HIỆU UÝ UY MÃNH ANH LIỆT PHỤ TÍN ĐẠI VƯƠNG

Một phần của tài liệu VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP (Trang 63 - 68)

IV. Kỹ thuật của tác giả

LỊCH ĐẠI PHỤ THẦN

HIỆU UÝ UY MÃNH ANH LIỆT PHỤ TÍN ĐẠI VƯƠNG

(Chuyện Lý Ông Trọng)

Vương họ Lý tên Ông Trọng, người huyện Từ Liêm, mình cao hai trượng ba thước, khí chất đoan dũng khác người thường. Thiếu thời làm quan ở huyện ấp, bị quan Đô Đốc đánh đòn, Vương than rằng:

- Tráng chi của đời người nên như chim Loan chim Phụng, nhất cử vạn lý, đâu mà để cho người thóa mạ, làm nô lệ cho người?

Vương bèn chăm học, ngày tháng dùi mài, phát minh kinh sử, vào làm quan nhà Tần, làm chức Tự lệ hiệu uý. Đến lúc Tần Thuỷ Hoàng thôn tính thiên hạ, sai Vương đem binh trấn thủ Lâm Thao thì thanh danh chấn động Hung Nô. Thuỷ Hoàng lấy làm điềm tốt.

ngoài cửa Tư mã Hàm cung; trong ruột tượng chứa được vài mươi người, mỗi khi sứ bốn phương đến, thầm khiến người vào trong ruột lay động pho tượng; Hung Nô thấy thế kinh sợ cho là Hiệu Uý còn sống, bảo nhau không dám xâm phạm biên giới.

Đời Đức Tông nhà Đường, niên hiệu Trinh Nguyên năm đầu, Triệu Xương qua làm Đô Hộ nước An Nam ta thường qua chơi làng Vương, đêm mộng thấy cùng Vương nói chuyện trị dân, và giảng luận sách Xuân Thu tả truyện, nhân đó Triệu Xương mới hỏi thăm nhà cũ của Vương hồi xưa, thì chỉ thấy mù khói ngang trời, sông nước mênh mông, rêu phong đường đá, xanh rời cụm hoang, một mảnh nhàn vân phất phơ trên đám cỏ thôn hoa rụng. Ông mới lập lại đền thờ, xưởng cao lầu lớn, rồi chuẩn bị lễ vật đem đến tế vương.

Đến lúc Cao Biền đánh phá nước Nam Chiếu, Vương thường hiển linh trợ thuận. Cao Biền lấy làm kinh dị, sai thợ trùng tu từ vũ tráng lệ hơn xưa, và chạm khắc tượng gỗ son thếp giống như thực mà đem lễ vật đến tế, từ đó, hương hỏa không khi nào hết.

Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, sắc phong Anh Liệt Vương, đến bốn năm, gia phong hai chữ Dũng Mãnh, năm Hưng Long thứ hai mươi, gia phong Phụ Tín Đại Vương.

Tiếm bình

Hương, Bổng, Đổng, Đằng là bốn vị tối linh của nước ta vậy. Phù Đổng Đại Vương; Đằng Châu Thần Vương đều là linh khí hạo nhiên, không có thể là danh trạng được. Lý Hiệu Uý lấy tấm thân cao hai trượng, làm quan thượng quốc, giữ chức Ty Lệ, oai khiếp Hung Nô, người ở Lâm Thao sợ oai mà mến đức. Sống thời người đều hâm mộ; chết thời nhớ chẳng quên. Tượng đồng đặt ngoài cửa, có máy lay chuyển động, oai hùng như sống, đứng xa mà trông đủ khiến cho bọn cường hồ rụng hồn phách. Sau vài trăm năm lại thác mộng cho Triệu

Xương, hiển linh cho Cao Biền, tiếng thơm oanh liệt, giống như các vị Thiên Thần không hơn không kém, như thế há chẳng hùng vĩ lắm thay!

