Thực trạng hoạt động Marketing của dulịch Thànhphố HồChí Minh đến năm

Một phần của tài liệu chuyen de tot nghiep du lich MICEx (Trang 41 - 46)

Tuy nhiên sự phát triển hạ tầng du lịch thời gian qua chỉ mới đáp ứng một số yêu cầu trước mắt, chưa có định hướng và nguồn lực tập trung để tạo cơ sở phát triển vững chắc ngành du lịch.

2.1 Thực trạng hoạt động Marketing của du lịch Thành phố Hồ ChíMinh đến năm 2010 Minh đến năm 2010

2.1.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu Trong thời gian qua hoạt động nghiên cứu thị trường luôn được quan tâm đúng mức. Thông qua từng doanh nghiệp và phối hợp giữa các doanh nghiệp, Sở tổ chức thăm dò, khảo sát về sở thích, tập quán, yêu cầu dịch vụ, ý kiến đóng góp của khách hàng… theo thị trường từ đó doanh nghiệp nghiên cứu để phục vụ được tốt nhất cho các đối tượng khách. Cụ thể như:

- Sở du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lên kế hoạch kết hợp với chính quyền địa phương phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 thực hiện cuộc thăm dò ý kiến của khách du lịch về các dịch vụ tại khu phố Tây – Phạm Ngũ Lão, nhằm có kế hoạch xây dựng khu phố này thành một điểm du lịch hấp dẫn của Thành phố.

- Sở cũng phối hợp với Viện Kinh Tế thực hiện đề tài nghiên cứu “khai thác lễ hội và các sự kiện góp phần phát triển du lịch Thành phố” nhằm tạo thêm nhiều sản phẩm để thu hút du khách.

Ngành du lịch Thành phố chọn thị trường du khách Nhật, Mỹ, Pháp, Đức là thị trường chính của Thành phố. Điều này thấy rõ nhất ở hình thức kinh doanh các sản phẩm thủ công như túi xách kết cườm, quần áo may sẵn theo phong cách người Nhật… được bày bán rất nhiều ở khu mua sắm đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi. Hoặc các đồ giả cổ cho khách Mỹ, Pháp,… ở khu Lê Công Kiều, và những vật kỷ niệm thời chiến tranh được bày bán rất nhiều ở khu chợ Dân Sinh.

2.1.2 Phát triển thêm sản phẩm du lịch Thành phố

Sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng nhất để thu hút du khách đến Thành phố. Trong thời gian qua ngành du lịch Thành phố đã tập trung nhiều công sức để xây dựng sản phẩm. Các tuyến, điểm cũ được nâng cấp song song với việc hình thành những tuyến điểm mới.

Một nét mới nữa là việc xây dựng sản phẩm du lịch còn nhắm đến đa dạng hóa chất lượng, phù hợp với thu nhập xã hội, bên cạnh những tour mở thu hút khách phổ thông, đã xuất hiện ngày càng nhiều tour cao cấp hướng đến dòng khách thương gia có mức chi tiêu cao, phục vụ loại hình du lịch hội nghị – hội thảo (MICE) ở một số doanh nghiệp hàng đầu như công ty dịch vụ lữ hành SaiGon Tourist, Công ty Fidi Tourist, Bến Thành Tourist…

Hiện nay du khách đến Thành phố thường tập trung tham quan một số di tích lịch sử cách mạng như khu địa đạo Bến Dược – Củ Chi, Dinh Thống Nhất, Bảo tàng chứng tích chiến tranh, các cơ sở tôn giáo (chùa Giác Lâm, Giác Viên, các chùa Hoa, Nhà thờ Đức bà), Chợ Bến Thành, khu vực Chợ Lớn…), ngoài ra họ mua sắm và vui chơi – giải trí rải rác ở khu vực trung tâm và khắp Thành phố. Khi được hỏi về số lượng các điểm tham quan tại Thành phố có đến 89%, du khách đánh giá Thành phố có quá ít các điểm tham quan.

