Các giá trị ñược tính trung bình ± SD (Standard Deviation). Các số liệu ñược xử lý bằng phần mền Excel 2003, IRRISTAT 4.0 dựa trên tiêu chuẩn Lsd ñể so sánh sự sai khác giữa các lô thí nghiệm với mức ý nghĩa P<0,05.
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tăng trưởng của cá giò nuôi thương phẩm vùng biển hở
4.1.1. ðặc ñiểm về tình hình môi trường khu vực nuôi
Sự biến ñộng của các yếu tố môi trường nước liên quan rất chặt chẽ tới quá trình tăng trưởng của cá, môi trường nước biển càng ổn ñịnh thì càng có lợi cho sự tăng trưởng của cá. Vào mùa mưa lượng nước ngọt nhiều ñẩy khối nước mặn ra xa và ngược lại. Chính ñiều này, kết hợp với các yếu tố khác như dòng chảy, sóng gió, thuỷ triều, khí hậu, ñịa hình khu vực nghiên cứu khiến cho các yếu tố môi trường luôn biến ñộng. Kết quả theo dõi một số yếu tố yếu tố môi trường ñược thể hiện qua bảng 2.
Bảng 2. Một số yếu tố môi trường tại khu vực thí nghiệm (TB ± SD)
Tháng T1 T2 T3 T4 T5 Nhiệt ñộ TB (oC) 23,2±0,8 24,5±0,9 28,3±0,9 30,4±0,9 29,5±0,8 ðộ mặn TB (%o) 28,3±0,39 29,3±0,41 29,6±0,40 30,6±0,42 29,3±0,3 DO (mg/l) 7,7±0,14 7,9±0,16 7,9±0,16 8,0±0,19 7,8±0,19 NH3 (mg/l) 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 pH 7,8±0,20 7,8±0,23 7,6±0,20 7,8±0,25 7,8±0,22 Về nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ nước vào ñầu tháng 4 và tháng tháng 5 trung bình vào 23,2 - 24,5oC, nhiệt ñộ tăng dần vào tháng 6 (28,3oC) và ổn ñịnh vào tháng 7, tháng 8 (29 - 30oC) (Bảng 2). Do tháng 4 và tháng 5 là những ngày tháng giao mùa, nhiệt ñộ không khí thấp (20 - 30oC), cùng với ñó là những ñợt gió mùa ñặc trưng ở khu vực miền Trung nước ta khiến nhiệt ñộ nước thấp (23,2 - 24,5oC). Vào mùa hè, nhiệt ñộ nước có sự thay ñổi rõ rệt do nhiệt ñộ không khí cao kéo dài (30 -
38oC) vì thế nhiệt ñộ nước luôn cao từ 28 - 30oC (Hình 4). Tuy nhiên, sự biến ñộng của nhiệt ñộ vẫn nằm trong khoảng cho phép của cá giò (20 - 300C). Chính vì vậy, sau khi thả giống cá ñã kịp thời thích nghi, sinh trưởng và phát triển tốt.
Vềñộ mặn
ðộ mặn luôn ổn ñịnh và có sự biến ñộng thấp hơn rất nhiều so với nhiệt ñộ ở khu vực nghiên cứu, sự chênh lệch ñộ mặn giữa các tháng không cao, ñộ mặn dao ñộng từ 28,3‰ - 30,6‰ (Hình 4). ðây là yếu tố rất quan trọng cho việc phát triển nuôi cá biển, ñặc biệt là cá giò có khoảng ñộ mặn thích hợp từ 22 - 34‰. Ngoài ra, các yếu tố môi trường như: pH, DO, NH3cũng có sự biến ñộng thấp, rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá giò (Bảng 2).
Biến ñộng nhiệt ñộ và ñộ mặn 16 18 20 22 24 26 28 30 32 T4/2010 T5/2010 T6/2010 T7/2010 T8/2010 Thời gian N ð v à ð M Nhiệt ñộ TB (o C) ðộ mặn TB (%o)
Hình 4. Biến ñộng của nhiệt ñộ và ñộ mặn qua các tháng nghiên cứu
4.1.2. Tình hình sinh vật bám (SVB) trên lưới lồng
Sinh vật bám trên lưới lồng ảnh hưởng trực tiếp ñến cấu trúc khung lồng, do lưới lồng lớn nên việc thay lưới tốn kém hơn rất nhiều công sức và tiền của so với lồng gỗ nuôi truyền thống. Sự phát triển của sinh vật bám tại vùng biển nhiệt ñới phụ thuộc vào ñộ sâu, ñộ mặn, tốc ñộ dòng chảy, vật liệu lưới, phao, chất hữu cơ thải ra từ chính các lồng nuôi (Dubost, N. và ctv, 1996). Chính vì vậy, việc nghiên
cứu sinh vật bám trên lưới lồng theo ñộ sâu và thời gian là hết sức quan trọng nhằm ñảm bảo việc vận hành thay lưới lồng chính xác ñúng thời ñiểm và hiệu quả nhất.
