Vệ sinh tiêu độc phòng bệnh

Một phần của tài liệu Bí quyết thành công trong chăn nuôi gà (Trang 36)

Dọn sạch chuồng gà, cọ rửa nền chuồng, nếu cần thiết thì nạo vỏ lớp trên cùng của sân chơi, v−ờn, đồi. Tiêu độc toàn trại khi kết thúc mỗi chu kỳ nuôi gà thịt hay gà đẻ.

Vệ sinh nh− thế sẽ góp phần tăng tỷ lệ nuôi sống, giảm tỷ lệ ốm chết; tăng năng suất ở đàn gà tiếp theo.

- Phải thu dọn ổ lót, đệm để đ−a tới điểm ủ phân hoặc bãi thải.

- Nên tháo dỡ vàđ−a các thiết bị ra khỏi nhà gà để cọ rửa và sát trùng. - Th−ờng xuyên quét sàn nhà, tiêu độc các thiết bị chuồng trại.

- Định kỳ phun các chất chống côn trùng vào các khe, kẽ t−ờng, mái, trần, sàn để diệt hết côn trùng, bọ mạt. Nên đóng kín cửa chuồng và phun hơi Formol hoặc xông Formol với thuốc tím để tạo thành hơi sát trùng. Có thể phun Formol với thuốc 3% thẳng vào đàn gà lớn (nh−ng phải thận trọng tránh ngộ độc).

Chú ý chống độc, vì Formol là tác nhân gây ung th− mạnh.

- Đ−ờng ống n−ớc và bể n−ớc cũng phải sát trùng th−ờng xuyên định kỳ.

- Nên nhớ sát trùng cuối cùng bằng Halamid (Chloramin T) với nồng độ 0,2-0,5kg. - Dùng Halamid khử trùng nguồn n−ớc, 3g - 5g cho 1000 lít n−ớc (1 khối)

- Kiểm soát chuột gặm nhấm, cắn gà, ăn thức ăn và là nguồn lây lan bệnh tật.

Chuột có rất nhiều tác hại, chúng phá hoại chuồng, dây điện làm bẩn thức ăn, gây bệnh và truyền nhiễm bệnh vi trùng, virus, cho gà nh−: dịch tả, th−ơng hàn, tụ huyết trùng, virus, cúm gà, gumboro, newcastle.

Do đó phải tiêu diệt chuột bằng mọi cách: bắt, đánh bả độc, ngăn bằng l−ới sắt... Nếu đánh bằng mồi bả phải chú ý tránh gây độc cho ng−ời và gà.

B. Phòng trị một số bệnh quan trọngI. Các bệnh nhiễm trùng đ−ờng hô hấp I. Các bệnh nhiễm trùng đ−ờng hô hấp 1. Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) 2. Bệnh Coryza 3. Bệnh nấm phổi (Aspergillosis) 4. Bệnh Newcastle

5. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)

6. Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) 7. Bệnh cúm gà (AI)

Triệu chứng, bệnh tích chung thể hiện ở đ−ờng hô hấp nh− thở khó, thở khò khè, viêm đ−ờng hô hấp.

1. Bệnh hô hấp mãn tính (CRD)

a) Nguyên nhân:

Do Mycoplasma Gallisepticum gây nên. Bệnh có thể ghép với bệnh Newcastle, bệnh viêm khí quản truyền nhiễm IB, viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) hoặc kết hợp với E.coli. Khi khí hậu thay đổi nh− quá nóng, gió rét, ẩm độ cao, thông thoáng kém tạo nên điều kiện phát sinh bệnh. Sự truyền bệnh qua trứng từ gà, mẹ mắc bệnh qua đ−ờng trứng truyền cho gà con (truyền dọc).

b) Triệu chứng và bệnh tích

Gà con, gà dò đều thở khó, khò khè, gà kém ăn, gầy sút, gà lớn khó thở, chảy n−ớc mắt, n−ớc mũi, gà hay vẩy mỏ, kêu toóc toóc, đầu s−ng nh− đầu cú.

Bệnh gây chết ở gà nhỏ nh−ng ít chết ở gà lớn. Khí quản viêm đỏ. Dịch rỉ viêm rỉ da trắng ngà nh− pho mát.

Nếu ghép với E.coli thể hiện viêm túi khí nặng.

c) Phòng bệnh và điều trị

- Phòng bệnh

Điều quan trọng hàng đầu trong phòng bệnh CRD là phải mua gà giống ở những cơ sở chăn nuôi tốt, tỷ lệ nhiễm CRD thấp.