Gần đây các công viên, khu du lịch nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ, tổ chức thêm nhiều hoạt động vui chơi – giải trí phục vụ du khách như: phối hợp với Sở Du lịch tổ chức các sự kiện “Ngày hội du lịch lần 2; Lễ hội trái cây Nam Bộ”. Trong dịp Tết Nguyên Đán ngành Du lịch Thành phố cũng tổ chức sự kiện Lễ hội đường hoa Nguyễn Huệ và lễ hội bánh tét Tết Nguyên Đán với cách thiết kế đẹp mắt, kết hợp dân gian và hiện đại, mở rộng không gian sang cả trục đường Lê Lợi đã thu hút đông đảo khách tham quan, nhưng chủ yếu vẫn là khách nội địa.

Đặc biệt chương trình mua sắm đạt chuẩn du lịch phát huy hiệu quả với 41 điểm mua sắm được công nhận đạt chuẩn, góp phần kích cầu, tạo môi trường kinh doanh văn minh, phục vụ du khách. Bên cạnh đó, còn phối hợp với các Sở ngành liên quan, quận huyện trong nổ lực hoàn thiện một số sản phẩm đặc trưng như Khu phố Ẩm thực người Hoa ở Quận 5, Chợ đêm ở Quận 10… đưa vào hoạt động Chợ phiên tại trung tâm Thành phố, tổ chức tháng bán hàng khuyến mãi, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình biễu diễn nghệ thuật phục vụ khách du lịch. Những sản phẩm này bước đầu khai thác được thế mạnh của Thành phố là một trung tâm mua sắm, góp

phần kích thích trong việc chi tiêu của du khách trong và ngoài nước.

Nhìn chung, sản phẩm du lịch Thành phố Hồ Chí Minh có các thế mạnh là: đề tài lịch sử – cách mạng phong phú (Củ chi, Bảo tàng chứng tích chiến tranh), cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, mạng lưới dịch vụ tương đối phát triển so với các địa phương khác, văn hóa truyền thống đặc thù (lối sống, phong tục, tín ngưỡng,…), mua sắm hàng lưu niệm (đặc biệt đối với thị trường Nhật)

2.1.1 Tổ chức phân phối

Ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp các kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp giúp cho du khách có nhiều lựa chọn để tiếp cận các sản phẩm dịch vụ của mình.

Phân phối trực tiếp: năm 2006 là năm bùng nổ giao dịch thương mại điện tử trong kinh doanh du lịch. Các công ty du lịch thi nhau chào hàng các trang web chuyên đề, kinh doanh tour qua mạng. Từ trang web dulichhe.com, dulichthu-dong.com đến dulichtet.com của Saigontourist; trang web kinh doanh Sắc thu vàng (sacthuvang.com) của Vietravel… Tuy nhiên lượng khách đăng ký mua tour này phần lớn là khách Việt kiều.

Còn đối với khách ngoại quốc thì hình thức phân phối trực tiếp chỉ chủ yếu cho khách ba lô và những du khách tự tổ chức tour của mình khi họ đến Thành phố. Họ sẽ tự liên hệ với các công ty lữ hành tại Thành phố để mua những tour tham quan Thành phố, hoặc mua những tour mở để đến những vùng lân cận của Thành phố. Các công ty sẽ giới thiệu các tour chủ yếu để họ lựa chọn hoặc thiết kế tour riêng theo yêu cầu của nhóm khách. Hình thức phân phối này hiện đang rất phổ biến ở dạng khách du lịch phổ thông, khách ít tiền vì giá tour thường thấp với chất lượng dịch vụ… chấp nhận được. Những công ty lữ hành này tập trung nhiều ở khu vực quận 1, đặc biệt là ở khu phố Tây – Phạm Ngũ Lão. Sở du lịch nên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành khách tại những công ty lữ hành này.

