Các bệnh do virus khác

Một phần của tài liệu Bí quyết thành công trong chăn nuôi gà (Trang 45 - 48)

1. Bệnh đậu gà

2. Bệnh viêm não tuỷ.3. Bệnh Gumboro 3. Bệnh Gumboro

1. Bệnh đậu gà (Fowl Pox)

a) Nguyên nhân

Bệnh đậu gà do virus poxvirus. Gà ta, gà tây, gà lôi, chim bồ câu đều có thể nhiễm bệnh với các chủng virus đậu.

Lây truyền do vật mang mầm bệnh truyền cho con khoẻ trong trại, lây qua các vết th−ơng trực tiếp, những con vật hút máu nh− muỗi mòng, ruồi có thể truyền lây từ con bệnh tới con khoẻ hoặc mang virus tới các chuồng trại ở gần.

b) Triệu chứng bệnh tích

Tổ chức bệnh có thể hiện ra bên ngoài (chủ yếu ở phần đầu) hay bên trong (đậu −ớt) trong miệng. Có thể thấy mụn đậu ở chỗ khác (da của đùi). Gà lớn nốt đậu có nhiều màu sắc nâu xám, vàng xám, nh−ng th−ờng là màu nâu xuất hiện ở yếm, ở mào.

ở gà con trên niêm mạc hầu, họng, xuất hiện lớp màng giả khó bóc màu vàng nhạt hoặc trắng.

Gà ít chết, tỷ lệ thấp 1-2%, th−ờng tổn th−ơng nhẹ ở đầu, tỷ lệ chết cao khi chuyển thể đậu

−ớt. ở gà đẻ trứng tỷ lệ đẻ giảm, sau một số tuần trở lại bình th−ờng.

c) Phòng và trị bệnh

* Phòng bệnh bằng vaccin đậu gà của xí nghiệp thuốc thú y TW, Công ty thuốc thú y TW2, vaccin của hãng Rhone Merieux, Pháp.

Gà thịt chủng đậu 1 lần vào lúc gà 7-15 ngày tuổi,

Gà đẻ sau 3-4 tháng chủng lại lần 2. Gà mẹ phải tiêm vaccin dầu.

* Trị bệnh: dùng Xanh methylen 2% hoặc cồn Iod 1-2% bôi lên mụ đậu. Nếu mụn đậu quá to thì dùng dao sắc gọt cắt sau đó bôi thuốc.

Có thể dùng các chất kháng sinh bổ trợ nh− Neo-te-sol, Genta-costrim, Costrim-1, Costrim- 2, chống bội nhiễm và dùng các thuốc bổ trợ nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

2. Bệnh viêm não tuỷ gia cầm (Avian Encephalomyelitis -AE)

a) Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh là virus Avian Encephalomyelitis

Đ−ờng lây truyền qua trứng. Đàn gà giống bị nhiễm virus truyền qua trứng làm giảm tỷ lệ sống của phôi.

Gà tây, chim cút đều mẫn cảm.

b) Triệu chứng

Bệnh thể hiện rõ ở gà 1-3 tuần tuổi, gà bệnh ngồi trên mắt cá chân, đi lại khó khăn, một số nằm tại chỗ, gà run rẩy đầu, cổ. Gà đẻ mắc bệnhAE giảm tỷ lệ đẻ trứng 50%, tỷ lệ trứng nở kém.

Mổ khám chỉ bệnh tích vì thể trong tế bào thần kinh.

c) Phòng và trị bệnh

- Phòng bệnh bằng cách tiêu độc chuồng trại hàng tuần bằng Halamid 0,2% - Sử dụng Hanminvit, Multivit pha n−ớc uống th−ờng xuyên.

- Sử dụng vaccin nh−ợc độc cho đàn gà con và gà đẻ. Đàn gà giống phải tiêm vaccin dầu để miễn dịch cho đời con.

- Điều trị: không có thuốc đặc trị.

Có thể sử dụng ph−ơng pháp sản xuất kháng thể để tiêm cho đàn gà bệnh.

3. Bệnh Gumboro (Infectious Bursal Disease -ISD)

a) Nguyên nhân

Bệnh gây ra do Birua virus. Virus rất bền vững và khó bị tiêu diệt ở những trại bị nhiễm bệnh. Loại virus này chịu đ−ợc nhiệt độ 560C trong 30 phút, đề kháng với Phenol, 5%, Thymerosal 0, 125%, Formalin 0,5% trong 6 giờ.

Halamid 2% có thể diệt đ−ợc virus trong 10 phút.

- Lây truyền: bệnh có tính truyền lây rộng rãi rất phổ biến và rất dễ dàng theo dụng cụ, ng−ời, chất thải và truyền lây trực tiếp, vì virus sống rất bền lâu.

Bệnh còn truyền qua vaccin chế từ trứng nhiễm bệnh.

Khi virus vào cơ thể sinh sôi phát triển vào túi Fabricus (nằm trên hậu môn) gây viêm s−ng to, sau đó teo nhỏ.

