Khánh Hải Tri Hải Nhơn Hải Vĩnh Hả

Một phần của tài liệu Hiện trạng sản xuất giống tôm sú (Trang 26 - 29)

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Khánh Hải Tri Hải Nhơn Hải Vĩnh Hả

Đồ thị 4.3 Tỷ lệ trại sản xuất giống ở từng địa phương

Số lượng cũng như quy mô trại sản xuất giống ở từng địa phương cũng có phần khác nhau do tác động của nhiều yếu tố khác nhau lên vùng sản xuất.

Nằm ở vị trí xa vùng sản xuất trung tâm của huyện, tình hình đời sống dân cư thuộc khu vực miền núi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn mọi mặt về phương diện đầu tư,… nên xã Vĩnh Hải khó phát triển nghề sản xuất giống. Vì vậy mà nơi đây có số trại sản xuất giống ít nhất trong toàn huyện (19 trại).

Hiện nay trong toàn huyện chỉ có xã Nhơn Hải là có số trại nhiều nhất (với 526 trại) chủ yếu thuộc khu vực thôn Khánh Nhơn, Mỹ Tường I và Mỹ Tường II, vì nơi đây hội đủ các điều kiện để phát triển nghề sản xuất giống tôm sú và trong tương lai, một khi điều kiện xã hội và tình hình kinh tế ngành thủy sản ổn định trở lại thì ở đây sẽ còn phát triển hơn nữa cả về chiều rộng và chiều sâu của nghề ăn nên làm ra đầy hứa hẹn này.

Bên cạnh đó còn có xã Tri Hải, một xã có số trại sản xuất giống tôm sú hàng thứ hai trong huyện (116 trại). Trại giống của Tri Hải chủ yếu tập trung ở thôn Khánh Hội, xét về điều kiện tự nhiên thì nơi đây có điều kiện tương tự như xã Nhơn Hải nhưng lại có chiều dài bờ biển ngắn hơn và ngoài ra còn không thể tận dụng được hết diện tích bờ biển để đưa vào sản xuất giống.

Số trại sản xuất giống ở xã Khánh Hải không nhiều (chỉ có 54 trại, tập trung ở thôn Ninh Chữ), trong những năm qua số trại nơi đây đã giảm và trong tương lai có lẻ sẽ còn giảm nhiều vì khu vực sản xuất này nằm trong khu vực dân cư sinh sống mà tình hình sản xuất thì ngày một khó khăn hơn.

4.2.2 Về sản xuất

Do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu và tình hình kinh tế chung của cả nước nên trong những năm gần đây số hộ (trại) có tham gia sản xuất giảm đi rõ rệt và được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.4 Số trại có tham gia sản xuất ( tính đến tháng 09 năm 2004)

Đơn vị Tổng số Có sản xuất Tỷ lệ (%) Không sản xuất Tỷ lệ (%)

Khánh Hải 54 21 38,9 33 61,1

Tri Hải 116 43 37,1 73 62,9

Nhơn Hải 526 184 35 342 65

Vĩnh Hải 19 2 10,5 17 89,5

Toàn huyện 715 250 35 465 65

(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân huyện Ninh Hải, 2005)

Mặc dù diện tích trại trong toàn huyện có giảm, song không phải vì lý do đó mà sản lượng tôm giống sản xuất ra giảm. Trong thực tế, năng suất của các năm sản xuất được trình bày ở đồ thị sau:

72 300 531 770 723 900 723 1400 715 1850 0 500 1000 1500 2000 2000 2001 2002 2003 2004 Số trại Sản lượng Đồ thị 4.4 Năng suất giống của huyện Ninh Hải (Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân huyện Ninh Hải, 2005)

Qua Đồ thị 4.4 cho thấy trong hai năm 2002 và 2003 mặc dù số trại không tăng nhưng sản lượng tôm PL15 làm ra trong năm 2003 tăng 500 triệu PL so với năm 2002. Hơn thế nữa, mặc dù số trại trong năm 2004 có giảm so với năm 2003 và công suất hoạt động của trại cũng không triệt để (chỉ có 35%) nhưng sản lượng cũng tăng 450 triệu PL. Qua đây chúng tôi nhận thấy năng suất sản xuất của các trại ở đây không ngừng tăng lên.

4.3 Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội của Vùng Sản Xuất Giống 4.3.1 Dân số 4.3.1 Dân số

Tính đến cuối năm 2004 toàn huyện Ninh Hải có tổng số dân là 124.851 người, trong đó nam giới có 61.676 người chiếm 49,4% và nữ giới có 63.175 người chiếm 50,6%. Toàn huyện có 24.723 hộ, bình quân mỗi gia đình có năm nhân khẩu và mỗi gia đình có ba con. Qua đây cho thấy, mức sinh đẻ của người dân không cao và có thể nói với mức sinh đẻ này là hợp với chương trình kế hoạch hóa gia đình của Ủy Ban Dân Số và Kế Hoạch Hóa Gia Đình.

(TriệuPost)

Năm Số lượng

49%51% 51%

Một phần của tài liệu Hiện trạng sản xuất giống tôm sú (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)