Xuất phát từ những tác hại to lớn của ve cứng cho chăn nuôi, yêu cầu tìm biện pháp hữu hiệu để tiêu diệt triệt để ve cứng là hết sức cấp thiết. Dựa vào những hiểu biết về ve cứng, chúng ta biết đ−ợc có những thời kỳ phát triển của ve chúng ký sinh trên vật chủ, có thời kỳ chúng sống tự do ở môi tr−ờng (trứng ve). Vì vậy muốn diệt tận gốc đ−ợc ve cứng thì chúng ta phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp.
a. Diệt ve trên cơ thể gia súc
Tuỳ vào số l−ợng và cơ cấu của đàn gia súc mà chúng ta áp dụng biện pháp phù hợp sau đây:
- Biện pháp cơ học:
áp dụng với các tr−ờng hợp số l−ợng gia súc ít. Đầu tiên que quấn bông ở đầu tẩm dầu hoả, bôi vào nơi có nhiều ve (háng, nách, kẽ chân, vú, tai). Tác dụng của dầu hoả làm bịt lỗ thở của ve (ở vị trí sau đốt háng của đôi chân thứ IV) làm ve nhả kìm ra. Sau đó dùng kẹp bắt ve ra, điều đó dễ làm giảm tổn th−ơng cơ giới cho da gia súc.
- Biện pháp hoá học:
áp dụng cho những đàn súc có số l−ợng lớn, có thể dùng bình xịt, tắm, dùng thuốc bôi lên da hoặc xây bể tắm. Nguyễn Thị Nguyệt (1999) [18], phun
và sát thuốc tập trung cả vào những nơi ấu trùng và thiếu trùng tập trung ký sinh, không nên chỉ chú trọng vào chỗ bám của ve tr−ởng thành. Vì diệt ve vào giai đoạn ấu trùng và thiếu trùng sẽ làm giảm l−ợng máu vật chủ bị mất do ve hút. Hơn nữa, một số mầm bệnh truyền đ−ợc từ giai đoạn ấu trùng nh− loài Ablyomma variegatum, nếu ve cái mang mầm bệnh, mầm bệnh đ−ợc di truyền qua trứng. ấu trùng đói chứa mầm bệnh đã tr−ởng thành. Khi ấu trùng bám và hút máu vật chủ thứ nhất, đồng thời lan truyền mầm bệnh đó cho vật chủ. Sau lần lột xác thứ nhất do thiếu trùng đói đã chứa mầm bệnh thành thục nên khi hút máu vật chủ thứ hai sẽ truyền mầm bệnh cho vật chủ thứ hai. Sau lần lột xác thứ hai ve tr−ởng thành đói cũng đã chứa mầm bệnh thành thục, khi hút máu cũng lan truyền mầm bệnh cho vật chủ thứ ba.
- Biện pháp sinh học
Đây là biện pháp lợi dụng các thiên địch của ve, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển để diệt ve, nh−: gà, sáo sậu hoặc những loài nấm gây bệnh cho ve. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể trồng những cây làm ve sợ để xua ve trên đồng cỏ. Tuy nhiên, tuỳ từng vùng mà khi thực hiện biện pháp này chúng ta có thể phá vỡ cân bằng sinh hệ sinh thái khu vực đó tạm thời hoặc vĩnh viễn.
+ Chim thú:
Sáo mỏ gà Acridotheles cristatellus th−ờng đậu trên l−ng trâu, bò để bắt ve. Thức ăn của sáo mỏ gà chủ yếu là ve và côn trùng chiếm tới 96%.
Sáo sậu Acridotheles trististristis (n−ớc ta gọi là chim gác bò) th−ờng đậu trên l−ng bò để ăn ve và côn trùng.
Chim ác Pica pica có nhiều ở Việt Nam, th−ờng bắt ve ở trên gia súc và ăn hạt cây. Chúng th−ờng sống quanh làng (Võ Quý, 1971) [20].
