Các nghiên cứu về tính độc của hợp chất nitơ đối với động vật thuỷ sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính độc cấp của n NH4, n NO2 và n NO3 đối với ấu trùng cá giò (rachycentron canadum) trước và sau biến thái (Trang 28 - 31)

Amonia(N- NH4+):

Trong môi tr−ờng n−ớc, amonia tổng số luôn tồn tại ở 2 dạng: NH3và NH4+ tuỳ thuộc vào nhiệt độ và pH của môi tr−ờng n−ớc. Khi hàm l−ợng NH3 < 0,06mg/L làm chậm quá trình sinh tr−ởng và thay đổi mô của cá da trơn. NH4+ th−ờng ít độc hơn NH3 nh−ng khi nồng độ cao cũng gây độc cho động vật thuỷ sinh [20, 25]. Vì vậy, amonia th−ờng xuyên đ−ợc quản lý trong hệ thống nuôi.

Các nghiên cứu về tính độc của monia chủ yếu tập trung vào ảnh h−ởng của NH3 còn các nghiên cứu về nồng độ tác động của NH4+ đến động vật thuỷ sinh rất ít, mới chỉ dừng lại ở các nghiên cứu tác động đến sinh tr−ởng của thực vật phù du trong môi tr−ờng n−ớc.

Nitrite (N- NO2-):

Tính độc của nitrite biến đổi rất rộng giữa các loài, thậm chí trong cùng một loài (Jane Frances và ctv, 1998) [16]. Giá trị LC50 96h của nitrite với giáp xác, nhuyễn thể và cá, đã đ−ợc Colt và Armstrong (1981) xác định nằm trong khoảng 27,88 – 50,51 mg N–NO2/lít, và nồng độ an toàn từ 2,79 – 5,05 mg N–NO2/lít.

Nhiều nghiên cứu về tính độc của nitrrite đối với giáp xác và nhuyễn thể đ−ợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.7. Giá trị NOEC của nitrite đối với một số loài cá

Qua bảng trên cho thấy: Giới hạn an toàn cho bào ng− (Haliotis tuberculata) lớn hơn cho cầu gai. Giá trị an toàn cho tôm giống P. penicillatus với độ mặn khác nhau: Độ mặn cao tính độc của nitrite giảm.

Daniels và ctv (1987 - trích Boyd, 1990) [9], ở nồng độ 1,8 mg/L N–NO2 tỷ lệ tăng tr−ởng của tôm M. rosenbergii giảm 35% so với lô đối chứng sau 8 ngày theo dõi .

Nitrate (N-NO3-):

Colt và Tchobanoglous (1976) (trích Su - Jun Tsai và ctv, 2002) [26] đã kết luận: “Độc tố của nitrate phụ thuộc vào loài, giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, mức an toàn của nitrate đối với các loài hải sản ở giai đoạn tr−ởng thành t−ơng tự nhau”.

Bảng 2.8. Giá trị NOEC của một số đối t−ợng thủy sản đối với độc tố nitrate Loài thí nghiệm NOEC

(mg/L) Nguồn

Cá hồi chấm (n−ớc ngọt) 10,56 Daniels và ctv, 1987 (trích Boyd, 1990)

[9]

ấu trùng tôm sú

(Penaeus monodon)

4,46 Sprague, 1971 trích Su - Jun Tsai (2002)

[26]

14,76 Daniels và ctv, 1987 (trích Boyd, 1990)

[9]

ấu trùng tôm Penaeus lividis 3,28 - 6,56 Armstrong và ctv, 1976 trích Su - Jun

Tsai (2002) [26]

ấu trùng tôm P. indicus 0,59 Jayasankar và Muthu 1983 trích Su - Jun

Tsai (2002) [26]

Tôm giống P. penicillatus

S ‰ = 34 S ‰ = 25 S ‰ = 25

13,41 11,74

Chen và Lin, 1992 trích Su - Jun Tsai (2002) [26] Cầu gai (Paracentrotus lividus) 3,28 - 6,56 Oliver và Michel, 1999 [20] Bào ng− (Haliotis tuberculata) 16,40 Oliver và Michel, 1999 [20]

