4. Luyện tập phân vai (Roleplay)
4.3.1. Nhờ chuyển lời nhắn qua điện thoạ
Mục tiêu
Biết cách nhờ người khác chuyển lời nhắn qua điện thoại. (Trong trường hợp gọi điện thoại đến mà không gặp được người mình cần gặp.)
Tiến trình hội thoại
Gọi điện, xác nhận địa điểm, số máy gọi đến, xin cho gặp người mình muốn gặp. Người ở đầu dây bên kia thông báo rằng người mình cần gặp đang đi vắng, hỏi xem có cần nhắn gì với người đang đi vắng không
Nhờ chuyển lời nhắn đến người mình muốn gặp Người nhận điện thoại xác nhận lại nội dung lời nhắn Cảm ơn và kết thúc cuộc gọi
Mẫu câu
Gọi điện, xác nhận địa điểm, số máy gọi đến, xin cho gặp người mình muốn gặp.
(場所、人のお宅)でしょうか。
Xin lỗi, có phải nhà ~ không ạ?
~さんはいらっしゃいますか。
Cho hỏi có anh/ chị…ở nhà không ạ?
Người ở đầu dây bên kia thông báo rằng người mình cần gặp đang đi vắng
あいにく、~さんはいません/おりません。
Rất tiếc, anh/ chị…hiện đang không có ở đây.
Hỏi xem có cần nhắn lại gì không
~さんに何か教えておきましょうか。
Anh/ chị có cần nhắn gì với anh/ chị…không?
何か教えてほしいことがありますか。
Anh/ chị có muốn nhắn lại gì không?
何か教言がありましたらどうぞ言ってください。
Nếu anh/ chị có lời nhắn gì xin mời cứ nói.
Nhờ chuyển lời nhắn đến người mình muốn gặp
~さんに教言をお願いできますか。
Tôi có thể nhờ chuyển lời nhắn đến anh/ chị….được không?
~と教えてもらいませんか/いただけませんか。
Có thể nhắn giúp tôi là….được không?
~と言ってくれませんか。
Anh/ chị có thể nói giúp là… được không?
教言をお願いできるかな。
教言よろしいでしょうか。
Tôi muốn nhờ anh/ chị nhắn giùm có được không?
教言をお教え願えませんか。
Tôi muốn nhờ anh/ chị nhắn giùm có được không?
Xác nhận lại nội dung lời nhắn
~ということですね。
Nhắn là…đúng không ạ?
では、~さんが教ったらそのように教えておきます。
Vâng, khi nào anh/ chị…..về tôi sẽ nhắn lại như vậy.
Kết thúc cuộc gọi
よろしくお願いします。失教します
Tôi xin phép cúp máy nhé. Cảm ơn anh/ chị rất nhiều.
Lưu ý
Khi muốn nhắn lại rằng khi nào người kia về hãy gọi lại cho mình:
+Nếu là người rất thân:「後で電話をかけてって言ってくれる」
Bảo giùm anh/ chị ấy là gọi lại cho tôi nhé.
「家に電話をかけるようにと教えてもらえる」
Nhắn giùm anh/ chị ấy là gọi đến nhà cho tôi nhé.
「電話もらえるとうれしいんだけど」
Tôi rất vui nếu anh/ chị ấy gọi cho tôi
+Là người không thân lắm hoặc là cấp trên:
「お教りになりましたら、お電話をくださるように教えていただけません か」
Nhờ anh/ chị nhắm giùm với… là bao giờ về thì gọi điện cho tôi nhé.
「お教りになりましたら、電話いただけるようにお願いできないでしょう か」
Có thể nhắn giùm tôi với anh/chị…là bao giờ về thì gọi điện cho tôi được không?
「折り返し電話いただけるとありがたいんですが」
Tôi rất vui nếu được anh/ chị…gọi lại.
4.3.2. Rủ rê
Mục tiêu
+Biết cách hỏi về dự định, thời giờ thuận tiện của một người trước khi rủ người đó cùng làm gì đó hoặc cùng đi đâu đó.
+Trong trường hợp được người đó đồng ý thì cần biết cách tiếp tục câu chuyện, chủ động thiết lập thời gian và địa điểm hẹn gặp.