4.1.2.1. Thành phần loài sinh vật bám
Kết quả thí nghiệm cho thấy, thành phần loài sinh vật bám gồm có cả ñộng vật bám và thực vật bám. Trong thí nghiệm trên không thấy thực vật bám lớn xuất hiện ngoại trừ một số loài tảo biển. Sinh vật bám chủ yếu là sun (Hình 5), thuộc giống Balanus sp, thuộc lớp Maxillopoda, ngành Athropoda. Ngoài ra còn xuất hiện một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ gồm 3 giống: Perna viridis, Pinctada và Ostrea tất cả ñều thuộc lớp Bivalvia, ngành Mollusca (Hình 6).
Hình 5. Hình ảnh về con sun Hình 6. Một số loài sinh vật bám khác
4.1.2.2. ðịnh lượng sinh vật bám trên lưới theo ñộ sâu
Trong thí nghiệm trên chúng tôi không xác ñịnh sinh khối của các loài tảo biển do việc thu sinh khối gặp khó khăn. Mặt khác, do tảo biển là các loài rất nhỏ chỉ nhìn ñược trên kính hiển vi, trong khi cỡ mắt lưới rất lớn 2a = 7cm, tỷ lệ so với khối lượng SVB là rất thấp.
0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 0m 3m 6m 9m ðộ sâu (m) S V B ( k g /m 2 ) T1 T2 T3
Hình 7. Sinh vật lượng bám trên lưới lồng (kg/m2) ở các ñộ sâu khác nhau
Kết quả theo dõi thí nghiệm về SVB trên lưới trong thời gian 3 tháng cho thấy, lượng sinh vật bám biến ñộng khác nhau theo ñộ sâu (Bảng 3). Sinh khối của SVB ở ñộ sâu 3m và 6m là lớn nhất trong khi lượng SVB ở tầng mặt (0m) và tầng nước sâu (9m) là thấp nhất (Hình 7). Ngoài ra, kết quả phân tích phương sai 1 nhân tố dựa trên tiêu chuẩn LSD cho thấy, sinh khối sinh vật bám trên lưới lồng ở tầng giữa (3m và 6m) là sai khác có ý nghĩa so với tầng mặt (0m) và tầng ñáy (9m) (P<0,05), trong khi SVB ở tầng mặt và tầng ñáy sai khác không có ý nghĩa (P>0,05) (Bảng 3).
Bảng 3. Sinh vật lượng (kg/m2) bám trên lưới theo ñộ sâu và thời gian
ðộ sâu/ Thời gian T1 T2 T3 TB
0m 0,21±0,06c 0,27±0,09b 0,18±0,04b 0,22±0,07b
3m 1,11±0,06a 1,03±0,37a 0,58±0,08a 0,91±0,31a
6m 0,73±0,09b 1,22±0,21a 0,75±0,16a 0,90±0,27a
Sự phát triển mạnh của lượng SVB trong khoảng ñộ sâu từ 3m ñến 6m trung bình 1 tháng lên ñến 0,91 kg/m2 ñiều này cho thấy việc vệ sinh lưới lồng ñịnh kỳ là vô cùng cần thiết, không chỉ ñảm bảo mức ñộ lưu thông của nước mà một phần quan trọng giúp tăng tuổi thọ túi lưới và làm giảm bớt sức tải lên thành lồng và hệ thống phao.
Xét về mức ñộ sinh vật bám theo thời gian cho thấy tại các thời ñiểm khác nhau có sự khác nhau. Lượng SVB cao nhất vào tháng thứ 2 trung bình 0,74 kg/m2, sau ñó giảm mạnh và thấp nhất vào tháng thứ 3 trung bình 0,46 kg/m2 (Bảng 4). ðiều này rất có ý nghĩa trong việc vận hành và xây dựng chu kỳ giặt lưới và thay lưới ñể ñảm bảo hiệu quả sản xuất.
