Một số cách tấn công trong WEP:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mạng WLAN và các phương thức bảo mật (Trang 88 - 91)

- Chương 9: kết luận và đưa ra ý kiến phát triển đề tài

5.3.2.Một số cách tấn công trong WEP:

Phương thức dò mã chứng thực:

Quá trình chứng thực của Client với AP thông qua challenge text và encryption response text, sau khi dùng biện pháp bắt trộm bản tin, bằng những máy tính xử lý tốc độ cao hiện nay kẻ tấn công giải mã những bản tin này để tìm ra mã khóa chứng thực một cách không phức tạp theo nguyên lý từ điển sẽ được giới thiệu ở chương sau.

Ngoài ra quá trình chứng thực một chiều có thể bị khai thác bằng cách dùng AP giả mạo lừa Client để thu thập thông tin chứng thực.

Phương thức dò mã dùng chung – Share key trong WEP:

Ở phần trên khi chúng ta đã tìm hiểu nguyên tắc mã hóa và giải mã WEP, chúng ta thấy rằng mã khóa dùng chung – Share key có vai trò quan trọng trong cả 2 quá trình, vì vậy một trong những cách phá WEP mà kẻ tấn công hay dùng là dò ra mã khóa dùng chung đó dựa trên

Hình 5.16: quá trình mã hóa và giải mã Cách biết được bản tin P trao đổi giữa AP và Client

Việc biết được P tức là 1 bản tin (lúc chưa mã hóa) trao đổi giữa Client và AP ở thời điểm nào đó về lý thuyết có vẻ là khó vì số lượng bản tin truyền đi là cực kỳ nhiều nhưng thực tế lại có thể biết được bằng cách sau: Kẻ tấn công làm cho Client và AP phải trao đổi với nhau liên tục, mật độ cao 1 bản tin (mà kẻ tấn công đã biết trước) trong khoảng thời gian đó. Như vậy xác suất bản tin trao đổi trong thời khoảng thời đó là bản tin mà kẻ tấn công biết trước là rất cao (vì còn có bản tin trao đổi của các kết nối khác, nhưng số lượng ít hơn). Phương pháp thực hiện như sau:

Thực hiện từ bên ngoài mạng không dây:

Phương pháp này được thực hiện khi mạng không dây có kết nối với mạng bên ngoài. Kẻ tấn công từ mạng bên ngoài sẽ gửi liên tục các gói tin đến máy Client trong mạng không dây, gói tin đơn giản nhất có thể gửi là gói tin Ping dùng giao thức ICMP, khi đó bản tin giữa AP và Client sẽ là các bản tin ICMP đó. Như vậy hắn đã biết được bản tin gốc P.

Hình 5.17: Mô tả quá trình thực hiện từ bên ngoài mạng không dây

Thực hiện ngay từ bên trong mạng không dây:

Việc thực hiện bên trong sẽ phức tạp hơn một chút, và phải dựa trên nguyên lý Sửa bản tin khai thác từ điểm yếu của thuật toán tạo mã kiểm tra tính toàn vẹn ICV. Kẻ tấn công sẽ bắt 1 gói tin truyền giữa Client và AP, gói tin là chứa bản tin đã được mã hóa, sau đó bản tin sẽ bị sửa 1 vài bit (nguyên lý bit-flipping) để thành 1 bản tin mới, đồng thời giá trị ICV cũng được sửa thành giá trị mới sao cho bản tin vẫn đảm bảo được tính toàn vẹn ICV. Nguyên lý Bit-Flipping có như sau

Hình 5.18: Mô tả nguyên lý Bit- Flipping

Kẻ tấn công sẽ gửi bản tin đã sửa này đến AP. AP sau khi kiểm tra ICV, thấy vẫn đúng nó sẽ gửi bản tin đã giải mã cho tầng xử lý lớp 3. Vì bản tin sau khi mã hóa bị sửa 1 vài bit nên

Hình 5.19: Mô tả quá trình thực hiện từ bên trong mạng không dây

Tóm lại, khi tìm được các cặp gói tin có IV giống nhau, kẻ tấn công tìm cách lấy giá trị P (có thể bẳng cách đẩy các gói tin P giống nhau vào liên tục) thì khả năng kẻ tấn công đó dò ra mã khóa dùng chung (Share key) là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Biện pháp đối phó:

Giải pháp đưa ra ở đây là theo 2 chiều hướng

- Cải tiến, bổ xung, khắc phục những nhược điểm, lỗ hổng trong quá trình chứng thực, mã hóa của WEP bằng các nguyên lý của các hãng thứ 3 khác

- Xây dựng các nguyên lý mới chặt chẽ hơn, phức tạp hơn và an toàn hơn dựa trên nguyên lý của WEP.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mạng WLAN và các phương thức bảo mật (Trang 88 - 91)