Vệ sinh chuồng trại tốt; chuồng thông thoáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Dùng các loại d−ợc phẩm để phòng bệnh:

- Tylosin -50, Genta-tylo, Tylosula, Tiamulin, CRD-stop Sunovil-5.

Một tháng sử dụng 2 lần, mỗi lần 3 ngày liên tục theo liều phòng bệnh. Có thể dùng vaccin nh−ng chỉ nên dùng cho gà bố mẹ và gà đẻ vì giá thành đắt.

- Điều trị bệnh.

Dùng một trong các loại thuốc sau:

* Tylosin (ống 0,5gram hoặc gói 1gram)liều 1gram /10kg. * Tylosin-50: 1ml/2kg TT. Tiêm d−ới da.

* Tiamulin 10%, 10ml. Tiêm d−ới da hoặc bắp thịt. * Tiamulin 10% gói 20gram.

* Genta -tylo, Chlotylodexa, Sonovil-5. Tiêm d−ới da hoặc bắp thịt. * Genta - costim, CRD stop, Tylosulfa. Pha với n−ớc uống.

* Hantril 10%, Lincomycin. * Lincolis-plus: 1g/1,5 - 2 lít n−ớc.

Có thể kết hợp sử dụng Streptomycin + Penicillin liều 100mg/1kg tiêm liên tục 3 ngày. Kết hợp sử dụng Hanminvit. Super và Multivit -fort pha n−ớc uống.

2. Bệnh phù đầu (Coryza)

a) Nguyên nhân:

Do vi trùng Hemophilus Paragallinarum sự lây truyền do không khí đ−a bụi, hơi n−ớc có vi trùng từ khu chuồng này sang khu chuồng kia.

Do con ng−ời, chim trời, động vật hay dụng cụ có dính vi trùng.

b) Triệu chứng, bệnh tích:

Gà thở khó, viêm mắt, viêm mũi với mùi hôi thối, mặt đầu s−ng, tỷ lệ chết cao thấp tuỳ theo sự bội nhiễm thêm virus hay các vi khuẩn khác.

Khi nhiễm bệnh gà thể hiện viêm hô hấp mãn tính, thở khó, nếu phân lập sẽ tìm thấy vi trùng.

c) Phòng và trị bệnh:

Phòng bệnh bằng vệ sinh, tiêu độc th−ờng xuyên. Có thể dùng vaccin phòng ở một số vùng dịch tễ nặng nề.

Điều trị bằng các kháng sinh nh−:

- Ampicillin, Streptomycin, Kanamycin, Gentamincin. - K. C. N. D tiêm 1ml/2kg.

- Hantril 1ml/3kg. - Sunovil-5 tiêm 1ml/2kg - Genta - tylo tiêm 1ml/2 kg

Có thể dùng Genta costrim, Cosmix-Fort.

3. Bệnh nấm phổi (Aspergillosis)

a) Nguyên nhân:

- Bệnh gây ra do nấm cúc khuẩn aspergillus fumigatus lây truyền do hít phải bào tử nấm từ rác và thức ăn nhiễm bệnh.

b) Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán:

Gà con rất mẫn cảm với bệnh, gà lớn có sức đề kháng cao hơn nên ít mắc bệnh.

Gà bệnh gầy yếu, giảm cân, khát n−ớc, gà thở nặng nhọc khó khăn, phải há mỏ để thở. Tỷ lệ chết cao từ 5 - 50%.

Phổi và túi khí có những chấm tổn th−ơng màu trắng, vàng, xanh lá cây. Nhiều khuẩn lạc nấm hình hạt nhỏ vàng, xanh, bám đầy phủ tạng.

Phát hiện nấm bằng mắt th−ờng hoặc kính lúp, kính hiển vi.

c) Phòng trị bệnh:

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả đầu tiên là tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ vệ sinh, an toàn sinh học, giữ chuồng trại khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ thích hợp. Đảm bảo tốt chế độ nuôi d−ỡng, chăm sóc. Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin phòng các bệnh truyền nhiễm. Dùng đúng quy trình các loại thuốc phòng bệnh.

Điều trị bằng một trong những thuốc loại thuốc sau: - Iod kalium 5-10 gram/ 1 lít n−ớc uống.

- CuSO4

- Mycostatin 2 gram/ 100kg thức ăn. - Nystatin 6 gram / 1kg thức ăn.

4. Bệnh Newcastle

a) Nguyên nhân

Do virus newcastle gây nên, có 3 nhóm phân theo độc lực. - Nhóm động lực mạnh gây bệnh nặng, chết nhiều. - Nhóm động lực vừa gây bệnh ở mức độ vừa. - Nhóm động lực yếu ít gây chết gà.

