Công cụ 4: Điều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ mặt cắt

Một phần của tài liệu Chuyên đề phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia và lập kế hoạch (Trang 26 - 28)

(1) Mục đích và ý nghĩa

Điều tra theo tuyến hay đi lát cắt là công cụ quan trọng của PRA dùng để đánh giá tiềm năng sử dụng tài nguyên thiên nhiên của thôn, bản.

Xây dựng các tuyến đi lát cắt sẽ cung cấp hình ảnh sâu sắc về tiềm năng đất đai và cộng đồng dân cư sẽ sử dụng như thế nào trong kế hoạch phát triển thôn, bản.

Đây là kỹ thuật điều tra nhằm đánh giá chi tiết tại từng khu vực về đất đai, cây trồng, vật nuôi và tiềm năng nội bộ cộng đồng từ đó lập kế hoạch cho các hoạt động trong tương lai.

(2) Nội dung

- Đi lát cắt là công cụ khảo sát hiện trường ở từng khu vực đặc trưng của thôn, bản được sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn, thảo luận, quan sát trực tiếp và điều tra.

- Xây dựng sơ đồ mặt cắt hiện tại của thôn, bản: thông tin từ các tuyến lát cắt được tập hợp lại để lên sơ đồ mặt cắt. Sơ đồ mặt cắt bao gồm 2 phần chính:

o Mô tả hiện trạng bề mặt theo độ cao trong đó mô tả các hình ảnh chung về các phương thức canh tác, sử dụng đất và vật nuôi cây trồng.

o Phần dưới mô tả trong các ô vuông ứng với từng khu vực như: điều kiện tự nhiên, các phương thức canh tác, vật nuôi cây trồng, tổ chức sản xuất, khó khăn và giải pháp. - Xây dựng sơ đồ mặt cắt trong tương lai: đây là sơ đồ mặt cắt thể hiện mong muốn cũng như

những giải pháp của thôn, bản trong thời gian tới.

(3) Thời gian và phƣơng pháp tiến hành

Đi lắt cắt được thực hiện sau khi thực hiện các công cụ đắp sa bàn và vẽ sơ đồ. Thông thường, tổ chức 2-3 tuyến đi lát cắt để có thể đến tất cả các khu vực chủ yếu của thôn, bản. Thời gian thực hiện cho công cụ này thường kéo dài từ 3 giờ. Quá trình thực hiện đi lát cắt và xây dựng sơ đồ mặt cắt gồm các bước chủ yếu sau:

- Thảo luận trên sa bàn hoặc trên sơ đồ để xác định các hướng đi lát cắt

- Thành lập các nhóm đi lát cắt: mỗi tuyến đi lát cắt thành lập một nhóm gồm: một số nông

dân (5-7 người) cả nam, nữ và các cán bộ PRA có chuyên môn khác nhau (3-4 người): nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi...

- Chuẩn bị công cụ: bản đồ, địa bàn, dụng cụ quan sát, đo đếm, giấy bút.

- Cán bộ PRA giải thích thật rõ mục đích đi lát cắt, yêu cầu nông dân dẫn đường và sẵn sàng thảo luận.

Tiến hành đi lắt cắt

Thông thường đi từ vùng thấp đến vùng cao. Đến mỗi vùng đặc trưng cho cả khu vực dừng lại thảo luận. Cán bộ PRA phác hoạ nhanh địa hình và đặc điểm của vùng đó. Tạo điều kiện cho nông dân thảo luận với nhau hoặc tiến hành phỏng vấn.

Trong trường hợp cần thiết cán bộ PRA cùng với nông dân khảo sát kỹ, đo đếm hoặc lấy mẫu vật. Nên tập trung trao đổi và phỏng vấn vào các nội dung sau:

- Đặc điểm tự nhiên: đất đai, nguồn nước, lịch sử sử dụng đất đai... - Các loài cây trồng vật nuôi chính và kỹ thuật canh tác, năng suất... - Tình hình tổ chức quản lý.

- Những khó khăn đang gặp phải

- Những định hướng và giải pháp.

Vẽ sơ đồ mặt cắt hiện tại của thôn, bản

Sau khi đi lát cắt, kết quả của các nhóm được củng cố lại, thống nhất và đưa ra được một sơ đồ mặt cắt đặc trưng cho thôn, bản.

Xây dựng sơ đồ mặt cắt tương lai

Từ những khó khăn và giải pháp được tìm ra trong quá trình đi lát cắt và vẽ sơ đồ mặt cắt hiện tại, cán bộ PRA tạo điều kiện cho người dân thảo luận những dự kiến hoạt động trong tương lai và mô tả lên sơ đồ mặt cắt trong tương lai.

Thông thường sơ đồ mặt cắt tương lai thể hiện thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi các phương thức canh tác sẽ được thực hiện trong tương lai. Nông dân cũng cần phải chỉ ra những sức ép và cơ hội nội tại cho việc hiện thực hoá dự định của họ.

(4) Vai trò của cán bộ PRA

Nhóm công tác PRA có chuyên môn khác nhau có nhiệm vụ giải thích thật rõ cho nông dân về mục đích, ý nghĩa và phương pháp tiến hành.

Kết hợp sử dụng nhiều kỹ thuật PRA như phỏng vấn linh hoạt, quan sát, lắng nghe tích cực, ghi chép và tổng hợp... để thúc đẩy người dân thảo luận, phân tích, đánh giá và đề ra được những giải pháp trong tương lai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chuyên đề phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia và lập kế hoạch (Trang 26 - 28)