Túi Fabricius có tác dụng sản sinh kháng thể giúp cơ thể chống các loại bệnh. Khi túi Fabricius teo nhỏ thì mất khả năng tạo các kháng thể đặc hiệu, sức chống đỡ bệnh của cơ thể kém hơn, khả năng nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác tăng lên.

b) Triệu chứng lâm sàng

Ngày nay, bệnh IBD rất phát triển. Gà th−ờng mắc bệnh ở giai đoạn 30-60 ngày tuổi, đặc biệt từ 21-35 ngày tuổi.

Khi mới chớm bệnh, đàn gà trông nhớn nhác, bứt rứt khó chịu, hay mổ lẫn nhau, cơ hậu môn có bóp mạnh hơn, nhiều lần hơn. Sau đó giảm ăn, lông xù, ủ rũ, run rẩy. Bệnh lây lan rất nhanh.

Phân lúc loãng và trắng, sau đó loãng và nâu, phân dính xung quanh hậu môn.

Khi mặc bệnh Gumboro, các bệnh khác có điều kiện phát triển nh− bệnh E.coli, CRD, IB, th−ơng hàn, tụ huyết trùng.

Tỷ lệ chết có thể tới 10-30%.

Mổ khám: khi bệnh mới phát triển túi Fabricius s−ng, có lớp gelatin lầy nhầy, có thể xuất huyết. Khi bệnh đã kéo dài thì túi FA teo nhỏ, cơ đùi, ngực xuất huyết lấm tấm hoặc thành vệt.

Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể, dịch tễ học hay chẩn đoán huyết thanh.

c) Điều trị

- Sử dụng kháng thể Gumboro

Kháng thể Gumboro là sản phẩm độc đáo của Hanvet.

- Liều điều trị L tiêm bắp 1-2ml/ 1 gà con 0,5-1kg trọng l−ợng. Tiêm một lần kết hợp với cho uống n−ớc điện giải và Anti- Gumboro của Hanvet. Những con nặng hoặc qúa yếu phải cho uống trực tiếp dung dịch điện giải.

Qua thực tế nghiên cứu thí nghiệm và thực tế điều trị cho hàng triệu gà thấy kết quả điều trị đạt 99-100% thuốc kháng thể không gây phản ứng phụ, an toàn.

- Sử dụng thuốc Anti Gumboro của Hanvet. Gồm: 1 lọ Anti Gumboro

- 1 gói điện giải.

Thuốc có tác dụng làm tăng c−ờng khả năng đề kháng của cơ thể đối với virus, đặc biệt là virus gây bệnh Gumboro.

Cách dùng: 1ml pha với 0, lít n−ớc kết hợp với 7gram bột điện giải cho uống liên tục 3-5 ngày. Hoặc nhỏ miệng 2-6 giọt / 1 lần, ngày 3 lần.

Kết hợp cho gà uống dung dịch điện giải:

+ Gà con d−ới 7 ngày tuổi: 100g bột điện giải pha với 50 lít n−ớc uống. + Gà trên 1 tuần: 100-200g pha với 100 lít n−ớc uống, dùng 3 ngày liên tục. - Sử dụng các thuốc sau.

- Hanvit K & C: gồm vitamin K và C hoà với n−ớc 1 gram pha 2 lít n−ớc. - Hanminvit: 1 gram/1 lít n−ớc uống.

- Kháng sinh phổ rộng: Genta-costrim, K.C.N.D, Hatril, Lincomycin. Tác dụng phòng các bệnh nhiễm khuẩn kế phát.

d) Phòng bệnh

Theo lịch trình sử dụng vaccin: - Ngày thứ 1: Bur 706, nhỏ mắt.

- Ngày thứ 7: Gumboro CT hoặc vaccin của xí nghiệp thuốc thú y TW.

- Ngày thứ 16: sử dụng Gumboro CT của Pháp hoặc vaccin của xí nghiệp thuốc thú y TW. - Đối với gà vào đẻ phải dùng vaccin dầu tr−ớc khi gà vào đẻ, dùng vaccin Gumboriffa tiêm d−ới da hoặc tiêm bắp thịt.

Việc dùng vaccin nhiều khi không tạo đ−ợc kháng thể bảo hộ đàn gà vì các lý do sau: + Do cơ thể gà con còn kháng thể.

+ Do vaccin không phù hợp giữa type virus vaccin và type virus gây bệnh và nhiều lý do khác liên quan đến chất l−ợng cũng nh− việc bảo quản, vận chuyển vaccin. - Đối với gà nuôi thịt, thời gian nuôi ngắn và đàn gà mẹ đã tiêm vaccin nhũ dầu chống Gumboro, có thể áp dụng cách phòng bệnh bằng kháng thể Gumboro nh− sau:

+ 15 ngày tuổi: tiêm 0,5ml + 30 ngày tuổi: tiêm 1ml.

Thực tế thí nghiệm phòng bệnh nh− trên có thể đảm bảo an toàn cho đàn gà mà không cần dùng vaccin Gumboro.

Một phần của tài liệu Bí quyết thành công trong chăn nuôi gà (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)