứt suy nghĩ bằng câu chữ mà hãy tìm đến với những suy nghĩ đó trong hình ảnh. Đây là chỗ các nhà báo hình, đặc biệt là những người quay camera có thể giúp phóng viên hình dung sự việc bằng hình ảnh.

• Mường tượng các hình ảnh biết nói không cần lời bình. • Hình ảnh là các tính từ bổ nghĩa của bạn.

• Ghi nhận tâm trạng, cảm xúc.

• Đừng yêu cầu quay cảnh của X mà hãy hỏi: "Làm thế nào để ghi được tâm trạng/tinh thần của X?"

• Đừng đi quay cảnh người dân xếp hàng trước cơ quan phúc lợi xã hội, mà hãy ghi hình thể hiện tình cảnh của người chờ đợi hàng giờ trong hàng như thế nào.

14. Cách sử dụng âm thanh

Âm thanh tự nhiên (natural sound) là rất cần thiết.

• Âm thành tự nhiên khiến ta phải quay lại nhìn vô tuyến khi đang đọc sách hay nói chuyện.

• Nó kéo ta trở lại khi ta đang lơđãng.

• Nó giúp phóng sự chúng ta có kết cấu và cảm xúc.

Mỗi khi chúng ta bỏ âm thanh tự nhiên vì chúng ta cần nhồi thêm lời bình, làm như vậy, chúng ta cướp đi của khán giả cơ hội đặc biệt nào đó. Chúng ta làm giảm cơ hội của khán giả chia sẻ khoảng khắc đó với chúng ta. Và chúng ta làm yếu đi sức cuốn hút của phóng sự.

Kết hợp phỏng vấn/thời sự vào lời kể chuyện

Trong tin tức thời sự truyền hình, âm thanh thường chỉ là công cụ trang điểm.

Hầu hết các phỏng vấn chứa đựng những biểu hiện của phản ứng. Hãy tìm những cơ hội để phỏng vấn trở thành một phần của lời kể - cùng kể câu chuyện.

"Hãy để cho những người của bạn kể câu chuyện thay cho bạn càng nhiều càng tốt. Họ thường nói những điều hay hơn các phóng viên có thể viết, và họ nói ra điều đó nên nhiều người đã hiểu.

Hãy dùng nhiều phỏng vấn và đan xen chúng vào lời kể một cách khéo léo để nó liền một mạch.

Đừng sử dụng lời bình kín đặc. Hãy để chỗ thở. Nếu bạn nói hơn ba câu mà không có tiếng động tự nhiên hay phỏng vấn, bạn cần xem lại bài viết của mình." (Larry Hatteberg, lớp học của NPPA, Oklahoma, 1997).

Một phần của tài liệu Sổ tay phóng viên (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)