C.Mác, Ph.Ăngghen và quá trình chuyển biến tư tưởng của các ông từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và cộng sản chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Giáo trình triết học mác -lênin (Trang 42 - 45)

II- Quá trình hình thành và phát triển triết học Mác

1.C.Mác, Ph.Ăngghen và quá trình chuyển biến tư tưởng của các ông từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và cộng sản chủ nghĩa

duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và cộng sản chủ nghĩa

Các Mác (5-5-1818 – 14-3-1883) sinh trưởng trong một gia đình trí thức (bố là luật sư), ở thành phố Tơrevơ, tỉnh Ranh, một vùng có nhiều ảnh hưởng của Cách mạng tư sản Pháp. ở thành phố Tơrevơ hồi đó, đạo Kitô là tôn giáo độc tôn; vì thế, cũng như gia đình, Mác đã là tín đồ Kitô giáo.

Những ảnh hưởng tốt của giáo dục gia đình, nhà trường và của các quan hệ xã hội khác đã làm hình thành và phát triển ở Mác tinh thần nhân đạo và xu hướng yêu tự do. Phẩm chất đạo đức - tinh thần cao đẹp đó không ngừng được bồi dưỡng đã trở thành định hướng cho cuộc đời sinh viên và đưa Mác tới chủ nghĩa dân chủ cách mạng và quan điểm vô thần. Sau khi tốt nghiệp trung học (1835), Mác theo học luật học ở Đại học Bon (1835 - 1836) và trường Đại học Tổng hợp Beclin (1836 - 1841); tại đây, Mác đã nghiên cứu cả triết học và lịch sử.

ở Mác, việc nghiên cứu triết học trở thành niềm say mê của nhận thức nhằm giải đáp vấn đề giải phóng con người, thực hiện dân chủ, vươn tới tự do và sự hoàn thiện con người. Năm 1837, Mác đến với triết học Hêghen nhằm tìm ở đó những kết luận có tính chất cách mạng và vô thần, đồng thời tham gia "phái Hêghen trẻ".(Phái Hêghen trẻ, một môn phái triết học gồm những người có tư tưởng cấp tiến vô sản, sử dụng phương pháp biện chứng của triết học Hêghen để phê phán thần học và chế độ phong kiến Đức. Nó đóng vai trò tích cực trong việc chuẩn bị tư tưởng cho cuộc Cách mạng tư sản Đức 1848)

Tháng 4-1841, Mác nhận bằng Tiến sĩ triết học. Trong luận án tiến sĩ với đề tài Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrit và triết học tự nhiên của Êpiquya, tuy Mác vẫn là người theo triết học duy tâm của Hêghen, song ông coi nhiệm vụ của triết học là phải phục vụ cuộc đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng con người, phá bỏ hiện thực lỗi thời theo tinh thần cách mạng của phép biện chứng. "Giống như Prômêtê - Mác viết trong luận án, - sau khi đã đánh cắp lửa từ trên trời xuống, đã bắt đầu xây dựng nhà cửa và cư trú trên trái đất, triết học cũng vậy, sau khi bao quát được toàn bộ thế giới, nó nổi dậy chống lại thế giới các hiện tượng". Luận án cũng cho thấy tư tưởng vô thần của Mác khi ông đòi hỏi triết học phải phục vụ cuộc sống chứ quyết không làm tôi tớ cho thần học.

Như vậy, lúc này, trong tư tưởng Mác có sự mâu thuẫn về thế giới quan giữa chủ nghĩa duy tâm triết học với tinh thần dân chủ cách mạng và vô thần. Mâu thuẫn được giải quyết trong quá trình kết hợp chặt chẽ hoạt động lý luận với thực tiễn đấu tranh chống chế độ chuyên chế của nhà nước phong kiến.

Phriđơrich Ăngghen (28-11-1820 – 5-8-1895) sinh ra trong gia đình chủ xưởng dệt ở thành phố Bacmen. Khi còn là học sinh trung học, Ăngghen đã căm ghét sự chuyên chế và độc đoán của bọn quan lại, ông đã kiên trì tự học, nuôi ý chí làm khoa học và hoạt động cải biến xã hội bằng cách mạng. Ăngghen say mê nghiên cứu triết học, đặc biệt là các tác phẩm của Hêghen. Vì vậy, năm 1841, trong khi làm nghĩa vụ quân sự ở Beclin, ông thường xuyên dự thính các bài giảng về triết học tại trường Đại học Tổng hợp Béclin và tham gia vào nhóm Hêghen trẻ. Cuối năm đó, Ăngghen đọc Bản chất đạo Cơ đốc; tác phẩm nổi tiếng này của Phoiơbắc đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế giới quan của ông.