Phân phối gián tiếp trong du lịch là giao một phần hay toàn bộ trách nhiệm chiêu thị cho một hay nhiều tổ chức du lịch khác. Đó là những tổ chức có tính chất môi giới như đại lý bán lẻ du lịch, hãng bán sỉ và điều hành tour, nhà quản lý và đại lý du lịch cho các công ty, nhà thiết kế tour, nhà tổ chức hội nghị… Việc phân phối gián tiếp được thực hiện thông qua các công ty lữ hành tại các nước và họ đặt lại cho các công ty du lịch trong nước tổ chức. Hình thức này đang được áp dụng đối với những khách đi theo

đoàn, khách cao cấp, trong thời gian gần đây hình thức phân phối gián tiếp này đang tăng trưởng rất nhanh thông qua dạng du lịch MICE. Những công ty đi đầu trong cung cấp phương thức phân phối gián tiếp đó là Saigon Tourist, Bến Thành Tourist, Fidi Tourist…

Nhìn chung, khâu phân phối của ngành du lịch Thành phố chưa hiệu quả ở khâu phân phối trực tiếp, thể hiện ở hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch tại nước ngoài còn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Khâu phân phối gián tiếp thiếu tính chủ động vì chủ yếu dựa vào những nhà điều hành tour trung gian là các công ty nước ngoài.

2.1.2 Hoạt động xúc tiến – quảng bá du lịch

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xúc tiến – quảng bá, lĩnh vực quảng bá xúc tiến du lịch có nhiều chuyển biến tích cực với nhiều hoạt động ở nhiều cấp độ và hình thức khác nhau

Ở cấp quốc tế: ngành du lịch Thành phố đã chủ động tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, tăng cường tiếp xúc đối tác nước ngoài, chào bán sản phẩm tại nhiều thị trường Ở cấp quốc gia: ngành du lịch Thành phố tích cực tham gia các hoạt động do Tổng cục Du lịch và các địa phương bạn tổ chức: chương trình hành động quốc gia về du lịch, các tuần lễ văn hóa – du lịch Việt Nam ở nước ngoài, hội chợ triển lãm du lịch, lễ hội, tour khảo sát famtrip, festival…

Ở cấp doanh nghiệp: nhiều đơn vị đã in ấn và phát hành tài liệu quảng cáo du lịch bằng nhiều thứ tiếng với chất lượng nội dung, hình thức ngày càng cao.

Nhìn chung, công tác xúc tiến – quảng bá du lịch được các doanh nghiệp quan tâm triển khai và có sự hỗ trợ của Chính quyền Thành phố thông qua kinh phí cấp phát hàng năm.

Nhìn chung, hoạt động xúc tiến du lịch những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực. Nét nổi bật là tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các sự kiện du lịch từng bước được nâng lên thông qua việc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự đứng ra tổ chức. Phương thức này đã huy động được tiềm năng thế mạnh của mỗi doanh nghiệp, góp sức cùng nhà nước trong chương trình quảng bá xúc tiến. Tuy nhiên công tác quảng bá xúc tiến du lịch vẫn còn một số hạn chế như: ấn phẩm du lịch nhìn chung còn đơn điệu, chưa đa dạng. Tạp chí Du lịch chưa thật sự ổn định về nhân sự, số lượng phát hành còn thấp, khó khăn về tài chính kéo dài cần có phương án giải quyết căn cơ. Tính chuyên nghiệp của công tác quảng bá có được nâng lên nhưng nếu đặt trong mối tương quan chung với các điểm đến trong

khu vực, có thể thấy công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh điểm đến Thành phố nói chung và du lịch nói riêng vẫn còn chưa tương

xứng với vị thế của một điểm đến lớn nhất nước. Bên cạnh đó, việc tham gia các sự kiện du lịch tại các địa phương bạn chưa thật sự đạt hiệu quả.

