Phƣơng pháp nhân giống cổ truyền

Một phần của tài liệu NUÔI CẤY MÔ CÂY DẦU MÈ (Jatropha curcas L.) (Trang 33 - 34)

Ở Nam Phi, ngƣời dân trồng cây dầu mè làm rào dậu hoặc trồng cây để chống xói mòn và bảo vệ đất thƣờng sử dụng phƣơng pháp giâm cành vì ƣu điểm của phƣơng pháp này là nhanh chóng tạo đƣợc cây trƣởng thành. Cành đƣợc cắt từ các cây dầu mè đã trƣởng thành cắm xuống đất, nếu đƣợc chăm sóc cẩn thận thì sau khoảng 2 đến 3 tháng là có đƣợc cây đủ lớn để đem trồng. Cây tạo ra từ phƣơng pháp giâm cành sau khoảng 1 năm sẽ bắt đầu sinh sản (NIIR Board of Consultants and Engineers, 2006).

Trồng cây để khai thác dầu lâu năm thì phƣơng pháp nhân giống bằng gieo hạt đƣợc sử dụng nhiều hơn. Bởi những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây tạo thành từ nhân giống bằng giâm cành có đời sống ngắn hơn và khả năng chống hạn và bệnh tật kém hơn cây nhân giống bằng hạt. Rễ của cây giâm cành phát triển yếu dễ bị gẫy đổ (Heller, 1996). Hạt trƣớc khi đem gieo đƣợc lựa chọn là những hạt to, chắc, mẩy. Hạt đƣợc ngâm nƣớc qua đêm để làm tăng tỉ lệ nẩy mầm. Hôm sau, hạt đƣợc gieo vào trong các bầu đất. Hạt sẽ nẩy mầm sau khoảng 1 tuần và cây con có thể đem đi trồng sau 45 ngày. Rễ của cây con mọc từ hạt phát triển, thƣờng có 1 rễ cái và 4 rễ bên. Cây trồng ngoài thực địa sẽ sinh sản sau khoảng 3 – 4 năm (Heller, 1996). Nhƣợc điểm của phƣơng pháp nhân giống bằng hạt là chất lƣợng cây con không đồng nhất bởi cây dâu mè là cây thụ phấn chéo nên giữa các hạt có sự khác nhau về

mặt di truyền. Nhƣ xét tính trạng hàm lƣợng dầu trong hạt, các cây tạo ra bằng gieo hạt có hàm lƣợng dầu trong hạt không ổn định, giao động từ 4 đến 40 % (Timir baran Jha và ctv, 2007). Trong khi kiểm tra chất lƣợng hạt giống là một việc khó khăn thì tỉ lệ sống và nẩy mầm của hạt thấp do đó nhân giống bằng phƣơng pháp gieo hạt không thể đáp ứng đủ nhu cầy cây giống chất lƣợng tốt cho việc trồng cây trên qui mô công nghiệp.

Một phần của tài liệu NUÔI CẤY MÔ CÂY DẦU MÈ (Jatropha curcas L.) (Trang 33 - 34)