Chuột nhà Ratus flavipectus ăn những ve đẻ trứng trên bãi cỏ hoặc trong chuồng (Phan Trọng Cung, Đoàn Văn Thụ, Nguyễn Văn Chí, 1977) [3].
+ Động vật chân đốt: Kiến cũng tham gia diệt ve trên mặt đất (Phan Trọng Cung, 1977)[2].
+ Nấm và vi khuẩn: Mục đích của việc sử dụng nấm và vi khuẩn là gây bệnh cho ve để diệt ve.
Nấm Francisella tularesis có thể giết chết một số l−ợng lớn ấu trùng của ve Dermacentor, Amblyomma.
Beauveria cinerea diệt đ−ợc ve Ixodes ricinus.
Các loài Ricketsia và Coxiella gây bệnh cho ve Rh.prowazeki giết chết ve đực và làm cho ve cái ít đẻ.
b. Diệt ve ở chuồng trại
Sau khi ve cứng hút máu no trên vật chủ sẽ rơi xuống nền chuồng, chúng tìm đến khe t−ờng, vách t−ờng, nơi nham nhở của t−ờng chuồng để sống và đẻ trứng. Mặt khác, ấu trùng và thiếu trùng cũng theo cỏ cây vào chuồng. Vì vậy, chúng ta phải làm nhẵn t−ờng chuồng, định kỳ phun thuốc diệt ve ở chuồng trại, không dùng lá cây, cỏ t−ơi làm chất độn chuồng, cỏ t−ơi khi thu về phải phơi tái. Khi gia súc mới nhập đàn cần phải nuôi cách ly và diệt ve xong mới cho nhập đàn.
c. Diệt ve ngoài đồng cỏ
Diệt ve ngoài bãi chăn là một yêu cầu hết sức bức thiết đối với công tác phòng trừ ve cứng. Chúng ta không cho vật chủ tới bãi chăn thả một thời gian đủ dài thì ve và ấu trùng ve đều bị chết do không hút đ−ợc máu. Trên thực tế biện pháp này áp dụng tốt nhất đối với những nơi chăn nuôi gia súc thâm canh và có hàng rào ngăn đồng cỏ. Nó thực sự có hiệu quả để diệt ve Boophilus, là loài ve chủ yếu phụ thuộc vào bò để hút máu. Nó là loài ve 1 ký chủ, nên ấu trùng trên đồng cỏ nơi mà chúng có thể sống sót không quá 7 tháng hoặc ít hơn vào mùa nóng và khô. Đ−a bò ra khỏi đồng cỏ trong thời gian vài tháng có thể diệt toàn bộ ấu trùng ve Boophilus. Bò đ−a trở lại đồng cỏ khi đã ngâm hay phun thuốc diệt ve rõ ràng là không có ve nữa. Tuy nhiên, biện pháp diệt ve này
lại khó thực hiện đ−ợc khi diệt loài ve 2- 3 kí chủ vì những ve này có vài vật chủ và có thể sống trên vật chủ ngoài gia súc. Ngoài ra, ve tr−ởng thành có thể sống sót 2 năm mà không cần hút máu (Phạm Gia Ninh, Nguyễn Đức Tâm, 2000) [21].
d. Tạo ra các giống gia súc có sức đề kháng tự nhiên với ve
Theo Phạm Gia Ninh, Nguyễn Đức Tâm (2000) [21], một số giống bò có sức đề kháng tự nhiên đối với ve bò và các bệnh do ve truyền, ví dụ bò Zebu (Bos indicus). Một công trình gần đây ở Australia cho thấy chi phí có hiệu quả hơn khi nuôi bò Zebu, mặc dù sức sinh sản kém bò Bos taurus của Châu Âu, nh−ng đòi hỏi mức khống chế thấp hơn nhiều với ve Boophilus và các bệnh do ve truyền.