+Trong trường hợp từ chối lời rủ, lời mời của ai đó, biết cách từ chối khéo léo, lịch sự để không làm tổn thương người rủ và không trở thành mất lịch sự.
Tiến trình hội thoại
- Dẫn dắt, hỏi về dự định, thời gian rỗi của người đang nói chuyện với mình. - Nếu thấy người đó có vẻ có thời gian, đưa ra lời rủ, lời mời.
+ Nếu được đồng ý thì tiếp tục thiết lập địa điểm và thời gian hẹn gặp, kết thúc hội thoại
+ Nếu bị từ chối thì hẹn lần sau
Mẫu câu
Hỏi về dự định, thời gian thuận tiện của người đang cùng nói chuyện
~さん、<時間>は何か予定がありますか。
Anh/ chị…này, vào ngày (thời gian) anh/ chị đã có dự định gì chưa?
~さん、<時間>は暇ですか。
Anh/ chị…này, vào ngày (thời gian) anh/ chị có rảnh không?
Đưa ra lời mời, lời rủ
~んだけど、一教にどうですか:
(có một việc như thế này), anh/ chị có muốn…cùng tôi không?
~んだけど、一教にNでも(一教に)どうかな:
(có một việc như thế này), anh/ chị có muốn…cùng tôi không?
Nでも(一教に)どうですか:
Anh/ chị thấy thế nào nếu cùng tôi…?
よかったら一教にVませんか:
Nếu được thì anh/ chị có muốn cùng tôi…không?
興味があったら一教にどうですか:
Nếu thích anh/ chị có thể cùng tôi…,anh/ chị thấy thế nào?
時間があったら一教にNでも(一教に)どうかな
Nếu có thời gian anh/ chị có thể cùng tôi…,anh/ chị thấy thế nào?
Nhận lời mời
ええ、いいですね。ぜひVたいです
Vâng, thê thì thay quá. Nhất định là tôi muốn…
うん。Vru
Ừ, mình sẽ cùng………nhé.
いいですね。もちろん
Hay quá nhỉ, tất nhiên rồi.
Tôi rất mong đến lúc đó.
Từ chối lời mời
すみません。その日はちょっと。
Xin lỗi, ngày hôm đó tôi………
教念ですが、その日はちょっと用事が入ってしまいました。
Tiếc quá, ngày hôm đó tôi lại có việc mất rồi.
<ほかの日>だったらいいんですけど
Nếu mà là ngày khác thì không sao.
また今度よろしくお願いします
Mong lần sau anh/ chị lại rủ tôi nhé.
ごめんね
Xin lỗi nhé
教いけど
Đúng là hơi xấu nhưng tôi…
申し教ありません
Tôi thành thật xin lỗi nhé
また誘ってくださいね。
Lần sau lại rủ tôi nhé.
Thiết lập địa điểm và thời gian hẹn gặp (trường hợp người kia nhận lời mời)
では、どこで教いましょうか。
Vậy thì mình gặp nhau ở đâu được nhỉ?
~教でどうですか。
Gặp ở ga~ có được không?
何時がいいかな。
Mấy giờ thì được nhỉ
では、<場所>で<時間>に教いましょう。
Như vậy là mình sẽ hẹn nhau ở~ vào lúc ~ giờ nhé.
Lưu ý
Trong trường hợp quan hệ thân thiết, và phán đoán được người nghe sẽ vui vẻ nhận lời có thể dùng một số câu đơn giản như「行ってみない」 hoặc「行きますよね」. Còn trong những trường hợp nhận thấy có khả năng bị từ chối lời mời thì cũng nên nói khéo để người nghe không cảm thấy áy náy khi từ chối mình. Ví dụ「もしよかっ たら/時間がありましたら」. Nếu nhận thấy người nghe có vẻ lưỡng lự thì có thể
nói thêm rằng「無理しないでください」「忙しかったら、今度でもいいです
4.3.3. Xin phép
Biết cách xin phép làm việc gì đó Biết giải thích lý do trước khi xin phép
Biết cách nói cho phép hoặc không cho phép ai làm điều gì
Tiến trình hội thoại
Hỏi xem người kia có thời gian để nói chuyện với mình hay không. Giải thích, trình bày lý do và xin phép được làm gì đó.