Chương 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE Ở TPHCM 2010-2015

3.1 Nhóm giải pháp từ phía chính phủ

Giải pháp này nhằm tạo lập môi trường pháp lý ổn định, cơ chế quản lý thông thoáng cho lĩnh vực này, để khắc phục những bất cập trong thời gian qua cũng như tạo điều kiện phát triển xa hơn trong giai đoạn 2010-2015. Theo đó:

Hoàn thiện, bổ sung thêm những văn bản pháp luật, đặc biệt là các văn bản điều chỉnh các lĩnh vực liên quan đến MICE nhằm xây dựng nên một nền tảng pháp lý.

Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực du lịch MICE, phân cấp và đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến loại hình du lịch này như: rút ngắn tời gian làm thủ tục sân bay, tại các khu, địa điểm du lịch, tại các cơ sở lưu trú. Đồng thời làm các cơ quan chức năng cũng được phân nhiệm rõ ràng trong công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ MICE; đồng thời quy định chi tiết các khung hình phạt cho từng mức vi phạm của doanh nghiệp, vừa ngăn ngừa tiêu cực, vừa đảm bảo tính răn đe.

3.1.1 Hiệu quả sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước

Để hạn chế các ngoại tác tiêu cực của việc tăng cường thu hút DKQT như nạn mại dâm, các vũ trường, tụ điểm giải trí trá hình…thì việc tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và xử phạt là điều cần thiết. Cụ thể:

Công tác kiểm tra, giám sát và xử phạt cần có sự phối hợp ăn ý giữa các cơ quan chức năng, đặc biệt là TCDL. Tổng cục Du lịch là cơ quan quản lý hoạt động chất lượng các khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí…(như xếp hạng đánh giá năng lực kinh doanh theo barem, xét top-ten), cấp giấy phép đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế cho các công ty du lịch có chức năng. Trong khi đó, thẩm quyền cấp phép hoạt động cho khách sạn (theo nhiều hình thức đầu tư: khách sạn trong nước, khách sạn liên doanh, khách sạn 100% vốn nước ngoài) lại thuộc UBND tỉnh, các sở hoặc Bộ Kế hoạch – đầu tư; và việc kiểm tra triệt phá các hoạt động tiêu cực thuộc chức trách của Vụ phòng chống tệ nạn xã hội, trực thuộc Bộ công an, Tổng cục du lịch chưa phải là một cơ quan cấp bộ nên chỉ được phép ra thông báo (văn bản không có nội dung bắt buộc), không được phép chỉ ra chỉ thị chỉ đạo toàn ngành để trực tiếp giải quyết một vụ việc nào đó liên quan hoạt động du lịch. Vì vậy để phòng và chống ngoại tác tiêu cực này cần có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng.

3.1.2 . Xây dựng thương hiệu du lịch MICE Việt Nam-HCM

Đây là một yêu cầu khách quan trong bối cảnh các “cường quốc MICE” trong khu vực đã trở nên quá quen thuộc với DKQT. Cụ thể:

Trong giai đoạn 2010 – 2015, TCDL cần tập trung xây dựng các chiến lược cạnh tranh du lịch quốc gia nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cuả điểm đến Việt Nam thông qua các chương trình hành động cả nước về ngành du lịch theo từng diễn biến cụ thể của thị trường quốc tế, trong quá trình xây dựng chiến lược, chương trình hành động cần sớm tập trung xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam nói chung và DL MICE Hồ Chí Minh nói riêng. Muốn thực hiện được điều này, TCDL cần xác định đúng thế mạnh của du lịch MICE Việt Nam – HCM so với các cường quốc trong khu vực, đồng thời tiến hành mời các chuyên gia về lĩnh vực du lịch MICE tiến hành xây dựng, thực hiện chiến lược quảng bá thương hiệu cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và hoạt động du lịch MICE tại TPHCM nói riêng.

Một phần của tài liệu chuyen de tot nghiep du lich MICEx (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w