Bảng 4. Khối lượng sinh vật bám trung bình qua các tháng
Tháng T1 T2 T3
Khối lượng SVB (kg) 0,55 ±0,39b 0,74±0,45a 0,46±0,24b Trong quá trình thí nghiệm, sinh vật bám chủ yếu là do loài “sun” quyết ñịnh phần lớn về sinh khối (Hình 5, hình 8). Sun là loài sinh trưởng và phát triển rất mạnh vào mùa hè (tháng 7) khi nhiệt ñộ nước khoảng 28 - 30oC, kích thước con sun có thể lên tới 3 - 4cm.
Kiểm tra SVB hàng tháng Thay lưới ñịnh kỳ
Như vậy, có thể nói trong quá trình nuôi cá việc thiết kế lưới ñể nuôi cá dài hay ngắn là rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp ñến hệ thống khung lồng. Túi lưới dài 8 - 9m có thể tạo khoảng không gian rộng lớn cho cá nuôi nhưng lại tạo cơ hội cho sinh vật bám vào lưới rất nhiều, làm lưới nặng khi gặp sóng gió lớn rất dễ gây ảnh hưởng ñến khung lồng. Mặt khác, khi ñó ñịnh kỳ giặt lưới rất khó khăn, việc thay lưới lại tốn kém tiền của và nhân lực. Trong hệ thống lồng nuôi của mô hình chúng tôi lắp ñặt túi lưới nuôi dài 8 m, khi ñó việc giặt lưới cũng không ñược triệt ñể. Chính vì vậy, trong chu kỳ nuôi (4 tháng) chúng tôi thay lưới 2 lần, tùy thuộc vào lượng sinh vật bám nhiều hay ít ñể quyết ñịnh.
4.1.2.3. ðịnh lượng sinh vật bám tích lũy trên lưới theo thời gian
Kết quả theo dõi thí nhiệm SVB trong ba tháng không thực hiện vệ sinh lưới cho thấy mức ñộ sinh vật bám tích lũy trên lưới lồng tăng lên rất nhanh theo thời gian, ñặc biệt tại lô thí nghiệm ở ñộ sâu 3m và ở ñộ sâu 6m (Hình 9). Trong thời gian 90 ngày, lượng SVB tích lũy cao nhất ñạt 7,59 kg/m2 (Bảng 5). Kết quả này cao hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu SVB tại vùng biển Tasmania, nơi khối lượng SVB tích lũy trên lưới có thể ñạt 1,9 kg/m2 – 8,5 kg/m2 chỉ sau khoảng thời gian 163 ngày (Hodson, S. L. và ctv, 2000). Cũng theo Hodson, S. L. và ctv (2000), sinh vật bám trên lưới lồng có thể chịu ảnh hưởng của vật liệu làm lưới, màu sắc và chất chống bám. 0m 3m 6m 9m 1T 2T 3T 0 1 2 3 4 5 6 7 8 SVB (kg/m 2) ðộ sâu Thời gian 1T 2T 3T
Lượng sinh vật bám tích lũy trên lưới trung bình ở các ñộ sâu sau 30 ngày là 0,57 kg/m2, sau 60 ngày lượng SVB tích lũy ñạt 2,15 kg/m2, sau 90 ngày lượng SVB tích lũy cao nhất là 4,35 kg/m2 tăng gấp 7,7 lần so với tháng thứ nhất (Bảng 5). Sinh vật lượng tích lũy trên lưới lồng rất khác nhau theo ñộ sâu.
Bảng 5. Sinh vật lượng tích lũy (kg/m2) trên lưới lồng theo thời gian và ñộ sâu
ðộ sâu/ Thời gian T1 (30 ngày) T2 (60 ngày) T3 (90 ngày)
0m 0,17±0,04 0,31±0,06 0,90±0,14
3m 1,19±0,06 3,66±0,40 7,59±0,31
6m 0,69±0,05 3,53±0,31 6,79±0,42
9m 0,21±0,06 1,11±0,06 2,13±0,31
TB 0,57±0,43 2,15±1,54 4,35±3,03
ðối với tầng mặt (0m) lượng sinh vật bám là thấp nhất và phát triển rất chậm so với tầng giữa (Hình 9). Vì vậy, nếu không kéo lưới kiểm tra sẽ khó ñánh giá mức ñộ SVB trên lưới lồng. ðối với tầng giữa, khi nhìn bằng mắt thường chỉ trong khoảng thời gian 2 tháng, lượng SVB vào tấm lưới rất nhiều, ñã phần lớn bịt kín mắt lưới. Chính ñiều này ñã làm cho lưới nuôi cá quá nặng, gây ảnh hưởng trực tiếp ñến kết cấu của khung lồng và hệ thống phao. Trên thực tế, sinh vật bám nhiều trên lưới sẽ cản trở việc lưu thông của nước làm ảnh hưởng ñến ñời sống và mức ñộ tăng trưởng của cá.