Nếu được cho phép thì nói lời cám ơn và kết thúc hội thoại Nếu không được cho phép thì thôi.
Mẫu câu
Hỏi xem người kia có thời gian để nói chuyện với mình hay không.
すみませんが、今時間がありますか。
Xin lỗi, bây giờ anh/ chị có thời gian không?
すみません、ちょっといいですか。
Xin lỗi, tôi xin làm phiền một chút được không?
すみません。ひとつお願いがあるんですが、今よろしいでしょうか。
Xin lỗi, tôi có việc muốn nhờ anh/ chị một chút, bây giờ có được không a.?
Giải thích, trình bày hoàn cảnh, lý do
教は~んです。それで~
Thật ra là~. Chính vì vậy mà…
Xin phép
(できれば)Vsaseteもらってもいいですか。
Nên nếu có thể thì cho phép tôi…có được không?
Vteもいいですか/かまいませんか。
Tôi ……..có được không?
Vたいんですけど、いいですか。
Tôi muốn………có được không vậy?
Vsaseteもらえたらうれしいんですけど。
Tôi rất vui nếu anh/ chị cho phép tôi…….
Vsaseteいただきたいんですが。
Tôi muốn anh/ chị cho phép tôi…….
Cho phép
いいですよ。どうぞVteください。
Được, thế thì xin mời.
うん。いいよ。 Vâng, được thôi
Vteもかまいません。
どうぞ、ご自由におV-masuください。
Vâng, xin mời cứ tự nhiên.
どうぞおV-masuになってください。
Vâng, xin mời cứ tự nhiên. (lịch sự)
Không cho phép
すみません。それはちょっと。
Xin lỗi, cái đó thì….
すみませんが今(使っています)。
Xin lỗi, bây giờ tôi đang (dùng).
それはいけませんね/だめですね。
Như thế thì không được đâu ạ?
教いけど
Tôi rất xin lỗi
申し教ありませんがVteはいけないことになっています。
Thành thật xin lỗi nhưng quy định là không được phép……
Kết thúc hội thoại
どうもありがとうございました。では、失教します。
Xin cảm ơn. Tôi xin phép nhé.
Lưu ý
Trong những tình huống không thể cho phép ai làm gì vì vi phạm quy định, nội quy nào đó thì có thể từ chối thẳng thừng mà không sợ mất lòng người xin phép bằng cách nói 「~ことになっています」. Còn trong trường hợp từ chối lời xin phép của ai vì lý do cá nhân của mình thì khi từ chối cần nói thêm những câu như 「教いんけ ど」、「申し教ないんが~」để người xin phép cũng cảm thấy thoải mái và không bị tổn thương.
Mục tiêu
+ Biết giải thích lý do trước khi nhờ vả ai một việc gì đó + Biết diễn đạt các cách nói nhờ vả
Tiến trình hội thoại
Hỏi xem người nghe có thời gian không Trình bày lý do, hoàn cảnh
Nhờ vả
Nếu được đồng ý thì cảm ơn và kết thúc hội thoại
Nếu không được đồng ý thì có thể năn nỉ thêm hoặc thôi không nhờ nữa và kết thúc hội thoại
Mẫu câu
Hỏi xem người nghe có thời gian không
すみませんが、今時間がありますか。
Xin lỗi, bây giờ anh/ chị có thời gian không?
すみません、ちょっといいですか。
Xin lỗi, tôi muốn nhờ một chút có được không?
すみません。ひとつお願いがあるんですが、今よろしいでしょうか。
Xin lỗi, tôi có việc muốn nhờ anh/ chị một chút, bây giờ có được không a.?
Giải thích, trình bày hoàn cảnh, lý do
教は~んです。それで~
Thật ra là~. Chính vì vậy mà…
Nhờ vả
Vteほしいだけど、Vteもらいませんか。
Vteもらっていいですか。
Anh/ chị có thể làm việc này giúp tôi được không?
Vteもらいたいんですが、いいですか。
Anh/ chị có thể làm việc này giúp tôi, có được không?
Vteいただけるとありがたいんですが。
Tôi sẽ rất vui nếu anh/ chị làm việc này giúp tôi.
Nhận lời giúp
わかった。いいですよ。
Tôi hiểu rồi, được thôi.
