Wireless Access Point:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mạng WLAN và các phương thức bảo mật (Trang 39 - 45)

- Chương 9: kết luận và đưa ra ý kiến phát triển đề tài

2.5.2.Wireless Access Point:

Là 1 thiết bị ngoại vi dùng sóng để thu phát tín hiệu, truyền tải thông tin giữa các thiết bị wireless và mạng dùng dây.Trên thị trường phổ biến là các AP chuẩn B(11 Mb/s) ,và G(54Mb/s), AP cung cấp cho client một điểm truy cập vào mạng.

Access Point có 3 chế độ cơ bản : - Root Mode hay AP Mode - Repeater Mode

- Bridge Mode

Root Mode:

Là kiểu thông dụng nhất, khi Access Point kết nối trực tiếp với mạng dây thông thường thì đó là Root mode. Trong chế độ root mode, AP kết nối ngang hàng với các đoạn mạng dây khác và có thể truyền tải thông tin như trong một mạng dùng dây bình thường. Root mode được sử dụng khi AP được kết nối với mạng backbone có dây thông qua giao diện có dây (thường là Ethernet) của nó. Hầu hết các AP sẽ hỗ trợ các mode khác ngoài root mode, tuy nhiên root mode là cấu hình mặc định. Khi một AP được kết nối với phân đoạn có dây thông qua cổng ethernet của nó, nó sẽ được cấu hình để hoạt động trong root mode. Khi ở trong root mode, các AP được kết nối với cùng một hệ thống phân phối có dây có thể nói chuyện được với nhau thông qua phân đoạn có dây. AP giao tiếp với nhau để thực hiện các chức năng của roaming như reassociation. Các client không dây có thể giao tiếp với các client không dây khác nằm trong những cell (ô tế bào, hay vùng phủ sóng của AP) khác nhau thông qua AP tương ứng mà chúng kết nối vào, sau đó các AP này sẽ giao tiếp với nhau thông qua phân đoạn có dây như ví dụ trong hình dưới

Repeater Mode:

Access Point trong chế độ repeater kết nối với client như 1 AP và kết nối như 1 client với AP server. Chế độ Repeater thường được sử dụng để mở rộng vùng phủ sóng. Trong Repeater mode, AP có khả năng cung cấp một đường kết nối không dây upstream vào mạng có dây thay vì một kết nối có dây bình thường. Như bạn thấy trong hình dưới, một AP hoạt động như là một root AP và AP còn lại hoạt động như là một Repeater không dây. AP trong repeater mode kết nối với các client như là một AP và kết nối với upstream AP như là một client. Việc sử dụng AP trong Repeater mode là hoàn toàn không nên trừ khi cực kỳ cần thiết bởi vì các cell xung quanh mỗi AP trong trường hợp này phải chồng lên nhau ít nhất là 50%. Cấu hình này sẽ giảm trầm trọng phạm vi mà một client có thể kết nối đến repeater AP. Thêm vào đó, Repeater AP giao tiếp cả với client và với upstream AP thông qua kết nối không dây, điều này sẽ làm giảm throughput trên đoạn mạng không dây. Người sử dụng được kết nối với một Repeater AP sẽ cảm nhận được throughput thấp và độ trễ cao. Thông thường thì bạn nên disable cổng Ethernet khi hoạt động trong repeater mode.Mô hình dưới đây sẽ diễn tả chế độ Repeater

Bridge Mode:

Chế độ Bridge mode thường được sử dụng khi muốn kết nối 2 đoạn mạng độc lập với nhau. Trong Bride mode, AP hoạt động hoàn toàn giống với một Bridge không dây. Thật vậy, AP sẽ trở thành một Bridge không dây khi được cấu hình theo cách này. Chỉ một số ít các AP trên thị trường có hỗ trợ chức năng Bridge, điều này sẽ làm cho thiết bị có giá cao hơn đáng kể. Bạn có thể thấy từ hình dưới rằng Client không kết nối với Bridge, nhưng thay vào đó, Bridge được sử dụng để kết nối 2 hoặc nhiều đoạn mạng có dây lại với nhau bằng kết nối không dây.

Việc lọc protocol cho phép admin quyết định và điều khiển giao thức nào nên được sử dụng trong mạng WLAN. Ví dụ, nếu Admin chỉ muốn cho phép truy cập http trong mạng WLAN để người dùng có thể lướt web và truy cập mail dạng web (yahoo), thì việc cấu hình lọc giao thức http sẽ ngăn chặn tất cả các loại giao thức khác (điều này giúp giảm thiểu nguy cơ bị tấn công).

Cấu hình và quản lý Access Point:

Các phương pháp được sử dụng để cấu hình và quản lý AP sẽ khác nhau tùy nhà sản xuất. Hầu hết họ đều cung cấp ít nhất là console, telnet, USB, hay giao diện web. Một số AP còn có phần mềm cấu hình và quản lý riêng

Các chức năng trên AP là khác nhau. Tuy nhiên AP có càng nhiều tính năng thì giá của nó càng cao. Ví dụ, một số AP SOHO sẽ có WEP, MAC filter và thậm chí là Web server. Nếu các tính năng như xem bảng association, hỗ trợ 802.1x/EAP, VPN, Routing, Inter AP Protocol, RADIUS thì giá sẽ gấp nhiều lần so với AP thông thường.

Small Office, Home Office (SOHO)

+ Mac filter

+ WEP (64 hay 128 bit)

+ Giao diện cấu hình USB hay console + Giao diện cấu hình Web đơn giản + Các phần mềm cấu hình đơn giản

Enterprise

+ Phần mềm cấu hình cao cấp + Giao diện cấu hình web cao cấp + Telnet

+ SNMP + 802.1x/EAP

+ RADIUS client + VPN client và server

+ Routing (dynamic hoặc static) + Chức năng Repeater

+ Chức năng Bridge

2.5.3. End-user wireless devices:

Được hiểu như những thành phần mà AP coi là client trong mạng Wireless. Gồm có: - PCMCIA và Compact flash Cards

- Ethernet và Serial Convertes - USB Adapter

- PCI và ISA Adapter

CardwirelessPCMCIA - Dùng cho Laptop

- WI-FI Security WEP, WAP, 802.11x – INTEL Wireless Centrino Certified

- Tính năng cơ bản : Hoạt động tại dải tần số 2.4Ghz với tốc độ truyền dữ liệu có thể đạt 54Mbps

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mạng WLAN và các phương thức bảo mật (Trang 39 - 45)