Trong gia công nóng

Một phần của tài liệu giáo trình an toàn lao động ngành cơ khí phần 1 docx (Trang 52 - 53)

- Đèn huỳnh quang: là nguồn sáng nhờ phóng điện trong chất khí, có nhiều loại nh− đèn thuỷ ngân thấp, cao áp; đèn huỳnh quang thấp cao áp; và các đèn phóng điện

c/ Trong gia công nóng

Khi đúc ở nghiệt độ cao nh− vậy ngoài bức xạ nhiệt, n−ớc gang thép còn phát ra tia tử ngoại có năng l−ợng lớn, có thể gây viêm mắt, bỏng da.

Tai nạn phổ biến của khâu đúc là bị bỏng do n−ớc kim loại bắn toé vào cơ thể hoặc do các vật tiếp xúc với n−ớc kim loại không đ−ợc bong khô hoặc do khuôn đúc ch−a sấy khô nên hơi ẩm bám trên các vật đó bị n−ớc thép làm cho bốc hơi mạnh sẽ gây bắn toé làm bỏng ng−ời lao động.

Trong việc xử lý các ba via của các vật đúc cũng dễ bị xay xát chân tay do mặt xù xì và sắc cạnh của vật đúc gây nên.

Trong hàn kim loại:

Khi hàn điện có thể bị điện giật là hiện t−ợng gây nguy hiểm nhất cho tính mạng của con ng−ời khi hàn điện.

Hồ quang hàn th−ờng có nhiệt độ rất cao (vài nghìn độ), hồ quang hàn có độ bức xạ rất mạnh dễ làm cháy bỏng da, làm đau mắt,...Khi hàn kim loại lỏng bắn toé nhiều dể gây bỏng da thợ hàn hay những ng−ời xung quanh

Ngọn lửa hồ quang hàn còn có thể gây cháy, nổ các vật xung quanh cho nên cần đặt nơi hàn xa những vật dể bắt lửa, dễ cháy nổ. Môi tr−ờng làm việc của thợ hàn có nhiều khí độc hại và bụi sinh ra khi cháy que hàn nh−: CO2, F2, bụi măng gan, bụi ôxit kẽm,... rất có hại cho hệ hô hấp & cho sức khoẻ của công nhân. Khi hàn ở các vị

trí khó khăn nh− hàn trong ống, những nơi chật chội, nhiều bụi, gần nơi ẩm thấp, khi hàn trên cao,...

Khi hàn hơi, để tránh các tr−ờng hợp gây ra cháy, nổ khi sử dụng các bình chứa khí nén để hàn. Các vết bẩn, dầu mỡ, chất dể bắt lửa trên các dây dẫn khí, van khí, ... dễ gây cháy, sinh ra nổ bình hoặc sinh ra hoả hoạn.

Trong gia công áp lực:

Khi rèn tai nạn lao động có thể xảy ra do nhiệt độ cao, do dụng cụ gia công và phôi rèn dập, ...Các vảy sắt nóng bắn vào.

Do va chạm với vật rèn đang nóng ở nhiệt độ cao (có thể trên1000 oC), nhiệt độ kết thúc gia công vẫn còn cao khoảng 700 oC nên công nhân dể vô ý sờ vào.

Do cán búa tra vào không chặt nên búa dễ bị văng ra, va chạm khi quai búa. Do kìm kẹp không chặt làm cho vật rèn bị rơi ra khi lấy ra khỏi lò.

Trong nhiệt luyện, mạ điện:

Dễ bị bỏng do tiếp xúc với vật đang ở nhiệt độ cao, dễ bị nhiểm độc do môi tr−ờng nhiệt luyện: Xianua NaCN, KCN chất hay dùng khi thấm cácbon và nitơ

Khi mạ điện do tác dụng của các chất điện phân; ảnh h−ởng của các dung dịch điện phân khi mạ: axit, xianua, xút (NaOH), CrO3, có thể gây bỏng da, huỷ hoại da do xút hay axit, n−ớc nóng,...Trong phân x−ởng mạ cần chú ý tác dụng của dòng điện mạ và nguồn điện mạ. Môi tr−ờng hoá chất có nhiều hoá chất độc hại : ôxit crôm, dung dịch điện phân,...

4.3.2. Những biện pháp an toàn trong cơ khí

Ngày nay máy móc hiện đại ngày càng đ−ợc ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực của nó thì máy móc cũng có thể là nguyên nhân của những tai nạn do: máy không hoàn chỉnh, chế tạo sai quy cách hoặc do máy đ−ợc xây dựng ở những vị trí không phù hợp...

Để thực hiện thiết kế tốt, tr−ớc hết phải trang bị các kiến thức cần thiết về công tác an toàn lao động cho ng−ời thiết kế. Từ đó mà có các biện pháp trong khâu thiết kế các cơ cấu điều khiển cho máy, hay thực hiện những quy trình sản xuất đảm bảo an toàn. Đây là điều dự phòng và đảm bảo an toàn từ gốc.

Một phần của tài liệu giáo trình an toàn lao động ngành cơ khí phần 1 docx (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)