Bệnh Newcastle còn gọi là dịch tả gà hay bệnh rù. Là bệnh quan trọng và th−ờng gặp nhất ở gà, vịt, ngan, ngỗng, gây tổn thất lớn trong chăn nuôi gia cầm.

Lây bệnh bằng tiếp xúc trực tiếp ng−ời, chuột, dụng cụ, gió thổi từ nơi này sang nơi khác. Đặc biệt lây do chim trời hoặc vaccin nhiễm virus.

b) Triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán

Bệnh gây do virus chủng độc lực mạnh có thể làm gà chết nhanh trong vòng 3-4 ngày. Triệu chứng bệnh th−ờng gặp là gà thở khó khăn, ho, lờ đờ, phân lỏng trắng đôi khi lẫn máu, mào tím.

Nếu kéo dài bệnh chuyển sang thể mãn tính và xuất hiện triệu chứng thần kinh đầu ngoẹo, cổ còng, quay vòng tròn.

Đối với gà đẻ thì sức đẻ giảm, trứng non nhiều. Tỷ lệ chết có thể rất cao 40-80%.

Bệnh tích nhìn chung xuất huyết đ−ờng tiêu hoá từ miệng tới hậu môn. Niêm mạc mũi, khí quản, phế quản viêm, có nhiều bọt khí.

Chẩn đoán bằng ph−ơng pháp phản ứng huyết thanh, nuôi cấy virus kết hợp triệu chứng bệnh tích.

c) Phòng bệnh và điều trị

* Phòng bệnh bằng vaccin đối với gà thịt phải dùng tới 3-4 lần. Đối với gà trống, gà đẻ trứng cần 5-6 lần. Gà thả v−ờn cũng phải dùng 2-3 lần.

Tuy nhiên, không phải khi nào dùng vaccin cũng cho kết quả tốt.

Đối với gà thịt nuôi theo h−ớng công nghiệp nuôi đến 50-60 ngày tuổi đã xuất bán thịt có thể dùng kháng thể gumboro tiêm 0,5ml ở ngày thứ 5 để phòng bệnh. Đến ngày thứ 10 dùng vaccin Lasota. Chỉ dùng vaccin cho đàn gà khoẻ mạnh.

Phòng bệnh bằng vệ sinh tiêu độc, ngăn chim trời, chuột có thể mang mầm bệnh tới. * Điều trị:

- Kháng thể Gumboro do Hanvet sản xuất có hàm l−ợng kháng thể newcastle cao, bình quân cho phản ứng với hiệu giá 4 log2. Đ−ợc sử dụng để điều trị bệnh có hiệu quả tốt. - Liều l−ợng 1ml - 2ml cho gà d−ới 500g - 1000g.

Có thể tiêm lặp lại sau khi gà khỏi bệnh 5 ngày.

- Kết hợp với cho uống n−ớc có pha Hanmivit, Multivit, Bcomplex, Bột điện giải.

- Kết hợp sử dụng các loại thuốc kháng sinh phổ rộng nh− Genta-costrim, Tylo-50, Ampi - Septol, Neotestol, K.C.N.D, Colidox - plus.

5. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)

a) Nguyên nhân

Do virus nhóm Coronavirus lây truyền do hít thở không khí nhiễm mầm bệnh qua không khí thổi từ chuồng qua này qua chuồng khác.

b) Triệu chứng, bệnh tích

Gà hắt hơi, thở khò khè, kém ăn, chậm lớn, lông cánh xơ xác. Nếu ghép thêm CRD thì triệu chứng bệnh càng tăng nặng.

Nếu bệnh ghép với E.coli thì phân loãng, phân có màu xanh, vàng, triệu chứng thêm nặng nề, gà con chết tới 20%.

* Mổ khám thấy khí quản, phế quản đầy bọt khí, có khi thấy bã đậu. Thận s−ng to, ống dẫn ra hậu môn chứa đầy chất urat màu trắng.

Đối với gà đẻ, buồng trứng teo đi.

Chẩn đoán căn cứ triệu trứng khó thở, tích tụ nhiều urat màu trắng ở thận, phúc mạc, màng tim. Cũng có thể chẩn đoán phản ứng huyết thanh.

c) Điều trị - phòng bệnh

Sử dụng kháng thể Guboro kết hợp với kháng sinh hoạt phổ rộng và các thuốc bồi d−ỡng tăng sức đề kháng của cơ thể.

