II Một số kiến nghị
6. Một số kiến nghị khác:
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện những
chủ trương hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội ở miền núi nhưng hiện nay một
số nơi đường giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, nhìn chung cơ sở hạ
tầng còn kém phát triển cho nên gây không ít khó khăn cho các hoạt động
kinh tế xã hội ở khu vực miền núi, do vậy để tạo ra môi trường hoạt động
sản xuất kinh doanh thuận lợi, phát triển kinh tế ở miền núi, thúc đẩy các tổ
chức kinh tế mà đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển,
hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao thì Nhà nước cần quan tâm tới
những vấn đề sau:
- Trú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền núi như đường giao thông, điện ở miền núi và nông thôn.v.v... xây dựng các cơ sở kinh tế
tại các khu vực miền núi phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển kinh tế
của từng vùng phát huy được thế mạnh của địa phương.
- Khuyến khích và có chính sách đãi ngộ đối với các nhà đầu tư hoạt động kinh doanh ở miền núi và đầu tư vào những lĩnh vực được ưu tiên
- Có chính sách hỗ trợ đào tạo các nhà doanh nghiệp, đào tạo nguồn
nhân lực nâng cao trình độ quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh. thực,
hiện chủ trương khuyến nông, khuyến lâm triệt để, tạo ra môi trường hoạt động SXKD thuận lợi cho khu vực miền núi.
Kết luận
Kinh tế ngoài quốc doanh trong những năm qua đã chứng minh được
vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, trong giai đoạn hiện nay Kinh
tế ngoài quốc doanh có những điều kiện thuận lợi do công cuộc đổi mới
của Đảng và Nhà nước ta đem lại thì bên cạnh đó kinh tế ngoài quốc doanh
còn phải đương đầu với những khó khăn, thử thách lớn. Cùng với sự cố
gắng vươn lên của kinh tế ngoài quốc doanh thì cần phải có sự giúp đỡ của
các cấp, các ngành để kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng khẳng định được
vai trò của mình trong nền kinh tế.
Trong mối quan hệ, giữa kinh tế ngoài quốc doanh và các Ngân hàng
thương mại thì khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là thị trường đầu tư tín
dụng lớn của các NHTM, sự phát triển của kinh tế ngoài quốc doanh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng
của mình, do đó các NHTM cần phải có những chính sách hỗ trợ, khuyến
khích, tạo điều kiện cho kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển.
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực, xuất phát từ tình hình thực
tế của đơn vị thực tập.
Tác giả chuyên đề
(ký và ghi rõ họ tên)
Nông Quốc Huy
Mục lục Lời nói đầu
Chương I
Kinh tế ngoài quốc doanh và vai trò của Ngân hàng thương mại đối với kinh tế ngoài quốc doanh
I. Kinh tế ngoài quốc doanh: ... 3
1. Khái niệm: ...3
2. Đặc điểm của kinh tế ngoài quốc doanh : ...4
3. Vai trò của kinh tế ngoài quốc doanh: ...6
II. ..Ngân hàng thương mại và vai trò của NHTM đối với kinh tế ngoài quốc doanh: ...8
1. Hoạt động kinh doanh của các NHTM ...8
2. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế: ...9
3. Vai trò của NHTM đối với kinh tế ngoài quốc doanh: ...11
Chương II Thực trạng về cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tại NHN0 & PTNT phục hoà, huyện Quảng hoà, Tỉnh Cao Bằng I. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Phục hòa. ...15
1. Khái quát về NHNo & PTNT Phục Hoà. ...15
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo Phục Hoà. ...16
II. Thực trạng về cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại NHNo & PTNT Phục Hoà. ...21
1. Cơ chế tín dụng ...21
2. Thực trạng công tác cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại NHNo & PTNT Phục Hoà. ...23
3. Những tồn tại, khó khăn trong trong quan hệ tín dụng giữa NHNo Phục Hoà với kinh tế ngoài quốc doanh. ...28
3.2. Những khó khăn tác động tới quan hệ tín dụng giữa NH với kinh tế ngoài quốc doanh ...29
Chương III
tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế ngoài quốc doanh
I - Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT
Phục Hoà... 31
1 - Định hướng phát triển. ...31
2. Một số giải pháp thực hiện ...31
II - Một số kiến nghị ...33
1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền quảng cáo về chính sách chế độ tín dụng của Ngân hàng: ...33
2. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, khuyến khích đầu tư vào những mô hình kinh tế mới. ...34
3. Thực hiện phân loại khách hàng: ...34
4. Thường xuyên điều tra phân tích nợ, đánh giá tình hình sử dụng vốn của khách hàng: ...35
5. Về công tác thẩm định, tái thẩm định : ...36
6. Một số kiến nghị khác: ...37
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình "Lý thuyết tiền tệ" trường đại học Tài chính kế toán Hà Nội, NXB Tài chính năm 1998
2. Giáo trình "Quản lý và kinh doanh tiền tệ" trường đại
học Tài chính kế toán Hà Nội, NXB tài chính năm 1999.
3. Giáo trình "Tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng" Nhà xuất
bản thống kê năm 1997.
4. "NH Việt nam quá trình XD và phát triển" NXB Chính
trị quốc gia năm 1997.
5. "Quy chế cho vay đối với khách hàng" NHNo & PTNT Việt Nam năm 1998.
6. Luật NH, Luật các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp,
Luật hợp tác xã của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
7. Báo cáo thống kê tín dụng, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 1998 - 1999 - 9 tháng đầu năm 2000.