Tính trung bình lượng SVB ở các ñộ sâu khác nhau ñạt ñến 4,35 kg/m2 chỉ sau thời gian 3 tháng. Như vậy, tính sơ bộ với lồng nuôi thí nghiệm có dung tích 1200m3, diện tích lưới lên ñến 484m2 (bao gồm cả ñáy lồng) thì tổng khối lượng SVB sau 3 tháng ñạt tương ñương 2105kg. ðiều này cho thấy, thời gian không giặt lưới càng lâu hệ thống lồng nuôi sẽ bị SVB nhiều gây khó khăn cho công tác vận hành và ảnh hưởng nghiêm trọng ñến cá nuôi trong lồng. Chính vì vậy, việc tiến hành thí nghiệm sinh vật lượng tích lũy trên lưới theo thời gian có
ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp chúng ta có số liệu chính xác và từ ñó có những tính toán khoa học cho việc vận hành thay và giặt lưới lồng, tránh mất thời gian, công sức mà vẫn ñảm bảo an toàn cho hệ thống lồng nuôi, tăng trưởng của cá và ñảm bảo hiệu quả kinh tế.
Về vấn ñề xử lý SVB trên lưới, theo Hodson, S. L. và ctv 1997 ñối với các hệ thống nuôi với quy mô lớn, thay lưới ñể vệ sinh thường xuyên khó khăn và tốn kém. Việc sử dụng thiết bị vệ sinh tại chỗ chỉ phù hợp và có hiệu quả trong việc loại bỏ sinh vật bám là thực vật thủy sinh. ðối với sinh vật bám là sun và các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ việc áp dụng phương pháp này không hiệu quả do mức ñộ bám của chúng rất chặt, ñộ cứng của vỏ can xi có thể làm mòn và rách lưới. Do ñó giải pháp rút ngắn chu kỳ vệ sinh ñược lựa chọn. ðịnh kỳ hàng tháng kéo lưới giặt từng phần (ngay khi các ấu trùng mới bám) bằng máy xịt cao áp. Phương pháp này ñã cho kết quả khá tốt trong quá trình vận hành.
Hình 10. Quá trình thay lưới và làm sạch lưới khi bị sun bám nhiều
4.1.3. Tốc ñộ tăng trưởng tuyệt ñối (AGR) và tăng trưởng riêng (SGR) của cá giò giò
Qua 4 tháng theo dõi, cá giò nuôi thương phẩm khu vực ñảo Ngư tăng trưởng tốt, tốc ñộ tăng trưởng tuyệt ñối (AGRw) trung bình 25,1 g/ngày (Bảng 6). Có thể nói, cá giò là một trong những loài có tốc ñộ tăng trưởng rất nhanh, với tốc ñộ tăng trưởng tuyệt ñối như vậy sau 4 tháng nuôi cá ñạt kích thước thương phẩm trung bình 5,21 kg/con. Tuy nhiên, tốc ñộ tăng trưởng tuyệt ñối của cá giò
không ñều nhau ở các tháng theo dõi. Tháng thứ nhất, tăng trưởng tuyệt ñối của cá là thấp nhất (12,3 g/ngày), tháng thứ 2 cao nhất (30,2 g/ngày), các tháng tiếp theo ñó tăng trưởng tuyệt ñối của cá có giảm ñi không ñáng kể và ổn ñịnh từ 28,8 - 29,0 g/ngày (Bảng 6). ðiều này cho thấy, sau khi thả giống cá ñã bắt ñầu làm quen với môi trường nuôi mới, thời gian ñầu cá tăng trưởng thấp do khả năng bắt mồi chưa cao vì trước ñó cá chủ yếu ăn thức ăn là cá tạp, sau khi chuyển sang thức ăn công nghiệp phải mất 7 ñến 10 ngày ñể tập trung luyện ăn. Ngoài ra, kết hợp với ñiều kiện nhiệt ñộ ta thấy nhiệt ñộ thời gian ñầu thấp hơn so với những tháng sau. Nhiệt ñộ trung bình tháng ñầu chỉ ñạt 24oC nằm trong ngưỡng phù hợp nhưng lại thấp so với những tháng còn lại (Bảng 2). Sau khi cá ñã làm quen với môi trường mới, thức ăn mới, chính thức ăn công nghiệp có chất lượng cao ñã ñẩy nhanh quá trình tăng trưởng của cá giò, khiến tốc ñộ tăng trưởng tuyệt ñối ñạt giá trị cao nhất vào tháng thứ 2 (30 g/ngày). Trong quá trình nuôi, tháng thứ 3, là tháng có bão ảnh hưởng, hệ thống lồng nuôi phải vận hành chìm tránh bão và phải bỏ ñói nhiều ngày do biển ñộng nên tốc ñộ tăng trưởng của cá hơi giảm sút. Tuy nhiên cá vẫn tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với tháng ñầu, ñạt mức 29,06 g/ngày tương ñương với tốc ñộ tăng trưởng 0,75 %/ngày và ổn ñịnh trong các tháng tiếp theo.