Loài thí nghiệm NOEC (mg/L) Nguồn

Cá da trơn (n−ớc ngọt) 443,00 Colt và Armstrong, 1981 trích Su (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Jun Tsai (2002) [26]

Cầu gai (Paracentrontus lividus) 443,00 Florenda I. và ctv, 1995 [14]

Nhiều tác giả khác đã cho rằng nitrate th−ờng không gây độc. Nh−ng trong hệ thống nuôi bán kín hoặc kín, nitrate th−ờng ở mức cao hơn trong n−ớc biển tự nhiên (Kinne, 1976). Phần lớn các phân tích về mức gây độc của nitrate với hàm l−ợng khá cao, Colt và Armstrong (1981) trích Florenda I. và ctv, 1995 [14] đ−a ra giá trị LC50 dao động quanh 1000mg N–NO3-/lít, t−ơng đ−ơng với mức an toàn là 100mg N– NO3-/lít đối với cá da trơn. Mức an toàn cho cầu gai (P. lividus) đã đ−ợc xác định trong khoảng 100mg N–NO3-/lít và 100 – 250mg N–NO3-/lít cho bào ng− (H. tuberculata).

Su - Ju Tsai và ctv (2002) [26], đã công bố kết quả nghiên cứu về tính độc cấp của nitrate đối với ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon) ở cùng một giai đoạn phát triển với các độ mặn khác nhau nh− sau: giá trị LC50 ở 96h với các độ mặn 15‰, 25‰ và 35‰ lần l−ợt là 1449 mg/L, 1575 mg/L và 2316 mg/L. Điều này chứng tỏ: “Độ mặn càng cao tính độc của nitrate trên cùng một đối t−ợng, cùng một giai đoạn phát triển của cá thể càng giảm”.

Điều này đ−ợc minh chứng bằng các kết quả của Grabda và ctv (1974) trích Su - Ju Tsai và ctv (2002) [26] : “Hàm l−ợng NO-3 ở mức 5 mg/L đã gây độc với các loài cá n−ớc ngọt trong khi đó với cá hồi mức gây độc của NO3- cao hơn”. ấu trùng tôm sú (P. monodon) dễ bị ảnh h−ởng ở nồng độ cao từ 2 - 20mg NO3-/lít (Muir, 1991) trích Florenda I. và ctv (1995) [14].

Trên thế giới, các nghiên cứu về tính độc của dinh d−ỡng khoáng mới chỉ tiến hành trên giáp xác, và một số loài cá n−ớc ngọt còn đối với cá n−ớc mặn ch−a đ−ợc thí nghiệm hoặc thí nghiệm rất ít đặc biệt với các đối t−ợng cá kinh tế. ở Việt Nam, ch−a có thí nghiệm nào để xác định tính độc của các dinh d−ỡng khoáng. Ng−ỡng gây chết của độc tố về dinh d−ỡng khoáng đ−ợc áp dụng cho quản lý môi tr−ờng

−ơng nuôi chủ yếu dựa vào kết quả của n−ớc ngoài và đối t−ợng nuôi thủy sản khác, không phù hợp với điều kiện sinh thái và điều kiện nuôi của n−ớc ta. Vì vậy, việc tiến hành thí nghiệm độc tố của các dinh d−ỡng khoáng (N-NH4+, N-NO2- và N-NO3-) đối với cá biển nói chung và cá Giò nói riêng là cần thiết. Góp phần quan trọng trong quản lý môi tr−ờng −ơng nuôi cá biển khi áp dụng công nghệ lọc

sinh học để chủ động sản xuất giống nhân tạo, không phụ thuộc vào con giống tự nhiên và hạn chế nhập giống từ n−ớc ngoài. Tạo ra l−ợng con giống đủ về số l−ợng và đảm bảo về chất l−ợng (sạch bệnh).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính độc cấp của n NH4, n NO2 và n NO3 đối với ấu trùng cá giò (rachycentron canadum) trước và sau biến thái (Trang 28 - 31)