Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ X

Một phần của tài liệu Giáo trình triết học mác -lênin (Trang 28 - 29)

III- Triết học Tây Âu thời phục hưng và cận đạ

3. Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ X

Xã hội Pháp nửa cuối thế kỷ XVIII chứa đựng những mâu thuẫn sâu sắc. Giai cấp phong kiến Pháp đứng đầu là vua Lu-i XVI đã thâu tóm vào tay mình những quyền lực vô hạn. Chỗ dựa xã hội của nhà vua là các đẳng cấp đặc quyền và chiếm số ít trong dân cư: quý tộc và tăng lữ. Đời sống của đại đa số nhân dân lao động, trước hết là nông dân hết sức khốn khổ, nạn đói do mất mùa hoành hành, những cuộc nổi dậy của nông dân chống chế độ phong kiến xảy ra thường xuyên. Tất cả cái đó là nguyên nhân kinh tế - xã hội của cuộc Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794). Và các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII là những người chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng về chính trị sôi động đó.

Thế kỷ XVIII ở Pháp, với những đặc điểm kinh tế - xã hội, chính trị của nó cũng đồng thời tạo những tiền đề cho sự ra đời của những tư tưởng triết học và tư tưởng văn hóa nói chung.

Triết học thời kỳ này được gọi là triết học ánh sáng với các đại biểu xuất sắc là La Metơri (1709 - 1751), Điđrô (1713-1784), Hônbách (1729-1789), Henvêtiuyt (1715-1771), Vônte (1694-1778)...

Những tác giả của "Bách khoa toàn thư" (1751-1780) do Điđrô lãnh đạo (với sự tham gia của nhiều nhà triết học trên đây cùng nhiều nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng) là những người đi tiên phong về mặt tư tưởng của Cách mạng tư sản Pháp 1789.

Về mặt triết học, các nhà duy vật Pháp, nổi bật là Điđrô, Henvêtiuyt và Hônbách, đã góp phần quan trọng vào việc phát triển triết học duy vật và vô thần ở thế kỷ XVIII.

Trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, các nhà duy vật Pháp thừa nhận vật chất, giới tự nhiên là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất, theo các nhà duy vật Pháp, tồn tại vĩnh viễn, không do ai sáng tạo ra và cũng không thể tiêu diệt được, không thể biến đổi vật chất thành hư vô, cũng không thể tạo nên vật chất từ hư vô. Bác bỏ nhị nguyên luận của Đềcactơ, các nhà duy vật Pháp cho rằng sự phong phú, đa dạng của sự vật, hiện tượng chỉ là những hình thức khác nhau của tồn tại vật chất do các phân tử cấu thành. Vật chất là một thực thể duy nhất, nguyên nhân tồn tại của vật chất nằm ngay trong bản thân nó. Không gian, thời gian là những thuộc tính cơ bản của vật chất. Theo họ, vận động biểu hiện hoạt tính của vật chất và gắn liền với vật chất. Nhờ vận động mà giới tự nhiên luôn luôn chuyển động từ trạng thái này sang trạng thái khác.

Tính nhất nguyên của chủ nghĩa duy vật làm cho các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII thể hiện mạnh mẽ chủ nghĩa vô thần. Tuy nhiên, họ cũng chưa thấy được rằng ý thức không chỉ là sản phẩm của dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người, mà còn là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Họ đã cố gắng khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy vật ở thế kỷ XVIII, song vẫn không thoát khỏi tính chất siêu hình và cơ giới trong quan niệm về vật chất và vận động; vận động vẫn chỉ được hiểu một cách cơ giới. Và, cũng như các nhà duy vật trước kia, các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII vẫn chưa thoát khỏi duy tâm trong việc giải quyết những vấn đề xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình triết học mác -lênin (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w