Công cụ 7: Phân loại, xếp hạng cho điểm

Một phần của tài liệu Chuyên đề phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia và lập kế hoạch (Trang 33 - 36)

II. Nguồn thu khác

Công cụ 7: Phân loại, xếp hạng cho điểm

(1) Mục đích của phân loại, xếp hạng và cho điểm

Phân loại, xếp hạng và cho điểm là một công cụ của PRA để người dân đánh giá xác định mức độ cần thiết, ưa thích và ưu tiên trong quản lý tài nguyên cây con vật nuôi hay các hoạt động khác có liên quan.

Bằng kết quả phân loại, xếp hạng và cho điểm người dân có thể làm căn cứ để xây dựng được các hoạt động phù hợp với điều kiện địa phương và mong muốn của họ.

(2) Một số nguyên tắc của công cụ phân loại, xếp hạng và cho điểm

- Đảm bảo tính thực tế của địa phương và sự hiểu biết của cộng đồng.

- Nhiều đối tượng tham gia: cá nhân, nhóm sở thích, nhóm nam giới, nhóm nữ giới.

- Sử dụng tổng hợp các kỹ thuật có sự tham gia của người dân: Phỏng vấn bán định hướng,

biểu đồ hay trực quan, thảo luận nhóm...

(3) Các đối tƣợng phân loại, xếp hạng và cho điểm

- Cây lâm nghiệp

- Cây ăn quả

- Cây nông nghiệp

- Cây công nghiệp

- Vật nuôi

- Sử dụng lâm sản

- Hoạt động tín dụng...

(4) Phƣơng pháp chủ yếu trong phân loại, xếp hạng và cho điểm

Sử dụng phương pháp ô vuông la tinh hay gọi là phương pháp ma trận. Thiết lập một bảng ô vuông gồm:

- Các ô vuông trên cùng hàng ngang của bảng để liệt kê các đối tượng để phân loại đánh giá cho điểm.

- Các ô vuông bên trái hàng dọc của bảng để liệt kê các tiêu chuẩn phân loại đánh giá (trừ ô đầu tiên góc trái)

- Các ô nằm giao giữa các ô liệt kê đối tượng và ô liệt kê tiêu chuẩn dùng để đánh giá cho điểm.

- Các ô vuông cuối cùng hàng ngang dùng để đánh giá lựa chọn các chỉ tiêu khác, ví dụ: lựa chọn ưu tiên.

Bảng 2.5. Ví dụ về phân loại xếp hạng và cho điểm các loại cây của xã Hưng Long, Huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh Chỉ tiêu đánh giá Loài cây Rau ăn lá Sống đời Ngò Huệ

Dưa leo, bầu

bí, mướp… Xoài

Gừng,

khoai Kiểng

Giá trị kinh tế cao 7 7 9 5 2 6 1 10

Dễ trồng 3 10 7 5 9 9 5 1

Nguồn giống sẵn có 5 10 3 8 10 8 7 1

ít bị sâu bệnh 3 4 2 2 5 10 3 7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn đầu tư ít 3 10 4 2 8 6 9 1

Dễ tiêu thụ 7 10 8 7 10 5 10 7

Thuận lợi Đất đai thích hợp với các loại cây trồng hiện tại

Khó khăn

Những hộ nghèo thiếu vốn và cây giống tốt. Sâu bệnh nhiều (chủ yếu là sâu đục thân), thiếu hiểu biết về sâu bệnh và cách phòng trừ. Thiếu nước vào mùa khô

Hƣớng giải quyết Quy hoạch lại khu vực trồng trong xã, lập hệ thống tưới tiêu trong toàn

xã, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập huấn các loại cây mới, hỗ trợ vốn

Những thuận lợi Có truyền thống trồng sống đời, diện tích nhiều, có kinh nghiệm trong

sản xuất.