いいですよ。任せて。
Được thôi, cứ phó mặc cho tôi.
うん、わかった。しておきます。
Vâng, tôi hiểu rồi, tôi sẽ làm cho.
Không nhận lời giúp
う教ん、それはちょっとね。
Ơ, việc này thì…….
それはちょっと難しいですね。
Việc này xem ra hơi khó nhỉ
できないかもしれませんね。
Có thể là tôi không giúp được đâu.
できるかどうかはちょっとわからないんですが。
Tôi cũng chưa biết là có giúp được gì cho anh/ chị hay không?
時間があったら、大丈夫ですが。
Nếu có thời gian thì chắc là không có vấn đề gì nhưng…….
Thôi không nhờ nữa
では、ほかの人に教んでみます。
Thôi thế để tôi thử nhờ người khác vậy.
じゃ、いいよ。わかった。
Thế à, tôi hiểu rồi, không sao ạ.
なんとかしてみます。
Chắc tôi sẽ phải làm một cái gì đó thôi.
じゃ、自分でがんばります。
Thế thì tôi sẽ cố gắng vậy.
Kết thúc hội thoại
では、よろしくお願いします。失教します。
Lưu ý
Thông thường khi đã nhờ ai một việc gì thì tâm lý chung là mong được người đó đồng ý giúp đỡ. Chính vì vậy trong trường hợp không thể nhận lời giúp đỡ thì cũng không nên nói thẳng là「できません」、「それはしたくないんです」( trừ trường hợp quan hệ rất thân thiết). Nếu không thể giúp được thì cũng nên nói về lý do tại sao không giúp được, ví dụ như「教は最近、仕事が忙しくて」、「これは難しいかも しれませんね」、「ちょっとわからないんですね」 để cho người kia không bị tổn thương hay tự ái.
Mục tiêu
Biết thể hiện đề xuất của mình về một vấn đề gì đó.
Tiến trình hội thoại
Dẫn dắt, nêu lên vấn đề có liên quan
Nêu lên đề xuất của mình liên quan đến vấn đề vừa đề cập
Thể hiện một số ý kiến tranh luận, bàn bạc với người cùng nói chuyện.
Mẫu câu
Dẫn dắt, nêu lên vấn đề có liên quan
あのう、~のことなんですけど
À, có một việc như thế này ạ..
~なんですけど
Có một việc như thế này ạ..
Nêu lên đề xuất của mình liên quan đến vấn đề vừa đề cập
Aにする。Bにする。
Chọn A hay là chọn B nhỉ?
~にしたらどうですか。
~というのはどうかなと思っているんですが。
Tôi nghĩ là ~ thì sao nhỉ?
~というのはどうでしょう。
~ thì thế nào nhỉ?
Vtaほうがいいと思いますが、いかがでしょうか。
Tôi nghĩ là chúng ta nên…anh/ chị thấy sao?
~がいいのではないかと考えておりますが。
Tôi nghĩ thế này chẳng phải là tốt hay sao?
Tán thành với đề xuất đưa ra
それはいいんじゃないですか。
Cái đó chẳng phải là tốt hay sao/
問題ないと思いますけど。
Tôi nghĩ là không có vấn đề gì.
わかりました。
Tôi hiểu rồi
いいですね。それでいきましょうか。
Được đấy, cứ thế nhé.
それでいいんじゃないでしょうか。
Cái đó chẳng phải là tốt hay sao
Không tán thành với đề xuất đưa ra
ええ、そうなの?おもしろくないんじゃない。
Thế à, cũng không thú vị lắm nhỉ.
それはあまりよくないかもしれませんね。
Có vẻ như không được thú vị cho lắm.
それより、~のほうがいいかな。
Tôi nghĩ là ~ thì tốt hơn cách đó.
それはちょっと難しいかもしれません。
Có vẻ như sẽ khó khăn đấy.
もう少し教討させてもらいませんか。
Cho phép tôi kiểm chứng thêm
もう少しお時間をいただけますか。
Cho tôi thêm một chút thời gian nhé.