Bây giờ miếu ở làng Thuỵ Hương huyện Từ Liêm, cách phía đông thành bốn mươi dặm đền đài đồ sộ, miếu điện trang nghiêm, cao ngất ở trên bờ sông. Dầu cho sóng cả vỗ bờ, muôn dặm chảy xiết, vẫn nghiễm nhiên đứng vững không lay. Ngay trước miếu có bến đò ngang là con đường thượng lưu đến kinh phải ngang qua đấy, một chỗ đô hội lớn, thương mại hành nhân, cao tài đặt khách, chắp nối ngựa xe qua lại như dệt, mà trọn xưa vẫn an ổn, không xảy ra nạn gió sóng, nhân dân đều xưng tụng công đức của thần. Làng Thuỵ Hương rất đông, giàu, đến khi cúng tế, lễ vật long trọng tinh khiết, hằng năm đến ngày rằm tháng bảy, có ngày hội làm lễ Đại kỳ phúc, người đến xem đông như rừng, đường sá chợ búa nhà cửa có cái quang cảnh như thành thị. Lễ tế, đồ thờ nghiêm chỉnh, người đến xem lễ đều phải khỉ kínn, so với hai đền Tiên Du và Kim Động cùng ngang hàng với nhau. Nhiều người đến đền cầu tự, có người bồng con đến xin Thần cho họ, nhưhai anh em Tiết, Nghĩa ở làng Vân Canh, đến xưng họ Lý họ Trần tức là Thần cho họ đó. Tập Chích Quái chép sự tích này cũng đồng với đây, nhưng trong ấy có vài chuyện như: đau bụng đi tiêu, đem cháo xin phép thần, và dùng thuỷ ngân để liệm thây ma thì là quái đản, nên bỏ đi cũng được.

LỊCH ĐẠI PHỤ THẦN

THÁI UÝ TRUNG PHỤ DŨNG VÕ UY THẮNG CÔNG (Chuyện Lý Thường Kiệt)

Ông họ Lý tên Thường Kiệt, người phường Thái Hòa bên hữu kinh Thăng Long; thân phụ tên là An Ngữ, làm quan đến Sùng Ban Lang Tướng, đời này qua đời kia được tập ấm. Ông nhiều mưu lược, có tài tướng soái, lúc nhỏ phong tư tuấn nhã, có tiếng khen ra ngoài, được sung làm chức Hoàng Môn Ký Hầu. Đời Lý Thái Tông hằng thiên lên chức Nội

Thị Tỉnh Đô Tri. Thánh Tông bái chức Hiệu Uý Thái Bảo.

Ông làm quan kính cẩn, hành động đều tuân theo lễ pháp, không một mảy may lầm lỗi, mông ơn vua trao cho Tiết Việt, được đi kinh lý hai quận Thanh Hóa và Nghệ An, coi dân đến năm huyện, mọi lào ba nguồn, nếu có kẻ nghịch mệnh thì uỷ cho quan Trấn trừng trị; duy có nước Chiêm Thành nhác bỏ chức cống, vua phải thân hành chinh phạt; ông phụng lãnh Tiết Việt Đại Tướng, sung chức Tiền phong, bắt được vua Chiêm Thành là Chế Củ, luận được thăng chức Phụ Quốc Thái Uý kiêm lãnh chức Chư Trấn Tiết Độ Đồng Trung Thư Môn Hạ, Thượng Trụ Quốc Thiên Tử Nghĩa Đệ Quốc Phụ Quốc Đại Tướng Quân Khai Quốc Công.

Nhân Tông tức vị, thăng chức Phụ Quốc Thái Uý nhiệm Đại thần thời Anh Võ Chiêu Thắng. Trước kia ông có nghe người nhà Tống muốn đem binh mã qua nhòm biên cảnh nước ta rồi gây ra chiến tranh, ông lập tực tâu cùng vua rằng:

- Đợi cho giặc đến mà đánh, bất nhược mình đánh trước đi cho chúng nhụt mất nhuệt khí thì hay hơn.

Vua mới sai ông thống lãnh đại binh, đánh phá ba châu Ung, Khâm, Liêm và bốn trại của Tàu, bắt sống người cùng của cải vô số.

