Sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên

Một phần của tài liệu Giáo trình triết học mác -lênin (Trang 123 - 124)

III- Vấn đề chân lý 1 Khái niệm chân lý

1. Sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên

Tự nhiên, theo nghĩa rộng là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng, vô tận. Quá trình phát triển của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, con người đã xuất hiện từ động vật.

Sự hình thành con người gắn liền với sự hình thành các quan hệ giữa người với người, quá trình chuyển biến từ động vật thành người cũng là quá trình chuyển biến từ cộng đồng mang tính bầy đàn, hành động theo bản năng thành một cộng đồng mang tính

bầy đàn, hành động theo bản năng thành một cộng đồng mới khác hẳn về chất, ta gọi là xã hội.

Vậy xã hội là biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân, "là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người"1.

Hệ thống tự nhiên - xã hội là một chỉnh thể trong đó những yếu tố tự nhiên và những yếu tố xã hội tác động qua lại lẫn nhau, quy định sự tồn tại và phát triển của nhau.

Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vừa là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội.

Là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người và cũng chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết nhất cho các hoạt động sản xuất xã hội.

Xã hội gắn bó với tự nhiên thông qua quá trình hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là quá trình lao động sản xuất. Lao động là đặc trưng cơ bản đầu tiên phân biệt hoạt động của người với động vật. Song, lao động cũng là yếu tố đầu tiên, cơ bản nhất, quan trọng nhất tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa xã hội và tự nhiên bởi "lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên"1.

Trong quá trình trao đổi chất này, nếu con người không kiểm tra, điều tiết việc sử dụng, khai thác, bảo quản các nguồn vật chất của tự nhiên thì khủng hoảng sinh thái sẽ xảy ra, sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội bị phá vỡ, sự sống của con người và xã hội loài người bị đe dọa.

Chính vì vậy, để giữ được môi trường tồn tại và phát triển của mình, con người phải nắm chắc các quy luật tự nhiên, kiểm tra, điều tiết hợp lý việc bảo quản, khai thác, sử dụng và tái tạo các nguồn vật chất của tự nhiên để đảm bảo sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội.

Ngược lại, nếu con người bất chấp quy luật phá vỡ cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội thì con người sẽ phải gánh chịu hậu quả khôn lường. "Sự việc đó nhắc nhở chúng ta từng giờ từng phút rằng chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với giới tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác"2.

Việc nhận thức quy luật của giới tự nhiên và sử dụng những quy luật đó một cách có hiệu quả để đảm bảo sự cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội không tách khỏi việc nhận thức quy luật của xã hội và sử dụng những quy luật xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình triết học mác -lênin (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w