- Đèn huỳnh quang: là nguồn sáng nhờ phóng điện trong chất khí, có nhiều loại nh− đèn thuỷ ngân thấp, cao áp; đèn huỳnh quang thấp cao áp; và các đèn phóng điện
b/ Kỹ thuật an toàn khi lắp ráp sửa chữa máy, thử máy.
Khi lắp ráp thì liên quan đến việc sử dụng các dụng cụ, thiết bị lắp ráp máy: máy ép, máy hàn, các loại búa, các loại dũa, đục sắt, cho nên cần thiết phải đảm bảo:
An toàn khi di chuyển, tháo lắp, chế độ kiểm tra sau khi lắp ráp.
Việc sửa chữa bảo d−ỡng định kỳ hoặc đột xuất phải báo cho đốc công biết. Chỉ những công nhân cơ điện, đ−ợc qua huấn luyện mới sửa chữa, điều chỉnh máy móc thiết bị.
Tr−ớc khi sửa chữa, điều chỉnh phải ngắt nguồn điện, tháo đai truyền khỏi puli và treo bảng “Cấm mở máy“ trên bộ phận mở máy. Khi sửa chữa, tháo dỡ hoặc lắp đặt thiết bị tuyệt đối không đ−ợc dùng các vì kèo, cột, t−ờng nhà để neo, kích kéo... để phòng quá tải đối với các kết cấu kiến trúc gây tai nạn sập mái, đổ cột, đổ t−ờng v.v..
Sửa chữa những máy cao quá hai mét phải có giàn giáo, có sàn làm việc, cầu thang leo lên xuống và tay vịn chắc chắn.
Khi sử dụng các dụng cụ cầm tay bằng khí nén phải chú ý kiểm tra Các đầu nối, không để rò khí, các chổ nối phải chắc chắn, Các van đóng mở phải dễ dàng. Cấm dụng cụ khí nén làm việc ở chế độ không tải. Khi sửa chữa, điều chỉnh xong, phải kiểm tra lại toàn bộ thiết bị lắp toàn các thiết bị an toàn che chắn rồi mới đ−ợc thử máy. Dò khuyết tật nếu cần thiết sau khi đã lắp ráp hay sửa chữa xong.
Thử máy khi đã kiểm tra việc lắp đặt máy: bao gồm chạy thử không tải, chạy non tải, chạy quá tải an toàn. Không sử dụng quá công suất máy, chú ý vận hành đúng chỉ dẫn vận hành và yêu cầu của quy trình công nghệ. Cấm dùng 2 chìa vặn nối đầu nhau hoặc dùng ống dài nối đầu chì vặn không đúng quy chuẩn; vì làm nh− vậy dể bị tr−ợt ngã, dễ bị mất thăng bằng hoặc không đảm bảo chắc chắn cho việc tháo mở máy. Để đề phòng công nhân bị vô tình chạm các nút điều khiển điện yêu cầu các nút điều khiển phải lắp đặt thấp hơn mép hộp bảo vệ và phải ghi rõ chức năng “ Hãm”, “ Mở ”; “ Tắt “,...