Phản ứng định tính Ion Cu2+

Một phần của tài liệu HÓA PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH pps (Trang 29 - 31)

Ion Cu2+

Với amoni hydroxyd: Cu2+ tạo kết tủa màu xanh lơ tan khi cho NH4OH

dư, tạo phức chất màu xanh lam

Cu2+ + 2NH4OH  Cu2(OH)22+↓ + 2NH4+

Cu2(OH)22+ + 8 NH4OH  2[Cu(NH3)4](OH)2 + 4H2O

Với Kali ferrocyanid: Cu2+ cho kết tủa đồng ferrocyanid màu đỏ thẫm Cu2+ + K4[Fe(CN)6]  Cu2 [Fe(CN)6] ↓

Với thuốc thử M.T.A (Mercuri Thiocyanat Amoni): Cu2+ phản ứng với thuốc thử MTA cho tủa xanh vàng. Nếu thêm vào dung dịch Cu2+ một lượng Zn2+, tủa tạo thành có màu tím sim.

Cu2+ + Zn2+ + 2[Hg(SCN)4]2-  ZnCu[Hg(SCN)4]2 ↓ tím sim

Với Na2S2O3: Na2S2O3 khi thêm vào dung dịch muối đồng đã acid hóa sẽ

làm mất màu dung dịch do tạo thành Cu2S không tan trong acid. 2Cu2+ + 2Na2S2O3 + 2 H2O  Cu2S ↓ + 2Na2S4O6

Ion Co2+

Với NH4OH: Co2+ cho muối kiềm CoOH+ màu xanh lam, khi đun nóng hay

phản ứng với NaOH biến thành Co(OH)2 màu hồng, tan trong NH4OH dư

thành phức màu vàng nâu.

Co2+ + NH4OH  CoOH+ Co(OH)2

30

Với NH4SCN: cho màu xanh đậm với Co2+ do tạo phức dễ phân hủy trong

nước và trong acid loãng, tan trong dung môi hữu cơ như aceton. Co2+ + NH4SCN  [Co(SCN)4]2+

Ion Hg2+

Với NaOH: Hg2+ phản ứng với kiềm tạo tủa oxyd thủy ngân màu vàng. Hg2+ + NaOH  HgO↓vàng

Với NH4OH: cho kết tủa trắng HgNH2+ tan trong NH4OH dư thành phức. Hg2+ + NH4OH  HgNH2+ (Mercuri amido)

HgNH2+ + NH4OH  [Hg(NH3)4]2+

Với Kali Iodid: Hg2+ phản ứng với KI cho tủa HgI2 màu đỏ cam, tan khi

cho dư KI tạo phức màu vàng nhạt.

Hg2+ + 2KI  HgI2↓đỏ cam+ 2K+ HgI2 + 2KI  K2[HgI4]

Phản ứng khử với SnCl2: Hg2+ phản ứng với dung dịch SnCl2 mới pha cho tủa trắng thủy ngân I, sau đó chuyển thành Hg nguyên tố màu xám đen.

Hg2+ + SnCl2 Hg2↓ + SnCl4 Hg0↓

Với Na2S2O3: trong môi trường acid, khi đun nóng Na2S2O3 tạo với muối thủy ngân II kết tủa đen thủy ngân II sulfur (không tan trong acid loãng).

Hg2+ + Na2S2O3  HgS↓ đen

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu tên, công thức hóa học của thuốc thử nhóm V, phản ứng xảy ra khi cho cation nhóm V tác dụng với thuốc thử chủa nhóm?

2. Viết công thức hóa học, hiện tượng đặc trưng và phương trình ion minh họa của các phản ứng định tính các ion Cu2+, Co2+ và Hg2+?

3. Phân biệt Cu2+ và Co2+ bằng thuốc thử nào? Viết phương trình phản ứng? 4. Làm thế nào để tách các cation nhóm V ra khỏi hỗn hợp các cation nhóm I,

31

BÀI 7

CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CATION NHÓM VI

(NH4+, K+, Na+)

Mục tiêu

1. Trình bày được tính chất đặc biệt của cation nhóm VI, công thức hóa học của thuốc thử cation, hiện tượng đặc trưng khi cation nhóm VI tác dụng với các thuốc thử đó và viết được các phương ion để minh họa.

2. Biết cách xác định các ion nhóm VI từ hỗn hợp các cation nhóm I, II, III, IV, V, VI và trong hỗn hợp ion bất kỳ.

3. Nêu được sự khác nhau cơ bản của cation nhóm VI với các cation 5 nhóm

đầu khi tác dụng với natri cacbonat.

Nội dung

Một phần của tài liệu HÓA PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH pps (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)