Cụ thể:

- Kháng thể Gumboro, tiêm bắp thịt 1-2ml/con/ 1 lần. - Kháng sinh:

+ Sunovil-5, tiêm 1ml/2kg thể trọng + Tylosin -50, tiêm 1ml/2 kg thể trọng.

+ CRD-Stop pha 2g/lít n−ớc uống, dùng 3-5 ngày. + Tiamulin 10%, tiêm 1ml/4 kg thể trọng.

+ Tylosulfa-Comb, pha 15-20g/10 lít n−ớc uống. - Các thuốc tăng c−ờng sức khoẻ.

+ Becomplex Hanvet, 1gram pha 2 lít n−ớc uống.

+ Hanmivit-Super, pha với n−ớc uống 1g/1 lít n−ớc uống. + Multivit tiêm bột uống.

* Phòng bệnh dùng vaccin Biral H120.

6. Bệnh viêm thanh khí quản (ILT)

a) Nguyên nhân

Bệnh ILT do virus nhóm Herpers gây ra. Đ−ờng lây truyền chủ yếu do tiếp xúc qua đ−ờng hô hấp qua ng−ời, đồ vật, dụng cụ từ trại bệnh sang trại ch−a bệnh.

b) Triệu chứng, chẩn đoán

Triệuchứng hô hấp rõ rệt, khó thở, thở nh− huýt sáo, con gà nghển cổ cao để thở, chảy n−ớc mắt, n−ớc mũi, gà kém ăn tỷ lệ chết 10-40%.

Bệnh tích chủ yếu giới hạn trong thanh quản, khí quản khu vực đ−ờng hô hấp phía trên.

c) Phòng bệnh và điều trị

Tiêm phòng bằng vaccin của hãng Rhone Merieux. Phòng bệnh bằng vệ sinh và chế độ nuôi d−ỡng chăm sóc.

* Điều trị bệnh t−ơng tự nh− đối với bệnh Newcastle và CRD, đề phòng cách bệnh nhiễm khuẩn thứ phát.

7. Bệnh cúm gà (Avian influenza)

a) Nguyên nhân

- Nguyên nhân gây bệnh do virus Myxovirus. - Lây bệnh do không khí mang virus.

- Lây nhiễm qua trứng gà mẹ nhiễm bệnh truyền cho con.

b) Triệu chứng

- Tốc độlây lan nhanh, tỷ lệ mắc bệnh 50-100%.

- Thở khó, thanh quản phù thũng. Dịch nhầy chảy ra từ mũi, đầu s−ng, mào tím. - Cần phân biệt với bệnh ND, CRD, IB, ILT cũng khó thở, triệu chứng hô hấp nặng.

c) Điều trị:

Hiện nay ch−a có thuốc đặc trị.

Điều trị chung t−ơng tự nh− với bệnh Newcastle, có thể tham khảo nh− sau: - Dùng kháng thể Gumboro của Hanvet.

- Kết hợp dùng các kháng sinh hoạt phổ rộng: Genta- costrim, K.C.N.D, Colidox - plus, Tylosulfa, sunovil, tylo-50, Tiamulin.

- Dùng các thuốc bổ trợ: Haminvit, Multivitm, Hanvit K & C An ti

Phòng bệnh: ch−a có vaccin; chủ yếu bằng vệ sinh, tiêu độc.

II. Bệnh tạo khối u

1. Bệnh Lymphoid - leucossis.2. Bệnh Marek (Marek disease) 2. Bệnh Marek (Marek disease)

1. Bệnh Lymphoid - leucosis

a) Nguyên nhân

Bệnh Lymphoid-leucosis còn gọi là bệnh máu trắng, gây bởi Leuco virus, bệnh chỉ phát ở gà trên 4 tháng tuổi, lây truyền qua trứng là chính. Ngoài ra còn lây qua đ−ờng tiếp xúc, lây qua vaccin.

b)Triệu chứng, mổ khám

- Mào gà quăn lại, nhợt nhạt, thiếu máu, xanh xao. Tỷ lệ đẻ giảm, tỷ lệ chết 5-20%. - Mổ khám thấy có nhiều khối u ở gan, quả tối, thận. Phân biệt với bệnh Marek là

bệnh Leuco chỉ có ở gà l ớn trên bốn tháng tuổi.

c) Phòng và chữa bệnh

- Phòng bệnh bằng cách chọn nuôi gà bố mẹ an toàn bệnh hoặc những dòng gà có sức đề kháng tốt với bệnh này.

Sát trùng bằng Halamid 0,2% mỗi tuần 1 lần.