Bảng 6. Tăng trưởng tuyệt ñối và tăng trưởng tương ñối của cá giò
Tháng T1 T2 T3 T4 T5 TB Wtb cá (kg) SD 2,20 ±0,26 2,57 ±0,34 3,47 ±0,68 4,35 ±1,04 5,21 ±0,73 Tăng trưởng (kg/tháng) 0,37 0,91 0,87 0,86 0,75 AGRW (g/ngày) 12,36 30,26 29,06 28,81 25,13 SGRW (%/ngày) 0,52 1,01 0,75 0,60 0,72 AGRL (mm/ngày) 1,99 2,23 0,41 0,55 1,29 SGRL (%/ngày) 0,34 0,34 0,06 0,08 0,21
Tốc ñộ tăng trưởng riêng (SGRw) của cá giò trung bình qua các tháng 0,72 %/ngày, tháng thứ nhất tốc ñộ tăng trưởng riêng thấp nhất (0,52 %/ngày), tháng thứ 2 cao nhất (1,01 %/ngày) và giảm ñi không nhiều ở các tháng tiếp theo (Bảng 6).
So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Huy (2008), khi sử dụng thức ăn công nghiệp EWOS cá giò nuôi trong lồng gỗ nhỏ 40 m3 ở ðảo Ngư, tốc ñộ tăng trưởng tuyệt trung bình 12g/ngày (giai ñoạn từ 1,18 – 3,72 kg/con) và 26 g/ngày (giai ñoạn 3,72 – 6,8 kg/con) (Bảng 7). Có thể thấy tốc ñộ tăng trưởng riêng cao hơn so với mô hình nuôi lồng nhỏ 40m3 sử dụng thức ăn công nghiệp EWOS, tốc ñộ tăng trưởng riêng (SGRw) là 0,54 %/ngày; thức ăn cá tạp, SGRw là 0,5 %/ngày (Nguyen Quang Huy và ctv, 2008).
Bảng 7. Tốc ñộ tăng tưởng của cá giò của một số nghiên cứu trước ñây
Vùng nuôi Biển hở (Tác giả) Hải Phòng (ðỗ Văn Minh, 2005) Nghệ An (Nguyen Quang Huy, 2008) Biển hở Caribbea (Daniel, D.B.,et al 2010) V lồng (m3) 1200 27 40 2700 Cỡ cá thả (g) 2200 30 1180 3 Cá thu (g) 5210 1900 6800 6066
Thời gian nuôi 120 ngày 180 ngày 320 ngày 363 ngày
AGR (g/ngày) 25,1 10,4 17,5 16,7
SGR (%/ngày) 0,72 2,3 0,54 2,1
Ghi chú: Vì các nghiên cứu về tăng trưởng của cá giò không cùng kích cỡ ban
ñầu (3g, 30g, 1180g và 2200g) nên kết quả chỉ mang tính chất giới thiệu)
Xét về tốc ñộ tăng trưởng tương ñối theo tháng của cá rất tốt, duy nhất tháng ñầu tiên cá tăng trưởng chậm 0,37 kg/tháng, từ tháng thứ 2 ñến tháng thứ 4 khối lượng cá tăng ñều 0,8 - 0,9 kg/tháng (Hình 11).
2.20 2.57 3.47 4.35 5.21 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50 5.00 5.50 T1 T2 T3 T4 T5 Thời gian (tháng) T r ọ n g l ư ợ