Vòng đời phát triển của ve Ixodidae

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng diệt ve kí sinh trên chó và bò của chế phẩm thuốc mỡ chế từ cây thuốc lá (Trang 28 - 32)

Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) [14] vòng đời phát triển của ve cứng trải qua ba giai đoạn: ấu trùng, thiếu trùng và tr−ởng thành. Các giai đoạn phát triển ve cứng đều bám vào kí chủ, hút no máu rồi mới biến thái sang các giai đoạn khác nhau hoặc đẻ trứng tuỳ loài. Ve đực và ve cái giao cấu trên ký chủ, sau khi hút no máu rơi xuống đất. Ve cái đẻ trứng thành ổ trên mặt đất và có màng nhầy bảo vệ. Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) [14] thì thời gian đẻ trứng của ve cái là 10 ngày và ve Boophilus microplus đẻ trung bình 2530 trứng (2120 – 3120), ve Rhipicephalus sanguineus đẻ trung bình 1387 trứng (1301 – 2433).

Sau một thời gian, trứng nở ra ấu trùng đói, thời gian phát triển của phôi tuỳ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và tuỳ từng loài.

Theo Phan Trọng Cung, Đoàn Văn Thụ, Nguyễn Văn Chí (1977) [3], ve Boophilus microplus có thời gian ủ trứng trung bình 21 ngày (12 – 28 ngày) trong điều kiện nhiệt độ trung bình là 24oC (20 – 28oC), độ ẩm trung bình là 86,5% (80 – 90%).

Sơ đồ 2.1 Vòng đời phát triển của ve cứng (Ixodidae)

Theo Lê Quốc Thái (1981) [23], ve Rhipicephalus sanguineus có thời gian ủ trứng 17 – 25 ngày trong điều kiện 21oC – 35oC, độ ẩm là 60% - 90%.

Sau khi trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng bò lên cây cỏ, ẩn d−ới lá cây, nhất là những lá có nhiều lông (mua, sim, cỏ tranh). ở những vị trí này thuận lợi để tiếp xúc với vật chủ, đồng thời tránh gió và ánh sáng mặt trời. Thời gian nghỉ của ấu trùng dài hay ngắn tuỳ thuộc từng loài.

Sau thời gian nghỉ ấu trùng tấn công vật chủ, khi bám đ−ợc vào vật chủ ấu trùng sẽ đi tìm nơi ký sinh thích hợp và thực hiện quá trình dinh d−ỡng. Thời gian bám và hút máu no gọi là bữa ăn. Thời gian của bữa ăn dài hay ngắn tuỳ thuộc vào loài. ấu trùng B.microplus bữa ăn kéo dài 4 ngày, ấu trùng Rh.sanguineus là 2 – 6 ngày.

Sau khi no máu, ấu trùng bắt đầu biến thái và lột xác thành thiếu trùng đói, có thể lột xác ngay trên cơ thể vật chủ nh− ấu trùng B.microplus hoặc dời vật chủ xuống đất rồi mới lột xác nh− ấu trùng Rh.sanguineus. Thời gian biến thái của ấu trùng tuỳ thuộc loài, tuỳ theo nhiệt độ, độ ẩm của môi tr−ờng.

ở điều kiện nhiệt độ là 27 – 30oC, độ ẩm 78 – 99%, thời gian lột xác cuả ấu trùng B. microplus tối đa là 9 ngày; ấu trùng Rh.sanguineus là 6 – 12 ngày ở điều kiện nhiệt độ 21 – 33oC, độ ẩm 60 – 96% (Phan Trọng Cung, Đoàn Văn Thụ, Nguyễn Văn Chí, 1977)[3].

Thiếu trùng đói bám vào vật chủ hút no máu. Sau khi no máu thiếu trùng biến thái và lột xác thành ve tr−ởng thành đói. Quá trình này có thể diễn ra trên cơ thể vật chủ nh− ve B.microplus hoặc ở môi tr−ờng ngoài nh− Rh.sanguineus. Thời gian của quá trình này tuỳ thuộc vào loài và nhiệt độ, độ ẩm của môi tr−ờng.

+ Thiếu trùng B.microplus mất 5 - 7 ngày (tháng 4) hoặc 14 ngày (tháng 5 – 8). (Trịnh Văn Thịnh, D−ơng Công Thuận, 1996) [26].

+ Thiếu trùng Rh.sanguineus phải mất 12 – 17 ngày (tháng 4 – 8) (Lê Quốc Thái, 1981)[23].

Các pha kí sinh và số l−ợng vật chủ:

Mỗi giai đoạn phát triển ve cần phải tìm vật chủ thích hợp để thực hiện bữa ăn của mình đó là một pha kí sinh của ve. Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [14] mỗi loài ve trong vòng đời phát triển cần số l−ợng kí chủ khác nhau, căn cứ vào số l−ợng kí chủ cần thay đổi có thể chia làm ba nhóm ve:

- Ve một kí chủ: Tất cả các giai đoạn phát triển đều hút máu và biến thái ngay trên cùng một kí chủ. Sau khi ấu trùng bám vào vật chủ, ve hút máu và lột xác qua ba giai đoạn, ấu trùng – nhộng – ve tr−ởng thành, trên cùng một vật chủ. Ve cái tr−ởng thành hút no máu rồi rời khỏi cơ thể, đẻ trứng trên đất khoảng 2-3 tuần kể từ khi ấu trùng bám vào vật chủ (ví dụ Boophilus microplus, Hyalomma scupence).

- Ve hai kí chủ: ấu trùng no máu biến thành thiếu trùng trên cùng một kí chủ. Sau khi hút no máu thiếu trùng rơi xuống đất biến thái thành ve tr−ởng thành. Ve này lại bò lên loài kí chủ khác (hoặc bám lại vào loài kí chủ cũ) để hút máu (ví dụ Rh. bursa, Hyalomma detritum...).

- Ve ba kí chủ: Mỗi giai đoạn phát triển (ấu trùng, thiếu trùng, ve tr−ởng thành) sau khi hút no máu đều rơi xuống đất biến thái, rồi lại bám vào kí chủ mới (ví dụ: Rh. sanguineus, Ixodidae, Amblyomminae).

Khi ve ký sinh trên ký chủ, chúng gây ra những tổn th−ơng thực thể cho ký chủ. Những tác động cơ giới của ve làm cho da bị hình thành sẹo hay thủng da làm giảm chất l−ợng sản phẩm, đối với gia súc cho sữa làm giảm sản l−ợng sữa, đối với gia súc lấy thịt làm giảm tăng tr−ởng, còi cọc chậm lớn… L−ợng máu mà ve hút từ vật chủ theo Phan Trọng Cung (1977)[2] cho biết trung bình một ve B.microplus sau 7 ngày đã hút 265,6mg máu.

Song tác hại to lớn nhất của ve cứng Ixodidae là trung gian truyền bệnh. Nó là kho l−u trữ mầm bệnh di động, truyền bệnh nguy hiểm cho ng−ời và gia súc và vật nuôi.

+ Ve Haemaphysalis là môi giới truyền nhiều bệnh virus, vi khuẩn và là ký chủ trung gian truyền nhiều bệnh ký sinh trùng đ−ờng máu cho gia súc và ng−ời.

+ Ngoài việc truyền các mầm bệnh kí sinh trùng đ−ờng máu ve bò còn truyền bệnh sốt phát ban, sốt vàng cho ng−ời (Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996) [14].

+ Ve Rh.sanguineus truyền các bệnh do Richkettsia, bệnh xoắn trùng cho ng−ời, truyền cho chó các mầm bệnh piroplasma canis, babesia canis, richkettsia canis, leucocytogragarina canis. Ngoài ra, nó còn là ký chủ trung gian của giun chỉ Dipetalonema grasi, D. reconditum, D.crofilariainumitus ở chó.

Inokuma và cộng sự (1998)[31] cho biết n−ớc bọt của ve Rh.sanguineus pha loãng 20 lần làm ức chế yếu tố phân bào lectin (83%) và hạn chế tăng tr−ởng của tế bào limpho T cảm ứng (69%) dẫn đến giảm sản xuất interleukin 2 (IL 2) làm giảm quá trình đáp ứng miễn dịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng diệt ve kí sinh trên chó và bò của chế phẩm thuốc mỡ chế từ cây thuốc lá (Trang 28 - 32)