Vai trò và tác dụng các chất trong khẩu phần ăn

Một phần của tài liệu Bí quyết thành công trong chăn nuôi gà (Trang 25 - 27)

1. Chất đạm

Chất đạm còn gọi là chất protein, là chất quan trọng nhất, đắt tiền nhất trong khẩu phần thức ăn cho gà.

Tỷ lệ đạm chiếm từ 15-35% trong khẩu phần. Các nguyên liệu chứa nhiều đạm là bột cá nhạt, bột thịt, bột sữa, bột tôm, tép, khô đậu t−ơng, khô đầu đậu xanh, khô lạc. Các Acid amin nh− Lysin, Methionin, Trytrophan... là các chất tham gia trong hàng loạt quá trình trao đổi chất, đặc biệt trong trao đổi, hấp thụ các chất đạm trong cơ thể. Chất đạm tạo nên thịt, trứng và các chất đạm trong cơ thể gia cầm.

- Đạm động vật không nên đ−a vào nhiều vì giá thành đắt. Gà giống công nghiệp lớn nhanh cần nhiều đạm hơn gà nội, gà ta do đó thức ăn cho gà ta rẻ hơn thức ăn cho gà công nghiệp.

Không nên dùng bột sữa vì gà không có men tiêu hoá sữa nên ít hấp thụ đ−ợc sữa, sữa không tiêu gây nên phân thối và dễ ỉa chảy.

Gà con cần nhiều đạm động vật hơn gà lớn. Gà nuôi thịt nên dùng ít đạm động vật để giảm giá thành thức ăn, giảm giá thành thịt trứng.

Đối với gà nuôi bán công nghiệp có thể sử dụng đạm động vật sống nh− giun (nuôi), mối (nuôi), tôm, cá sống để giảm giá thành chăn nuôi.

- Đạm thực vật (bánh khô dầu lạc, đậu lành, đậu xanh). Trong hạt đậu t−ơng có chứa một loại men ngăn cản tiêu hoá và hấp thụ thức ăn, do đó tr−ớc khi dùng phải rang chín triệt tiêu men đó thì gia súc, gia cầm mới tiêu hoá đ−ợc. Dùng đạm thực vật rẻ tiền, giá thành thức ăn thấp, mặt khác thịt gà lại thơm ngon hơn.

Nếu dùng bột khô dầu lạc, khô đậu nành phải chú ý tránh để mốc. Khi bị mốc sinh ra chất độc gọi chung là Mycotoxin, trong đó độc tố aflatoxin rất độc và làm cho gà, lợn ỉa chảy, hỏng gan, chậm lớn. Tuy nhiên, đạm thực vật thiếu hoàn chỉnh về acid amin nên phải thay thế một phần bằng đạm động vật.

- Các Acid amin rất cần cho gà là Methionin, Lysin, sau đó đến Tryptophan, Meth + Cyst. Các Acid amin thay thế một l−ợng lớn các chất đạm động vật và thực vật trong khẩu phần thức ăn, mà vẫn đảm bảo sự phát triển của gia súc, gia cầm; chất l−ợng thịt, trứng tốt. Cần bổ sung vào thức ăn vừa đủ để giảm giá thành thức ăn giảm giá thành thịt trứng (0,1 - 0; 15-0,2%).

2. Chất tinh bột

Còn gọi là chất Gluxid cung cấp năng l−ợng, chuyển hoá thành phần mỡ và đạm cho cơ thể, tạo năng l−ợng để gà chuyển hoá vật chất và vận động.

Những nguyên liệu chủ yếu cung cấp tinh bột là: ngô, gạo, thóc, cám, khoai, sắn. Sắn có nhiều chất đ−ờng nh−ng ít chất đạm và có thể còn có chất độc và dễ bị nấm mốc nên chỉ thay thế đ−ợc một phần chất bột, đặc biệt với gà con không nên sử dụng bột sắn.

Ta có thể thay thế một phần nguyên liệu này bằng nguyên liệu khác để phù hợp với từng địa ph−ơng và giảm giá thành, nh−ng chỉ nên thay thế một phần. Trong thực tế có thể sử dụng thêm đ−ờng và đ−ờng Glucoza cho uống vừa chống mệt mỏi, vừa tăng năng l−ợng cho gà.

3. Chất béo (lipid)

Tạo một phần năng l−ợng và chủ yếu tạo mỡ trong cơ thể gà. Nhu cầu chất béo trong cơ thể gà cần ít.

- Gà con cần d−ới 4%, nếu cao hơn gà khó tiêu, dễ bị ỉa chảy.

- Gà hậu vị và gà đẻ d−ới 5%, nếu nhiều làm cho gà béo quá, đẻ kém. - Đối với gà nuôi thả có thể cung cấp chất béo nhiều hơn.

4. Chất khoáng

Nhu cầu khoáng là 2-3% đối với gà con và gà hậu bị 4-7% ở gà đẻ. Chất khoáng tạo x−ơng ở gà và tham gia trong hàng loạt các quá trình trao đổi chất trong cơ thể gia cầm. Đối với gà đẻ cần nhiều khoáng Canxi, Phot - pho để tạo nên vỏ trứng.

Một số chất khoáng tham gia tạo nên máu nh− Fe, Cu, Co (sắt, đồng, côban). Một số khoáng tham gia tạo hệ đệm và men xúc tác sinh học.

Đối với gia cầm chỉ cần bổ sung Premix là đủ khoáng, nhất là gà chăn thả chúng có thể kiếm đ−ợc chất khoáng từ đất, sỏi, cát.

5. Chất vitamin

Chất vitamin chiếm tỷ lệ rất ít,.

Bổ sung các vitamin bằng các loại Premix vitamin và các chất rau xanh, bột cỏ...

Hanmix, Hanminvit, Multivi, Bcomplex là các chất bổ sung vitamin và các khoáng vi l−ợng cho gia cầm, gia súc. Đối với gà chăn thả, bổ sung vitamin thêm bằng rau xanh, cỏ xanh t−ơi.

Cholin là chất thuộc vitamin nhóm B rất cần bổ sung vào thức ăn để gà lớn nhanh, thịt ngon (tỷ lệ 1,5- 2,5kg/ tấn thức ăn hỗn hợp).

6. Chất xơ

Tỷ lệ dùng chất xơ là 2-5% trong khẩu phần thức ăn. Nguồn chất xơ chủ yếu là bột cỏ, ngoài ra còn có bột vỏ lạc, cám gạo, khô đậu nành (đậu t−ơng).

7. Các chất khác

N−ớc ta có khí hậu nóng ẩm, nấm mốc phát triển nhiều, do đó ngô, lạc, đậu, bột cá th−ờng bị nấm mốc. Nấm mốc sản sinh ra độc tố gọi chung là Mycotoxin, trong đó chất Aflatoxin làm cho gia cầm, gia súc ỉa chảy, phá huỷ gan và các cơ quan nhu mô. Tuỳ theo mức độ độc tố phải bổ sung thêm chất chống độc tố nh− Mycofix - plus. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thức ăn cho gà công nghiệp hiện nay còn có thể đ−ợc trộn với các loại hooc môn kích thích sinh tr−ởng, các loại thuốc kích thích tăng trọng... để kích thích gà ăn nhiều, lớn nhanh. Những chất này nhiều khi làm giảm độ sạch của thịt trứng, giảm thơm ngon và có hại cho sức khoẻ của ng−ời tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Bí quyết thành công trong chăn nuôi gà (Trang 25 - 27)