Cải tiến trong phương pháp chứng thực và mã hóa WEP:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mạng WLAN và các phương thức bảo mật (Trang 91 - 96)

- Chương 9: kết luận và đưa ra ý kiến phát triển đề tài

5.3.3.Cải tiến trong phương pháp chứng thực và mã hóa WEP:

Để tăng cường tính bảo mật của WEP, tổ chức IEEE 802.11 đã đưa ra giao thức tích hợp khóa tạm thời TKIP – Temporal Key Integrity Protocol.

- Kiểm tra tính toàn vẹn của bản tin ( MIC-Message Integrity Check ) - Thay đổi mã khóa cho từng gói tin ( Per packet keying )

Bổ xung trường MIC

Giá trị kiểm tra tính toàn vẹn của bản tin MIC - Message Integrity Check được bổ xung vào 802.11 để khắc phục những nhược điểm của phương pháp kiểm tra toàn vẹn dữ liệu ICV.

- MIC bổ xung thêm số thứ tự các trường trong khung dữ liệu (AP sẽ loại bỏ những khung nào sai số thứ tự đó), để tránh trường hợp kẻ tấn công chèn các gói tin giả mạo sử dụng lại giá trị IV cũ.

- MIC bổ xung thêm 1 trường tên là MIC vào trong khung dữ liệu để kiểm tra sự toàn vẹn dữ liệu nhưng với thuật toán kiểm tra phức tạp, chặt chẽ hơn ICV.

Hình 5.20: Cấu trúc khung dữ liệu trước và sau khi bổ xung

Trường MIC dài 4 byte được tổng hợp từ các thông số theo hàm HASH

Hình 5.21: Cấu trúc bên trong của trường MIC

- Bất kỳ một thay đổi dù rất nhỏ ở bản tin nguyên thủy cũng dẫn đến sự thay đổi của chuỗi tóm lược

- Các hàm tóm lược này phải thỏa mãn tính chất “không va chạm” có nghĩa là với hai bản tin bất kỳ khác nhau, cùng dùng một hàm tóm lược rất khó có thể cho ra hai chuỗi tóm lược có nội dung giống nhau. Điều này rất có ích trong việc chống giả mạo nội dung bức điện.

Thay đổi mã khóa theo từng gói tin

Vì việc dùng giá trị khóa dùng chung trong một khoảng thời gian có thể bị kẻ tấn công dò ra trước khi kịp đổi nên người ta đưa ra một phương pháp là thay đổi mã khóa này theo từng gói tin. Nguyên lý thực hiện đơn giản bằng cách thay vì đưa giá trị Mã khóa tới đầu vào của bộ RC4, người ta sẽ kết hợp mã khóa này với IV bằng hàm băm Hash, rồi đưa kết quả này (gọi là Mã khóa tổ hợp) tới đầu vào của bộ RC4. Vì mã RC4 thay đổi liên tục (tăng tuần tự) theo mỗi gói tin nên Mã khóa tổ hợp cũng thay đổi liên tục dù mã khóa chưa đổi.

Để đảm bảo hơn nữa, Cisco đưa ra quy ước là giá trị IV vẫn để tăng tuần tự nhưng AP dùng giá trị IV lẻ còn Client dùng giá trị IV chẵn như vậy giá trị IV của AP và Client sẽ không bao giờ trùng nhau và Mã khóa tổ hợp của AP và Client cũng sẽ không bao giờ trùng nhau.

Giải pháp WEP tối ưu:

Với những điểm yếu nghiêm trọng của WEP và sự phát tán rộng rãi của các công cụ dò tìm khóa WEP trên Internet, giao thức này không còn là giải pháp bảo mật được chọn cho các mạng có mức độ nhạy cảm thông tin cao. Tuy nhiên, trong rất nhiều các thiết bị mạng không dây hiện nay, giải pháp bảo mật dữ liệu được hỗ trợ phổ biến vẫn là WEP. Dù sao đi nữa, các lỗ hổng của WEP vẫn có thể được giảm thiểu nếu được cấu hình đúng, đồng thời sử dụng các biện pháp an ninh khác mang tính chất hỗ trợ. Để gia tăng mức độ bảo mật cho WEP và gây khó khăn cho hacker, các biện pháp sau được đề nghị:

-Sử dụng khóa WEP có độ dài 128 bit: Thường các thiết bị WEP cho phép cấu hình khóa ở ba độ dài: 40 bit, 64 bit, 128 bit. Sử dụng khóa với độ dài 128 bit gia tăng số lượng gói dữ liệu hacker cần phải có để phân tích IV, gây khó khăn và kéo dài thời gian giải mã khóa WEP -Thực thi chính sách thay đổi khóa WEP định kỳ: Do WEP không hỗ trợ phương thức thay đổi khóa tự động nên sự thay đổi khóa định kỳ sẽ gây khó khăn cho người sử dụng. Tuy nhiên, nếu không đổi khóa WEP thường xuyên thì cũng nên thực hiện ít nhất một lần trong tháng hoặc khi nghi ngờ có khả năng bị lộ khóa.

-Sử dụng các công cụ theo dõi số liệu thống kê dữ liệu trên đường truyền không dây: Do các công cụ dò khóa WEP cần bắt được số lượng lớn gói dữ liệu và hacker có thể phải sử dụng các công cụ phát sinh dữ liệu nên sự đột biến về lưu lượng dữ liệu có thể là dấu hiệu của một cuộc tấn công WEP, đánh động người quản trị mạng phát hiện và áp dụng các biện pháp phòng chống kịp thời.

Hình 6.1: các thiết lập bảo mật trong WLAN

Device Authorization: Các Client không dây có thể bị ngăn chặn theo địa chỉ phần cứng của họ (ví dụ như địa chỉ MAC). EAS duy trì một cơ sở dữ liệu của các Client không dây được cho phép và các AP riêng biệt khóa hay lưu thông lưu lượng phù hợp.

Encryption: WLAN cũng hỗ trợ WEP, 3DES và chuẩn TLS(Transport Layer Sercurity) sử dụng mã hóa để tránh người truy cập trộm. Các khóa WEP có thể tạo trên một per-user, per session basic.

Authentication: WLAN hỗ trợ sự ủy quyền lẫn nhau (bằng việc sử dụng 802.1x EAP- TLS) để bảo đảm chỉ có các Client không dây được ủy quyền mới được truy cập vào mạng. EAS sử dụng một RADIUS server bên trong cho sự ủy quyền bằng việc sử dụng các chứng chỉ số. Các chứng chỉ số này có thể đạt được từ quyền chứng nhận bên trong (CA) hay được nhập từ một CA bên ngoài. Điều này đã tăng tối đa sự bảo mật và giảm tối thiểu các thủ tục hành chính.

Firewall: EAS hợp nhất packet filtering và port blocking firewall dựa trên các chuỗi IP. Việc cấu hình từ trước cho phép các loại lưu lượng chung được enable hay disable.

VPN: EAS bao gồm một IPSec VPN server cho phép các Client không dây thiết lập các session VPN vững chắc trên mạng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mạng WLAN và các phương thức bảo mật (Trang 91 - 96)