KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA KFC ĐẾN THỜI ĐIỂM HIỆN TẠ

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh quốc tế của kfc tại việt nam pptx (Trang 37 - 39)

Tp Hổ Chí Minh chiếm 56 cửa hàng, Hà Nội có 29 cửa hàng, các thành phố khác như Biên Hòa, Vũng Tàu, cần Thơ, Đalak, Huế, Hải Phòng… có từ 1 đến 3 cửa hàng. Tất cả 116 cửa hàng này đều do công ty liên doanh KFC Việt Nam độc quyền thành lập, công ty hiện nay chưa bán Franchise với cá nhân khác. Theo nhận định của nhóm thì công ty KFC Việt Nam chưa bán Franchise cho cá nhân nào vì tiềm lực tài chính, khả năng hoạt động, điều hành của các cá nhân ở Việt Nam trong việc kinh doanh nhượng quyền còn rất hạn chế, khiến thương hiệu nổi tiếng này chưa dám thực hiện kinh doanh nhượng quyền.

Các cửa hàng KFC Việt Nam đểu có một sự thống nhất, dễ dàng nhận thấy với tông màu màu đỏ, trắng, và hình ảnh ông Sander. Đặc biệt dễ dàng tìm thấy cửa hàng KFC vì đều nằm ở những địa điểm hot, trung tâm thành phố, nơi gần trường học, ngay ngã 3, ngã 4. Các cửa hàng KFC Việt Nam cũng có mặt tại các trung tâm mua sắm, siêu thị nổi tiếng giống như mô hình ở các nước khác, chẳng hạn như bạn sẽ tìm được KFC ở Diamond, Nowzone, Coopmart, BigC, Maximart… Rõ ràng KFC Việt Nam vẫn giữ đúng phong cách của KFC quốc tế.

4.6 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA KFC ĐẾN THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI TẠI

Có mặt ở Việt Nam vào năm 1997, KFC Việt Nam liên tục đối mặt với những khó khăn. Thâm nhập vào một thị trường có nền văn hoá ẩm thực phong phú như Việt Nam đã là điều không dễ, lại khai trương vào thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, không lâu sau đó đại dịch SARS ập đến (năm 2003), rồi dịch cúm gia cầm xảy ra năm 2004 và 2005, trong suốt bảy năm sau khi mở nhà hàng đầu tiên, chuỗi thương hiệu thức ăn nhanh "Gà rán Kentucky" đã phải chịu lỗ. Trong năm năm đầu tiên, mỗi năm KFC chỉ mở được một nhà hàng. Tuy nhiên, các lãnh đạo của KFC Việt Nam đã quyết không bỏ cuộc và đến nay, thực tế đã chứng minh chiến lược đó là đúng đắn, và hạt giống ngày nào đã trở thành một cây xanh, vững chắc, bén rễ vào thói quen ẩm thực của giới trẻ thị thành, và sẽ tiếp tục vươn tới những địa phương khác trong thời gian tới.

Sự thay đổi lớn của KFC Việt Nam diễn ra năm 2002, khi ông Pornchai Thuratum được điều giữ chức Tổng giám đốc. Ông đã mạnh tay cắt bỏ những chi phí không cần thiết, tinh gọn hệ thống quản trị, tổ chức đào tạo, huấn luyện nhân viên một cách bài bản. Cùng với đó là sự thay đổi chiến lược kinh doanh khi công ty chú trọng đến thị

hiếu của khách hàng bằng các món ăn gần gũi với giới trẻ trong nước, xây dựng thương hiệu, đồng thời mở rộng độ bao phủ.

Từ chỗ chỉ có mặt tại các siệu thị, khu mua sắm, vốn chưa phát triển nhiều thời đó, đến năm 2003 KFC đã thuê những mặt bằng đẹp ở các khu phố sầm uất để mở nhà hàng. Mức giá cũng được điều chỉnh để phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Các món ăn của công ty ngày càng đa dạng hơn, không chỉ dừng lại ở các món gà, mà còn mở rộng ra cả tôm, cá, những hương vị mới lạ... Cuối năm đó, doanh thu của KFC đã tăng lên, khoản lỗ đã giảm. Năm 2004, công ty mở thêm 11 nhà hàng, đánh dấu một khởi đầu mới: KFC có lãi.

Năm 2006, KFC đã mở rộng thị trường ra các tỉnh thành phía Bắc. Nhà hàng đầu tiên của công ty tại miền Bắc đã được khai trương ở Hà Nội tháng 6 năm đó. Người Hà Nội vốn quen thuộc với những món ăn truyền thống, họ khá chừng với những thương hiệu mới lại như KFC. Ngay cả chuyện huấn luyện đội ngũ bán hàng phục vụ khách cũng là điều không dễ, vì họ chưa quen với những phong cách đon đả và phục vụ khách hàng một cách nhiệt tình. Giới trẻ Hà Nội ban đầu dè dặt, sau tò mò, đến thử. Và thực khách đông dần, để chỉ bốn tháng sau, KFC mở thêm một nhà hàng nữa ở thủ đô. Đến nay, KFC Việt Nam đã có 29 nhà hàng ở Hà Nội, trong đó nhiều nhà hàng có doanh thu nằm ở top đầu.

KFC Việt Nam có lãi đúng vào thời điểm bùng phát dịch cúm gia cầm. Trong khi giới kinh doanh thịt gia cầm điêu đứng, thì người tiêu dùng lại tìm đến các nhà hàng của KFC để tìm loại thức ăn ưa thích mà họ nghĩ là đảm bảo an toàn cho sức khoẻ. Nếu năm 2006 KFC chỉ mở được 8 nhà hàng thì năm sau đó con số tăng gấp đôi. Đến nay, 116 nhà hàng của KFC đã có mặt tại 18 tỉnh thành trên cả nước, mỗi năm phục vụ hơn 20 triệu lượt khách.

KFC hiện đang dẫn đầu thị trường thức ăn nhanh với thị phần là 60%. Tuy nhiên, KFC vẫn đang đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ Lotteria, ngoài ra còn phải chuẩn bị đối đầu với các đối thủ tiềm ẩn có thể vào thị trường Việt Nam bất cứ lúc nào, chẳng hạn McDonald’s. Việc “ông lớn” trong ngành kinh doanh thức ăn nhanh này chưa nhảy vào thị trường Việt Nam vẫn đang là dấu hỏi lớn chưa có lời giải chính xác,có thể do thị trường chưa đủ hấp dẫn với “ông lớn” này. Do đó, KFC cần phải đưa ra các dự tính cho tương lai.

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh quốc tế của kfc tại việt nam pptx (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w