- Điều trị chủ yếu dùng các loại thuốc tăng c−ờng sức khoẻ đàn gà nh− Hanminvit, Multivit, ADE...

2. Bệnh Marek

a) Nguyên nhân

Bệnh gây nên bởi Herpes virus, lây truyền qua đ−ờng hô hấp và ăn uống... gà con đặc biệt dễ bị nhiễm bệnh. Khả năng nhiễm bệnh giảm dần sau một vài ngày nở.

b) Triệu chứng lâm sàng

Biểu hiện ở gà bệnh là: giảm trọng l−ợng, giảm ăn, đi ỉa lỏng và giảm tỷ lệ đẻ. Đi lại khó khăn, bại liệt, xã cánh một bên (do viêm dây thần kinh vận động). Mề và ruột rất nhỏ và sẽ vô tác dụng.

Tỷ lệ chết 10-50%.

c) Điều trị và phòng bệnh

Không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Phòng bệnh bằng vaccin Lyomarek của Pháp (1000 liều/1 lọ) cho gà ngày khi 1-4 ngày tuổi, những ngày sau vaccin không có tác dụng vì gà không đáp ứng miễn dịch.

III. Bệnh do Adenovirus

1. Bệnh viêm gan do virus - bệnh thiếu máu truyền nhiễm.2. Hội chứng giảm đẻ. 2. Hội chứng giảm đẻ.

1. Bệnh viêm gan do virus - bệnh thiếu máu truyền nhiễm

a) Nguyên nhân

Đây là bệnh do virus gây ra. Virus thuộc nhóm Adenovirus, lây truyền từ gà mẹ mắc bệnh qua trứng cho gà con. Cũng có thể lây qua tiếp xúc, qua hô hấp.

b) Triệu chứng, mổ khám và chẩn đoán

Xảy ra bệnh ở gà, gà tây, gà lôi và một số gia cầm khác. Gà nhiễm bệnh viêm gan hay bệnh thiếu máu truyền nhiễm th−ờng ở tuổi 5-7 tuần. Gà bệnh yếu, rũ cánh, nhợt nhạt. Tỷ lệ chết tới 20% trong 10 ngày đầu sau đó giảm dần.

Mổ khám thấy có nốt hoại tử, thận nhợt nhạt hoặc xanh, lách teo nhỏ.

c) Phòng và trị bệnh

Ch−a có thuốc đặc hiệu để phòng bệnh và trị bệnh.

* Có thể dùng kháng thể Gumboro của hãng Hanvet (xí nghiệp d−ợc và vật t− thú y) để điều trị và phòng bệnh. Đặc biệt hiệu quả đối với đàn gà nuôi thịt

Kết hợp với các loại thuốc Hanvit K & C, Hanminvit, AD3EC nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

2. Hội chứng giảm đẻ: (Egg Drop Syndrome - EDS)

a) Nguyên nhân

Bệnh gây do một loại Adenovirus

Bệnh lan truyền qua trứng do gà mẹ mang trùng thải siêu vi trùng làm lây lan phân tán bệnh.

b) Triệu chứng

Gà đang đẻ bình th−ờng tự nhiên giảm đẻ đột ngột, tỷ lệ giảm trứng tới 20-30% so với bình th−ờng tự nhiên tỷ lệ giảm kéo dài liên tục. Gà vẫn ăn uống bình th−ờng không ốm chết. Vỏ trứng sần sùi, chất l−ợng vỏ kém.

Cần phân biệt với các bệnh CRD, IB, E.coli, cũng giảm đẻ, vỏ trứng cũng biến dạng nh−ng gà có triệu chứng bệnh hô hấp, ỉa phân loãng, tỷ lệ chết cao.

Làm phản ứng huyết thanh sẽ phát hiện bệnh chính xác.

c) Phòng trị

Không có thuốc phòng trị đặc hiệu. Nên tăng c−ờng sức đề kháng của cơ thể gà bằng các loại vitamin và chất khoáng, nuôi d−ỡng tốt.

- Hanminvit (gói 100gram) pha 0,5g/ 1 lít n−ớc uống trong 3-7 ngày. - B-complex (hộp 30g, gói 100g) 1g/3 lít n−ớc uống hoặc trộn 1 kg thức ăn - Multivi (lọ 20ml): 1ml/1kg, tiêm bắp, d−ới da. Dùng liên tục trong 2-3 ngày.

- Vit ADE (gói 10g): 1 gói / 100-200 con, dùng 3-5 ngày. Hay Vt-ADE-tiêm. Tiêm

Một phần của tài liệu Bí quyết thành công trong chăn nuôi gà (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)