MÔ HÌNH ĐẦU TƯ CỦA KFC VÀO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh quốc tế của kfc tại việt nam pptx (Trang 27 - 29)

KFC được coi là một trong những thương hiệu gạo cội, điển hình trong ngành kinh doanh thức ăn nhanh với hình thức kinh doanh Franchise trên toàn thế giới. Và khi đến Việt Nam vào cuối năm 1997, nó cũng đã đem đến hình thức kinh doanh rất mới này.

Trước tiên, về cơ bản Franchise có 3 hình thức như sau:

- Single-unit Franchise: là hình thức mua bán Franchise đơn lẻ, người mua ký hợp đồng trực tiếp với người bán (là chủ của thương hiệu hoặc một master franchise khác), sau đó mở ra một đơn vị kinh doanh tại một địa điểm nhất định. Nếu như người mua muốn mở thêm đơn vị kinh doanh thì phải kí kết hợp đồng mới, người mua không được phép nhượng quyền lại.

- Master Franchise: là hình thức mua Franhchise mà người mua được phép thực hiện nhượng quyền tại một khu vực, lãnh thổ cụ thể và cam kết phát triển về số lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền trong từng giai đoạn cụ thể với bên bán. - Area development Franchise: là hình thức mua Franchise giống như loại 1,

nhưng người mua có thể được độc quyền mở ra nhiều đơn vị kinh doanh (theo hợp đồng với người bán) tại một khu vực, lãnh thổ, thời gian nhất định. Người mua cũng không được phép nhượng quyền lại.

Qua việc tham khảo các tài liệu và tìm hiểu thông qua trang web công ty nắm giữ thương hiệu KFC là Yum Brand, nhóm nhận định rằng KFC International không bán Franchise cho cá nhân mà bán hợp đồng Master-Franchise, thành lập công ty liên doanh KFC tại thị trường Việt Nam, thực hiện việc mở và quản lý chuỗi cửa hàng kinh doanh.

Theo phân tích của Luật sư Hồ Hữu Hoành, Giám đốc Trung tâm thông tin nhượng quyền thương mại Việt Franchise, nếu các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thì sẽ mất thời gian và kinh phí cho việc tìm hiểu và xây dựng hệ thống phân phối. Ngoài ra, họ còn vấp phải trở ngại trong quy định của Việt Nam đối với đơn vị bán lẻ 100% vốn nước ngoài (nếu mở của hàng thứ hai tại Việt Nam sẽ phải xin giấy phép mới).

Vì vậy, các đơn vị nước ngoài tìm cách liên kết doanh nghiệp trong nước để nhượng quyền kinh doanh thương hiệu. Lợi thế của những doanh nghiệp trong nước là sự am hiểu thị hiếu người tiêu dùng, luật pháp… Với kinh phí trung bình khoảng 300.000 - 500.000 USD là có thể trở thành một đơn vị nhượng quyền thứ cấp cho một thương hiệu nổi tiếng thế giới. Luật Nhượng quyền thương hiệu mới của Việt Nam cho phép sử dụng luật pháp nước ngoài để điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương hiệu, trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh quốc tế của kfc tại việt nam pptx (Trang 27 - 29)