Tinh thần dân chủ cách mạng và vô thần của Ăngghen thể hiện rõ ngay trong bài báo đầu tiên của mình Những bức thư từ Vesphali, công bố tháng 3 năm 1839. Trong đó ông đã phê phán những chủ xưởng sùng đạo, đồng thời thể hiện rõ thiện cảm với công nhân. Những tác phẩm của Ăngghen thời kỳ 1841 - 1842 nhằm phê phán các quan điểm phản động của giáo sư Sêling, một nhà triết học Đức, cho thấy, tuy vẫn đứng trên lập trường duy tâm của triết học Hêghen, nhưng ông đã thấy có sự mâu thuẫn giữa cách mạng và bảo thủ trong triết học ấy, đồng thời thấy tính triệt để hơn của triết học Phoiơbắc so với Hêghen. Song, chỉ thời gian gần hai năm sống ở Mansetxtơ (Anh) từ mùa Thu 1842, việc nghiên cứu đời sống kinh tế và sự phát triển chính trị của nước Anh, nhất là việc trực tiếp tham gia phong trào công nhân, mới dẫn đến bước chuyển biến căn bản trong thế giới quan và lập trường chính trị của ông.

Như vậy, cho đến giữa năm 1842, C.Mác và Ph.Ăngghen vẫn là người duy tâm về triết học và là những nhà dân chủ cách mạng về quan điểm chính trị. Bước ngoặt trong cuộc đời dẫn đến sự chuyển biến tư tưởng của Mác diễn ra khi Mác đi vào hoạt động chính trị, sử dụng công cụ báo chí để đấu tranh giành dân chủ, tự do. Bài báo Nhận xét bản chỉ thị mới nhất về chế độ kiểm duyệt của Phổ được ông viết trong khoảng thời gian giữa tháng 1, đầu tháng 2 năm 1842 đánh dấu bước ngoặt quan trọng đó.

Sự chuyển biến bước đầu chỉ thực sự diễn ra trong thời kỳ Mác làm việc ở báo Sông Ranh. Tháng 5-1842 ông bắt đầu làm cộng tác viên; tháng 10 năm đó trở thành biên tập viên và đóng vai trò linh hồn của tờ báo, làm cho nó trở thành cơ quan của phái dân chủ cách mạng.

Thực tiễn đấu tranh trên báo chí đã làm cho tư tưởng dân chủ cách mạng ở Mác có nội dung rõ ràng hơn, đó là đấu tranh cho lợi ích của "quần chúng nghèo khổ bất hạnh về chính trị và xã hội". ở Mác, lúc này tư tưởng cộng sản chủ nghĩa chưa hình thành. Bác lại lời buộc tội của một tờ báo bảo thủ cho là báo Sông Ranh tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, Mác khẳng định rằng, báo Sông Ranh "không chấp nhận cả tính hiện thực lý luận đằng sau những tư tưởng cộng sản chủ nghĩa dưới hình thức hiện nay của chúng, và do đó, lại càng ít muốn thực hiện chúng trên thực tiễn"1. Tuy nhiên, ông cho rằng, đối với hiện tượng "có ý nghĩa châu Âu" như vậy "không thể căn cứ vào ảo tưởng hời hợt trong chốc lát để phê phán mà chỉ có thể phê phán sau một sự nghiên cứu cần cù, sâu sắc"2.

Sự chuyển biến về thế giới quan triết học diễn ra từng bước do việc phê phán chính quyền nhà nước đương thời cho Mác thấy rằng, cái quan hệ khách quan quyết định hoạt động của nhà nước không phải là hiện thân của tinh thần tuyệt đối như Hêghen đã tìm cách chứng minh bằng triết học, mà là những lợi ích; còn chính quyền nhà nước lại là "cơ quan đại diện đẳng cấp của những lợi ích tư nhân"3.

