0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Phƣơng pháp so sánh:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT VẬT LIỆU ĐIỆN HẢI PHÒNG (Trang 27 -28 )

Phương pháp so sánh là phương pháp mà người ta xây dựng các chỉ tiêu kinh tế và thực hiện so sánh tuyệt đối hoặc tương đối để rút ra các kết luận về đối tượng kinh tế nghiên cứu: phát triển tốt hay trung bình, hay hoạt động xấu đi.

Khi tiến hành phân tích phải căn cứ vào mục tiêu phân tích để chọn phương pháp so sánh thích hợp. Những điều kiện cần thiết khi so sánh:

- Xác định trị số gốc thích hợp của chỉ tiêu để so sánh : chọn trị số gốc thích hợp là căn cứ vào mục đích phân tích để chọn.

- Phải đảm bảo thống nhất nội dung kinh tế giữa các chỉ tiêu

- Phải đảm bảo thống nhất phương pháp tính, đơn vị tính của các chỉ tiêu.

Các cách thức tổ chức so sánh như:

- So sánh tuyệt đối là: kết quả của phép trừ giữa trị số cột đầu năm với cột cuối năm của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, nó phản ánh sự biến động về quy mô của các chỉ tiêu phân tích.

- So sánh tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số cột cuối năm với cột số đầu năm của các chỉ tiêu kinh tế, nó phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu nghiên cứu.

- So sánh theo chiều dọc: là việc xem xét các tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể quy mô chung qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể.

- So sánh theo chiều ngang: là việc so sánh cả số tương đối và số tuyệt đối của cùng 1 chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán qua đó thấy được sự biến động của chỉ tiêu đó.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT VẬT LIỆU ĐIỆN HẢI PHÒNG (Trang 27 -28 )

×