Niên hiệu Long Phù năm đầu, vua trao cho ông chức Nội Thị Phán Tỉnh Đô Ap Nha Hành Điện Nôi Ngoại Đô Tri Sự. Mùa đông năm ấy, đi đánh giặc Diễn Châu là Lý Giác cũng phá tan được. Nhà Tống báo thù, hãm mấy châu Lục Lược. Ông ra sức đắp thành ở bến đó sông Như Nguyệt, đánh lấy nguồn Vũ Bình. Đem quân trở về, vua rất khen thưởng; đến lúc ông mất, vua truy tặng chức Nhâp Nội Điện Đô Tri Hiệu Kiểm Thái Uý Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, tước Việt Quốc Công, cấp ăn lộc một vạn nóc nhà, cho em là Thường Hiếu kế phong tước Hầu.

thì bị ông trừng phạt sa thải để khử trừ ô phong, cho nên lúc bấy giờ có cái Dâm Từ nào thì đều biến ra làm hương hỏa của các vị Phúc thần cả; nhân dân chịu ơn sâu của ông rất nhiều, nên sau khi ông chết, tâu xin lập đền đền thờ để phụng sự ông; mỗi khi có việc cầu đảo thảy đều linh ứng.

Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, sắc phong Phụ Quốc Công, năm thứ tư gia phong thêm hai chữ Dũng Võ. Năm Hưng Long thứ hai mươi mốt, gia phong hai chữ Oai Thắng, đền thờ sum nghiêm, linh ứng càng rõ rệt vậy.

Tiếm bình

Lý Thái Uý là một quan Trung Thường Thị. Trải thời ba triều, thuỷ chung không có tì vết, phương Bắc bẻ gãy được nhà Tống lớn, phương Nam bình được nước Chiêm mạnh, kể cái công nghiệp ở triều miếu thì giống như Lê Phụng Hiểu, Lý Đạo Thành. Sống làm danh tướng, chết làm danh thần, thật là không lấy gì làm thẹn mặt vậy; ai bảo trong phường quan Giám lại không có nhân vật xuất sắc như thế, công nghiệp vĩ đại như thế!

Bên sao Đế Tọa có sao Yêm Tự, trong sách Chu Lễ có chức Tự nhân, đều nói về hoạn quan (quan giám), mà những kẻ che lấp thông minh của vua, rối loạn chính sự ở triều, trải qua đời nhà Hán, nhà Đường, nhà Tống, nhà Nguyêen, nhà Minh làm một nước, hại dân kể ra khôn xiết, mà tìm được những hạng trải gan thờ chúa như Mã Tồn Lạng dẹp loạn, Lý Kế Nghiệp tận trung thì thực là rất hiếm.

Nước Việt ta từ đời nhà Lý nhà Trần về trước chưa có nghe cái nạn quan Giám; nhà Lê trung hưng về sau hoạn quan có kẻ ngồi ở trên liêu ban, các quan văn võ đều xu phụ trước cửa, sống thời kết đảng phản bội công lý, chết thời viện lệ để sắc phong Vương tước. Mồ mả sánh với Sơn lăng, nhà cửa lớn hơn Vương phủ, những ai trông thấy đều cũng

căm gan. Chỉ duy biết phụng việc công như Hoàng Ngũ Phúc, đem lòng kính cẩn thờ vua, lấy điều nghiêm minh sửa trị kẻ dưới, thường thống lãnh đại quân đi đánh dẹp, bình được cái loạn Nguyễn Chất, Nguyễn Cầu, giặc trông thấy bóng cờ bảo nhau đó là cờ của Mặc Nha Tướng Công rồi đem nhau tránh đi, oai đức phục người xa như thế, công nghiệp rạng ở triều, vang cả mọi rợ, mỗi khi ở chỗ miếu đường bàn việc chính sự, sáng suốt quả quyết, nghiễm nhiên có phong thế đại thần.

Năm Giáp Ngọ, ông làm Thượng tướng, đem quân qua sông Linh Giang, bắt được phó tướng của giặc, vào trong đám vài vạn hùng binh như là vào cõi không người, thu hào không phạm, chung cự không dời, nếu không có trí dũng hơn người thì đâu được như thế? Nhân sĩ Hà

Một phần của tài liệu VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)