- Marketing tập trung có thể gặp bất trắc hơn hai trường hợp trên, chẳng hạn thị trường đó có thể bị mất trắng.
d. Chiến lược tái định vị sản phẩm.
Mục đích của chiến lược này là nhằm tạo một vị trí mới cho một sản phẩm hay cho một nhãn hiệu trên thị trường hiện có vào tâm trí người tiêu dùng.
Để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp cần:
- Tạo cho sản phẩm có một vị trí đặc biệt trong trí nhớ người mua và khách hàng tương lai.
- Tạo sự khác biệt với các sản phẩm cạnh tranh.
6.3 Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm6.3.1 Khái niệm về chu sống của sản phẩm 6.3.1 Khái niệm về chu sống của sản phẩm
Chu kỳ sống sản phẩm là khoảng thời gian sản phẩm tồn tại trên thị trường trong đó có các giai đoạn trong lịch sử thương mại của một sản phẩm được mô tả khác nhau, nhờ đó các công ty có thể hoạch định được tốt hơn các kế hoạch Marketing.
Một chu kỳ sống điển hình của một sản phẩm được biểu thị bằng một đường biểu diễn có dạng hình chữ S và gồm có 4 giai đoạn : mở đầu, tăng trưởng, thưởng thành và suy thoái
Hình 4.2: Chu kỳ sống sản phẩm
6.3.2 Đặc điểm các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
Trong mỗi chu kỳ sống sản phẩm mỗi giai đoạn đều có đặc điểm riêng, cụ thể:
6.3.2.1 Đối với giai đoạn mở đầu ( giai đoạn tung sản phẩm vào thị trường)
Đây là giai doạn mở đầu của việc đưa hàng hóa ra bán chính thức trên thị trường. Bởi vậy, nó đòi hỏi phải có thời gian và sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt.
a. Đặc trưng
Giai đoạn này có những đặc trưng như sau:
* Mức tiêu thụ thường tăng chậm: do các nguyên nhân sau: - Công ty chậm mở rộng năng lực sản xuất
- Công ty còn gặp phải những vướng mắc về kỹ thuật - Chậm triển khai một kênh phân phối hiệu quả
- Khách hàng chưa từ bỏ thói quen tiêu dùng trước đây - Khả năng mua sắm còn hạn chế
Mở đầu Tăng trưởng Trưởng thành Suy thoái Thời gian