Vận chuyển và thuần hóa tôm Postlarvae

Một phần của tài liệu Hiện trạng sản xuất giống tôm sú (Trang 59 - 61)

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

b) Vận chuyển và thuần hóa tôm Postlarvae

Cũng giống như cách vận chuyển và thuần hóa ấu trùng, vận chuyển tôm Postlarvae bằng bao nhựa. Tuy nhiên bao có kích cỡ nhỏ, chứa 2 – 3 lít nước/bao tùy theo kích cỡ của PL và thời gian vận chuyển mà mật độ có thể từ 500 – 2000 con/lít. Bảng 4.12 Thời gian thuần hóa nhiệt độ và độ mặn cho Postlarvae

Chênh lệch nhiệt độ (0C) Chênh lệch độ mặn (ppt) Thời gian thuần hóa (phút)

0 0 4 – 6

2 1 20

4 2 40

6 3 60

10 5 100

(Nguồn: Maugle, 1987; trích bởi Phạm Văn Nhỏ, 2002)

4.6 Thu Hoạch

4.6.1 Cách thu hoạch tôm PL (Postlarvae)

Sau 25 – 30 ngày sản xuất (tính từ lúc tôm mẹ đẻ), tôm giống có thể xuất trại bán cho các hộ nuôi tôm sú thương phẩm.

Để thu hoạch PL, trước tiên người nuôi tôm rút bớt nước trong bể ương ra sau đó dùng vợt vớt PL ra thau hoặc xô có chứa nước trong bể ương.

Tiến hành định lượng PL bằng cách đếm mẫu sau đó so màu mẫu để tính số lượng. Qua đây có thể tính được kết quả sản xuất và tỷ lệ sống cho từng đợt sản xuất để hoạch toán lỗ, lãi,…

4.6.2 Đóng bao

Khi tôm đã được định lượng, tôm được cho vào bao nilon có chứa nước của bể ương và có oxy. Mỗi bao chứa khoảng 2 – 2,5 lít nước.

Mật độ tôm trong bao phụ thuộc vào quãng đường vận chuyển, kích cỡ tôm và thời gian vận chuyển. Mật độ vận chuyển thông thường là:

- 800 – 900 PL/lít (với thời gian vận chuyển trên 10 giờ). - 900 – 1000 PL/lít (với quãng đường vận chuyển gần).

Đối với tôm chuyển đi thả ở địa phương, quãng đường vài ki lô mét thì người ta không cần hạ nhiệt độ nước vận chuyển mà được chở trực tiếp đến ao nuôi. Còn đối với tôm vận chuyển đi xa, người dân ở đây sử dụng hai biện pháp hạ nhiệt độ là bằng máy lạnh có sẵn trong xe lạnh, hai là sử dụng đá lạnh lót trên sàn xe.

Tuy nhiên, hạ nhiệt độ cũng có giới hạn sao cho nhiệt độ nước trong bao tôm khoảng 22 – 240C và việc hạ nhiệt độ có tác dụng làm cho tôm ít hoạt động, giảm lượng tiêu hao oxy, không ăn thịt lẫn nhau, do vậy giảm được sự hao hụt trong quá trình vận chuyển.

Phương tiện vận chuyển tôm PL ở đây chủ yếu bằng hai loại phương tiện chính là xe honda (đối với ở địa phương) nó mang tính cơ động và thứ hai là xe đông lạnh (đối với tôm xuất đi các địa phương khác ngoài tỉnh).

Hình 4.11 Công nhân đếm tôm giống và đóng bao tôm giống

4.7 Hiệu Quả Kinh Tế của Nghề Sản Xuất Tôm Giống 4.7.1 Chi phí đầu tư xây dựng cho 100m3 bể nuôi 4.7.1 Chi phí đầu tư xây dựng cho 100m3 bể nuôi

Để có một mô hình trại sản xuất giống đạt hiệu quả kinh tế cao, trước hết các nông hộ cần phải đảm bảo tốt khâu xây dựng sản xuất. Để có một trại sản xuất 100m3 người ta phải xây dựng thêm các công trình phụ nhưng cũng không thể thiếu của một trại sản xuất giống (bể chứa, bể lắng, bể lọc,…) và hình thức thiết kế còn phải phụ thuộc vào địa hình của vùng sản xuất, đồng thời cũng cần phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật tốt nhất.

Với thị trường vật tư như trong những năm gần đây thì để đầu tư xây dựng cơ bản cho một hệ thống trại với công suất sản xuất 100m3 phải đầu tư một số vốn từ 150 triệu đến 200 triệu.

Tuy nhiên khó có thể xác định được mức chi phí đầu tư xây dựng chính xác, vì mỗi vùng bờ biển có những kiểu địa hình khác nhau nên mức chi phí cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản cũng khác nhau (vùng bờ biển của khu vục xã Nhơn Hải có nhiều nơi có đồi cát nên cần phải sang lấp hoặc chuyên chở cát đi nơi khác mới có mặt bằng xây dựng.

4.7.2 Chi phí sản xuất cho 100m3 bể/vụ.

Để tính hiệu quả kinh tế cho 100m3 bể sản xuất giống trong một vụ, chúng tôi xác định các chi phí sản xuất cũng như khấu hao tài sản theo bảng sau:

Bảng 4.13 Chi phí đầu tư sản xuất cho 100m3 bể

Danh mục ĐVT Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Một phần của tài liệu Hiện trạng sản xuất giống tôm sú (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)