Hƣớng dẫn cơ bản (ví dụ: phân loại, xếp hạng và cho điểm các loại cây trồng)

- Đề nghị nông dân liệt kê các loài cây chủ yếu hiện có trong thôn, bản của mình (có thể viết tên, ký hiệu, tốt nhất là lấy lá cây đó để vào ô của cây đó)

- Thảo luận nhanh với nông dân về tiêu chuẩn đánh giá dựa vào nhận thức của họ (không nên

gợi ý)

- Viết từng tiêu chuẩn đánh giá ở ô bên trái hàng dọc: nên viết theo chiều thuận VD: dễ trồng, dễ mua cây giống, bán nhiều tiền, dễ bán... (viết tiêu chuẩn nào, đánh giá cho điểm tiêu chuẩn đó)

- Giải thích cho nông dân cách cho điểm: so sánh giữa các cây với nhau họ thảo luận và cân nhắc để cho điểm bằng: hạt ngô, viên sỏi, hay viết bằng số. Tốt nhất cho 10 điểm, kém nhất cho 0 điểm

- Cán bộ hướng dẫn sẽ phỏng vấn, sử dụng câu hỏi vì sao, nông dân trả lời, cán bộ ghi chép - Đề nghị nông dân cho xếp loại ưu tiên từng loài cây chính.

Ghi chú: Điểm nông dân cho từng loài cây được coi là 1 công cụ để khuyến khích người dân tranh luận và giải thích câu hỏi vì sao. Cho nên cần tạo điều kiện để nông dân phân tích, lý giải rõ ràng.

(5) Thời gian và các bƣớc tiến hành

Công cụ phân loại, xếp hạng và cho điểm thường được thực hiện vào ngày thứ 2 và thứ 3 trong đợt PRA, sau khi thực hiện các công cụ khác như đi lát cắt, phân tích mùa vụ... Công cụ này được tổ chức thực hiện theo các bước sau:

- Thành lập nhóm:

o Tuỳ theo mục đích của PRA mà có thể thành lập các nhóm nông dân khác nhau như :

nhóm nam, nhóm nữ, nhóm hỗn hợp. Các nhóm này thực hiện tách biệt nhau dưới sự hướng dẫn của cán bộ PRA.

o Mỗi nhóm nông dân gồm: 5-7 người, họ là những người hiểu biết sâu sắc về tình hình thôn, bản.

o Mỗi nhóm có ít nhất 2 cán bộ và 1 cộng tác viên thôn, bản được phân công: 1 hướng

dẫn thực hiện công cụ, phỏng vấn và 1 ghi chép, cộng tác viên thôn giúp liên hệ, tổ chức và có thể huy động vào làm mẫu.

- Công tác chuẩn bị:

o Huy động nông dân và chuẩn bị các vật dụng, mẫu vật cần thiết. o Chọn địa điểm thích hợp.

o Chuẩn bị phấn viết, giấy viết, bút... - Thực hiện phân loại, xếp hạng, cho điểm

o Triệu tập nông dân đến địa điểm. o Chào hỏi, giới thiệu, làm quen.

o Nêu rõ mục đích của cuộc gặp mặt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Thảo luận với nông dân về các đối tượng cần đánh giá phân loại.

o Hướng dẫn nông dân cách đánh giá (cán bộ PRA có thể vẽ mẫu bảng ô vuông lên sân

hay nền đất)

o Tạo điều kiện nông dân đánh giá và thảo luận.

o Hướng dẫn nông dân phân tích những khó khăn và giải pháp.

o Sao chụp kết quả lên giấy khổ to hoặc giấy khổ A4 và tổng hợp ý kiến thảo luận của nông dân.

o Chuyển sang đánh giá đối tượng khác hoặc kết thúc buổi đánh giá

o Nên tiến hành công cụ này trên sàn nhà hoặc trên sân nhà....bằng các vật liệu đơn giản sẵn có như phấn, than, sỏi, hạt, cành lá của cây, hình vẽ của các con vật...

Một phần của tài liệu Chuyên đề phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia và lập kế hoạch (Trang 33 - 36)