Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Cty TNHH TM DV Duy Tường, ta thấy yếu tố làm tăng lợi nhuận là sản lượng và giá vốn, các yếu tố làm giảm lợi nhuận là giá bán, chi phí quản lý kinh doanh và thuế. Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty em xin đưa ra một số giải pháp để duy trì và phát
triển những mặt mạnh cũng như khắc phục được những hạn chế nhằm góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty.
5.2.1.1. Biện pháp làm tăng sản lượng
- Để tăng sản lượng, công ty cần chú trọng mở rộng hệ thống phân phối, đồng thời đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ mặt hàng công ty bằng các biện pháp. Chẳng hạn như công ty nên có các hình thức khuyến mãi khi khách hàng mua với số lượng lớn. Ví dụ như khi khác hàng mua đi ện thoại có thẻ nhớ thì sẽ được tặng thẻ nhớ với dung lượng tương ứng với giá của mỗi chiếc điện thoại, hoặc chép nhạc, games miễn phí, tặng dây cáp, phiếu mua h àng,…Công ty có thể mở rộng thị trường sang các tỉnh khác nhằm tìm kiếmthị trường có tiềm năng.
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, do đó công ty cần chú trọng việc thu hút khách hàng. Muốn thế công ty nên có những biện pháp mới trong việc bán hàng. Đặc biệt là việc đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng để tạo được cảm tình, lòng tin của khách hàng đối với công ty. Có thể nói đối với công ty hoạt động trong lĩnh vực này thì đội ngũ nhân viên bán hàng là bộ mặt của công ty, vì thế việc chăm sóc, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho họ l à điều rất cần thiết.
5.2.1.2. Điều chỉnh giá bán phù hợp
Trong những năm gần đây, giá cả mặt h àng điện thoại di động có xu hướng giảm (qua bảng 3 trang 30) và việc xuất hiện rất nhiều mặt hàng mới, giá rẻ hiện nay càng làm cho việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Vì thế chính sách về giá của công ty làđiềurất quan trọng.
Công ty nên áp dụng các mức giá khác nhau t ùy theo các đối tượng khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay do xuất hiện ngày càng nhiều những đối thủ cạnh tranh về lĩnh vực kinh doanh dưới hình thức này thì công ty cần phải linh hoạt hơn trong việc định giá bán. Việc định giá phải dựa trên việc theo dõi thường xuyên tình hình giá cả trên thị trường và trên cơ sở tính toán các định mức chi phí và không được thấp hơn mức giábình quân trên thị trường, từ đó điều chỉnh giá bán hợp lý cho từng loại khách hàng.
5.2.1.3. Thay đổi kết cấu mặt hàng
Hiện nay, mức sống của ng ười dân trong nước ngày càng được nâng cao, tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũngngày càng phát triển. Nhu cầu sử
dụng điện thoại làm phương tiện liên lạc, và ngày nay nó còn là phương tiện để giải trí cũng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thì ngoài các mặt hàng hiện có, công ty cần bổ sung thêm một số loại mặt hàng mới, hiện đại, nhiều tính năng, chất lượng tốt để phục vụ đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
Thêm vào đó mặt hàng điện thoại hiện nay rất đa dạng, nhiều loại khác nhau, và nhiềucông ty, doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này rất nhiều. Vì vậy để đủ sức cạnh tranh, công ty cần tìm hiểu phân tích nhu cầu thị tr ường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng và trên cơ sở đó,nhập về và đẩy mạnh phát triển nh ững mặt hàng khác nhau từ hàng phổ thông đến hàng cao cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của nhiềuloại khách hàng.
5.2.1.4. Kiểm soát giá vốn hàng bán
Tiết kiệm chi phí trong việc mua hàng, không thu mua lẻ tẻ với số lượng nhỏ để giảm chi phí vận chuyển cũ ng như chi phí thu mua, phải kiểm tra số lượng lẫn chất lượng tất cả các mặt hàng khi nhập kho.
Hiện nay, thị trường điện thoại di động đã biến động rất nhiều, do đó công ty cần dự đoán tình hình biến động giá về từng loại mặt hàng. Khi Công ty dự đoán được tình hình thị trường giá những loại này sẽ tăng nữa thì nên mua vào với khối lượng nhiều để tránh sự tăng giá quá cao sẽ gây ảnh h ưởng nhiều đến giá thành sản phẩm. Trường hợp không dự đoán đ ược Công ty nên tồn trữ với khối lượng vừa đủ để giảm ảnh h ưởng của giá, vì nếu tồn kho nhiều khi giá giảm công ty phải gánh chịu một khoản chi phí rất lớn. Công ty nên phát huy tốt mối quan hệ với nhà cung cấp để mua được với giá rẻ hơn.
Bên cạnh đó công ty cần cải tiến công tác bảo quản vừa giảm hư hỏng, kiểm soát được những mặt hàng kém chất lượng, vừa giảm chi phísữa chữa lại.
Đối với các đơn vị cung ứng công ty cũng cần xây dựng mối quan hệ kinh tế mang tính lâu dài và ổn định để thu được nhiều mặt hàng với giá ưu đãi hơn.
5.2.1.4. Giảm bớt các khoản mục chi phí có thể
Như đã phân tích chi nguyên vật liệu là chi phí mua hàng hóa, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong công ty (năm 2006 chiếm 83,11%; năm 2007: 96,03%, năm 2008: 96,01%), nó bị ảnh hưởng bởi quy luật cung cầu trên thị trường và thế giới,
vì vậy khó có thể cắt giảm được khoản mục chi phí này. Chỉ có thể chăng là công ty phải nhanh nhạy hơn để tìm hiểu và nghiên cứu những biến động trên thị trường từ đó có những biện pháp thích hợp trong việc dự trữ hàng hóa lâu dài; tránh tình trạng để giá đầu vào tăng quá cao gây khó khăn cho doanh nghi ệp trong việc điều chỉnh giá bán.
Tuy vậy đối với khoản mục chi phí tài chính thì doanh nghiệp có thể cắt giảm bằng phương pháp sau: không nên s ử dụng hình thức ký quỹ với các công ty cung cấp bằng tiền mặt nữa, bởi lẽ nếu mỗi n ăm phải cần tới vài chục triệu đồng để ký quỹ thì công ty lại phải đi vay ngân hàng bấy nhiêu đó tiền và như vậy đã làm cho chi phí lãi vay tăng cao (năm 2007: 87.062.876 đ ồng; năm 2008: 89.728.750 đồng), để thay thế ta có thể sử dụng tài sản tương đương số tiền ký quỹ mà doanh nghiệp có để nhờ ngân hàng bảo lãnh và dùng tài sản đó để ký quỹ với công ty khách hàng. Làm như vậy công ty sẽ có dư vốn để đầu tư vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, công ty nên xây dựng định mức sử dụng điện, n ước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn. Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận li ên quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí, ví dụ: đối với chi phí văn phòng phẩm thì cần chi ở mức độ hợp lý; tuy nhiên không khống chế nó ở mức quá thấp vì nó chỉ hỗ trợ cho văn phòng làm việc, hoặc đối với chi phí hội họp, tiếp khách, công ty cần lập ra một biên độ dao động thích hợp.
Nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên, xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp.