XUNG THIÊN DŨNG LIỆT CHIÊU ỨNG UY TÍN ĐẠI VƯƠNG (Chuyện Thần Phù Đổng)

Một phần của tài liệu VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP (Trang 105 - 110)

IV. Kỹ thuật của tác giả

HẠO KHÍ ANH LINH

XUNG THIÊN DŨNG LIỆT CHIÊU ỨNG UY TÍN ĐẠI VƯƠNG (Chuyện Thần Phù Đổng)

(Chuyện Thần Phù Đổng)

Xét truyện Báo Cực chép rằng: Đời truyền Vương vốn là thần Thổ Địa chùa Kiến Sơ giáng sinh.

Xưa kia Thuyền sư Chí Thành ở chùa Kiến Sơ tại làng Phù Đổng có lập đền thờ Thổ Địa ở bên hữu chùa để làm nơi tụng niệm cho thanh tĩnh. Năm tháng chầy lâu, mất cả sự tích, bọn thầy tang môn không rõ chứng cứ. Thổ dân bản xứ ưa việc ma quỷ thì đốt hương khấn vái, lạm xưng là Dâm Từ. Kịp đến lúc Thuyền sư Đa Bảo sửa lại chùa, cho đền thờ ấy là Dâm Từ muốn đập phá đi. Ngày kia ở gốc cây cổ thụ nơi Thần từ có đề bài kệ rằng:

Phép Phật ai gìn giữ? Đợi nghe lời Kỳ viên. Nếu không ta vun quén, Sớm theo chỗ khác thiên.

Chớ chở Kim Cương bộ, Dầu mật chớ lan truyền. Đầy không, trần vài đứa. Tu Phật thành oan khiên.

Cách đó ít lâu, Thần lại ứng hiện tám câu kệ rằng: Phép Phật từ bi lớn.

Uy quang trùm mọi miền. Muôn thần đều thụ hóa, Ba giới thảy lan tràn. Sư ta hành hiệu lệnh. Tà quỷ ai dám trên? Nguyện thường theo thụ giới, Lớn nhỏ hộ Kỳ viên.

Vua Thái Tổ đang lúc tiềm long, biết sư Đa Bảo là người có hạnh cao mới kết làm đàn việt. Sau khi đã chịu truyền ngôi, thân ngự đến chùa, nhà sư đón giá đi ngang qua bên chùa; Sư lớn tiếng hỏi rằng:

- Phật tử, ngươi hãy thung dung mừng Tân Thiên Tử chứ? Nghe có tiếng: “Vâng!” Tức thì thấy da cây có đề bốn câu thơ rằng: Để đức càn khôn lớn,

Oai thanh lặng tám miền. Cõi âm nhờ ân huệ, Nhuần thấm đền Xung Thiên.

Thái Tổ xem thấy liền đọc biết được ý tứ, bèn ban hiệu là Xung Thiên Thần Vương; bài thơ tự nhiên biến mất.

Vua lấy làm lạ, mới bảo thợ tạc tượng thần, nghi dung hùng vĩ, và tám người đứng hầu. Sơn thếp xong rồi thì làm lễ cáo thành, lại thấy ở dưới cây Đại thụ có đề bốn câu thơ:

Một bát nước công đức, Theo duyên hóa thế gian. Sáng choang còn chiếu đuốc,

Bóng tắt, nhật lên non.

Nhà Sư đem bài kệ ấy tâu lên vua, nhưng vua Thái Tổ không hiểu là nói gì. Sau triều Lý được tám đời, truyền ngôi cho nhà Trần. Chứ bát cùng chữ bát đồng âm, nhất bát như bát. Vua Huệ Tông tên là Sản trên chữ nhật, dưới chữ sơn, nên gọi là nhật đăng sơn, thì ra thần diệu như thế.

Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, sắc phong Dũng Liệt Đại Vương. Năm thứ tư, gia phong hai chữ Chiêu Ứng. Năm Hưng Long thứ hai mươi mốt, gia phong hai chữ Uy Tín.

Tiếm bình

Chùa Kiến Sơ nay ở tại làng Phù Đổng, bên đền thờ Thiên Vương, thời Xung Thiên Thần Vương tức là huy hiệu Thiên Vương. Việt Sử chép vua Lý Thái Tổ truy phong Xung Thiên Thần Vương, dựng miếu bến chùa Kiến Sơ, thì rõ ràng là việc của Thiên Vương, mà sao đày lại chép là việc thần Thổ Địa, thì chẳng biết ra làm sao vậy.

Mấy bài kệ ở trong bản chép này, nếu chẳng là của người lão luyện bút nghiên thì cũng là của kẻ thâm thuý thuyền học, chứ không phải là của kẻ thắp nhang tầm thường mà có thể xê xích muôn một vậy. Hoặc là khí tốt Đức Giang, tinh anh đúc lại làm Thiên Vương mà thần là phụ thuộc vậy chăng? Ví bằng lấy Thổ Địa làm Thiên Vương, tớ này chẳng dám tin chắc vậy.

Hoặc giá lại bảo: Chí Thành Thuyền Sư, sau khi chết, anh khí không tan, thường giả hình ở thần Thổ Địa những thi đề đều do Chí Thành Thuyền Sư làm ra cả. Xem như Dâm Từ muốn phá rồi lại không phá, lai sửa sang mà cúng lễ nữa. Ngẫm nghĩ lời thơ thì là của Thuyền Sư làm

ra cũng chưa biết chừng.

Tục truyền rằng: vua Lý Thái Tổ lúc còn bé nhỏ, ở với nhà sư Vạn Hạnh tại chùa ấy, mỗi khi đến rằm hoặc mồng một, nhà chùa cúng lễ, vua lấy oản xôi ăn trước. Một hôm thần cho Sư mộng rằng mỗi khi có lễ cúng, Hoàng Đế cứ nếm trước mãi. Vạn Hạnh cho triệu tăng chúng đến trách mắng. Vua giận lấy bút viết sau lưng tượng Hộ Pháp ba chữ: “Lưu viễn Châu” (đầy châu xa). Sư đêm ấy lại mộng thấy thần đến tạ rằng:

- Nay vâng mệnh Hoàng đế đày đi, xin đến từ biệt.

Sư tỉnh dậy, đi xem khắp cả các tượng, thấy sau lưng tượng thần Hộ Pháp có ba chữ rõ ràng. Sư cũng biết nét chữ là do tay vua viết ra mới khiến lấy nước rửa đi. Rửa xong, pho tượng bỗng dưng ngã xuống, về sau chùa cũng chẳng làm lại tượng Hộ Pháp nữa.

Thuyết này tuy hoang đường nhưng Đế Vương làm chủ cảm trăm thần, hình hài đất gỗ đâu dám cùng mặt trời mặt trăng giành sáng, cũng có lẽ như thế.

Các bài kệ ở gốc cây, giông giống như phép bói đời xưa, bài văn trong cây nứt ra, cùng chiếu ứng với nhau.

Khoảng năm Bính ngọ niên hiệu Cảnh Hưng, làng An Hưng huyện An Quảng, lửa sét cháy núi, sáng ngày ông Tiều thấy gốc cây cháy tàn có viết một hàng: Cây sinh họ Lý, trời đất sắp đặt một người, trời, đất, người.

Ong Tiều đem chuyện trình với quan Trần cho người nghiệm xem thê nào, đến thì chữ vẫn y nguyên, duy có ba chữ Mộc sinh lý, đổi ra làm Mùi niên quý (cuối năm Mùi) quan Trần muốn đem việc ấy tâu lên vua

nhưng gặp lúc nước đang loạn nên đình lại.

Đó là không biết chỉ vào việc gì, xin chép lại đây để lưu nghiệm về sau.

HẠO KHÍ ANH LINH

Một phần của tài liệu VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)