Như vậy, qua kiểm tra lý luận trong thực tiễn, nguyện vọng muốn cắt nghĩa hiện thực, xác lập lý tưởng tự do trong thực tế đã làm nảy nở khuynh hướng duy vật ở Mác, tinh thần dân chủ cách mạng sâu sắc đã không còn dung hợp với triết học duy tâm tư biện. Vì thế, sau khi báo Sông Ranh bị cấm (từ ngày 1 tháng 4 năm 1843), Mác đặt ra cho mình nhiệm vụ duyệt lại một cách có phê phán quan niệm duy tâm của Hêghen về xã hội và nhà nước, đồng thời phát hiện những động lực thật sự để biến đổi thế giới bằng cách mạng. Trong thời gian ở Croixơnăc (tháng 5 đến tháng 10 năm 1843), Mác đã tiến hành phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, qua đó phê phán chủ nghĩa duy tâm triết học nói chung của Hêghen. Trong khi phê phán triết học Hêghen, Mác đã nồng nhiệt tiếp thu quan điểm duy vật của triết học Phoiơbắc. Song, Mác lại thấy những mặt yếu trong triết học Phoiơbắc, nhất là việc xa rời những vấn đề chính trị nóng hổi. Sự phê phán sâu rộng đối với triết học Hêghen, việc khái quát những kinh nghiệm lịch sử, cùng với ảnh hưởng quan điểm duy vật và nhân văn của triết học Phoiơbắc đã tăng cường mạnh mẽ xu hướng duy vật trong tư tưởng của Mác.

Cuối tháng 10 năm 1843, Mác sang Pari. ở đây không khí chính trị sôi động và được tiếp xúc với nhiều đại biểu trong phong trào công nhân đã dẫn đến bước chuyển dứt khoát của ông sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản. Các bài báo của Mác: Bàn về vấn đề Do Thái, Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu trên tạp chí Niên giám Pháp - Đức tháng 2 năm 1844 đánh dấu bước hoàn thành quá trình chuyển biến đó.

Cũng trên số tạp chí này có các bài của Ăngghen gửi đến từ Mansetxtơ (Anh): Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị, Tình cảnh nước Anh, Tômát Cáclây, Quá khứ và hiện tại. Các tác phẩm đó cho thấy, ở Ăngghen, quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật và từ dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản cũng đã hoàn thành. Ông đã đứng trên lập trường duy vật và cộng sản để phê phán kinh tế chính trị học của A. Xmít và Đ. Ricácđô, vạch trần quan điểm chính trị phản động của Cáclây, một người phê phán chủ nghĩa tư bản trên lập trường của giai cấp phong kiến. Sự nhất trí về tư

tưởng đã tạo nên tình bạn vĩ đại của Mác và Ăngghen, gắn liền tên tuổi của hai ông với sự ra đời và phát triển một triết học mới mang tên Mác - một thế giới quan cách mạng của giai cấp vô sản.

Lời nói đầu nhằm giới thiệu tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen được Mác soạn thảo thời kỳ ở Croixơnăc, dự định đăng tải trong các số tiếp sau của tạp chí Niên giám Pháp - Đức. Tuy nhiên, sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng của Mác thời gian ông sống ở Pari đã được thể hiện trong Lời nói đầu này khiến cho nó có một ý nghĩa vượt khỏi tính chất của một lời nói đầu.

Sự chuyển biến dứt khoát của Mác từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản được thể hiện đặc biệt rõ rệt khi C.Mác đã phân tích một cách sâu sắc theo quan điểm duy vật lịch sử, ý nghĩa to lớn và cả mặt hạn chế của cuộc cách mạng tư sản mà ông gọi là "cuộc cách mạng bộ phận" hay "sự giải phóng chính trị", đã phác thảo những nét đầu tiên về cuộc cách mạng vô sản được gọi là "cuộc cách mạng triệt để" và khẳng định rằng "cái khả năng tích cực" của cuộc cách mạng triệt để thực hiện sự "giải phóng con người" đó "chính là giai cấp vô sản".

Mác cũng nhấn mạnh sự thống nhất biện chứng giữa lý luận cách mạng và thực tiễn cách mạng. Theo Mác, gắn bó với cuộc đấu tranh cách mạng, lý luận tiên phong có ý nghĩa cách mạng to lớn và "trở thành một sức mạnh vật chất". Mác chỉ rõ: "Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình"1.

Ngoài ra, sự phân tích hai mặt của tôn giáo, bản chất của tôn giáo với luận đề nổi tiếng "Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân"... đã thể hiện tinh thần biện chứng duy vật trong tư tưởng triết học của Mác.

Một phần của tài liệu Giáo trình triết học mác -lênin (Trang 42 - 45)