Lưu ý
xuất một vấn đề gì đó thì cũng tránh việc nói thẳng vào vấn đề. Lý do là họ cho rằng nếu thể hiện ý kiến đề xuất của mình một cách quá rõ ràng thì người nghe sẽ có cảm giác là áp đặt và người nghe không được tôn trọng. Chính vì vậy khi muốn đề xuất một vấn đề nào đó, người Nhật thường thể hiện dưới dạng câu hỏi. Như vậy vừa khiến người nghe không có cảm giác bị áp đặt, lại vừa thể hiện sự tôn trọng và hỏi ý kiến người nghe.
Mặt khác những câu thể hiện đánh giá hoặc cảm tưởng như 「おもしろいですね」、 「いいですね」...thì người Nhật thường không hay dùng đối với đề xuất của cấp trên.
Trong trường hợp không tán thành với đề xuất của ai đó thì người Nhật cũng không nói quá thẳng thắn, mà tìm cách nói nhẹ, nói tránh chẳng hạn như “Tôi nghĩ là tôi cần thêm thời gian suy nghĩ”, hay “có vẻ như la có phương án khác tốt hơn nhỉ?”…
KẾT LUẬN
Trên đây, tác giả đã tìm hiểu đặc điểm của quá trình giao tiếp, phân tích những năng lực cần thiết trong quá trình giao tiếp, phân tích tính cần thiết và mục tiêu của hành vi “nói” trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ, đồng thời nêu lên tầm quan trọng của kỹ năng “nói” trong việc dạy và học ngoại ngữ. Qua đó có thể thấy rằng để quá trình giao tiếp giữa người nói và người nghe diễn ra suôn sẻ, có hiệu quả thì phải có “mục đích giao tiếp”, giữa người nói và người nghe phải có “khoảng cách thông tin”, “quyền được lựa chọn” và phải có “phản ứng”. Kỹ năng “nói” là vô cùng cần thiết và quan trọng trong dạy và học ngoại ngữ, mặc dù sự tiến bộ trong kỹ năng “nói” thể hiện chậm hơn song nó phản ánh khá toàn diện các kỹ năng khác.
tiếng Nhật) của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành tiếng Nhật, khoa ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Nhìn chung, sinh viên tiếng Nhật, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất còn chưa cảm thấy tự tin và khả năng “nói” còn yếu hơn so với các kỹ năng còn lại. Nguyên nhân là do sinh viên mới làm quen với tiếng Nhật, vốn từ vựng và tri thức ngữ pháp, tri thức văn hóa còn chưa nhiều. Điều này khiến sinh viên không tự tin khi nới tiếng Nhật. Ngoài ra còn có nguyên nhân là những bài tập luyện tập trong sách giáo khoa nhiều khi còn mang tính gò bó, chưa tạo được hứng thú cho sinh viên. Tuy nhiên, thông qua nghiên cứu này thì những hoạt động trong giờ học hội thoại sẽ được tổ chức đa dạng hơn, góp phần vào việc nâng cao khả năng nói của sinh viên năm thứ nhất nói riêng và sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật nói chung.
Dựa trên nội dung về những năng lực cần thiết trong quá trình giao tiếp đã phân tích ở chương 1, đồng thời dựa trên kết quả điều tra, tác giả đã đưa ra 4 phương pháp chính được cho là có hiệu quả trong việc nâng cao khả năng nói của sinh viên năm thứ nhất. Đó là phương pháp phỏng vấn, hùng biện, thảo luận, luyện tập phân vai. Mỗi phương pháp lại có những đặc điểm rất riêng nhưng đều mang một đặc điểm chung là giúp nuôi dưỡng những năng lực cần thiết trong quá trình giao tiếp (gồm có “Năng lực ngữ pháp”, “Năng lực ngôn ngữ xã hội”, “Năng lực đàm thoại”, “Năng lực chiến lược”).Giáo viên cần chọn dạng luyện tập phù hợp với từng bài học, từng mẫu câu, sao cho phát huy tối đa khả năng của sinh viên. Giáo viên còn có thể áp dụng những phương pháp này trong một số giờ học khác như Tiếng Nhật tổng hợp, Viết, Nghe…
Nghiên cứu này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của những ai có quan tâm. Hy vọng sẽ giúp ích cho các giáo viên trong việc tìm ra những phương pháp thích hợp giúp sinh viên nâng cao khả năng nói tiếng Nhật.