Máy Nokia 7610 thuộc dòng máy BB5, máy chạy hệ điều hành Symbian S90, máy thiết kế chắc chắn hình thức đẹp, máy thộc dòng hỗ trợ công nghệ 3G có mạng WCDMA.
Khối nguồn :
Khối nguồn của Nokia N73 có 2 IC quản lý nguồn là IC nguồn chính và IC nguồn phụ, công tắc tắt mở tác động vào IC nguồn chính sau đó đưa lệnh từ IC chính sang IC nguồn phụ.
- IC nguồn chính có tích hợp mạch Rung - Chuông và Audio - IC nguồn phụ có tích hợp mạch xạc (Charging)
Ngoài 2 IC nguồn ra, máy N73 dòng BB5 còn có 2 IC ổn áp hỗ trợ điều khiển các điện áp VCOREA (N6515) và VIO(N6508)
Điện áp khởi động: (là điện áp cấp cho khối điều khiển - xuất hiện khi ta bấm công tắc)
- VR1 - 2,8V (điện áp khởi động số 1 - đi ra từ IC nguồn chính) cấp cho mạch dao động OSC để tạo xung Clock, mạch OSC của máy Nokia dòng BB5 tạo ra 38,4 MHz
- VCORE - 1,35V ( điện áp khởi động số 2) là nguồn chính cấp cho CPU để xử lý các công việc thu phát tín hiệu cho hệ GSM và WCDMA, điện áp này đi ra từ IC nguồn phụ
- VIO - 2,8V (điện áp khởi động số 3) là nguồn chính cấp cho Memory và là nguồn phụ cấp cho CPU, điện áp VIO do IC N6508 cung cấp khi có lệnh (En) điều khiển từ IC nguồn phụ.
- VCOREA - 1,35V (điện áp khởi động 4) là nguồn chính cấp cho PDA-CPU, điện áp này do IC N6515 cung cấp khi có lệnh (En) điều khiển từ IC nguồn phụ.
Điện áp thứ cấp: (là điện áp xuất hiện khi có sự điều khiển của vi xử lý, điện áp này cấp cho khối thu phát) bao gồm
các điện áp VREF, VANA, VAUX, VCP Khối điều khiển :
- Khối điều khiển máy Nokia dòng BB5 có 2 phần
* Phần điều khiển các chức năng thu phát sóng GSM và WCDMA do CPU thực hiện
- CPU (vi xử lý) điều khiển các hoạt động thu phát sóng, đồng thời điều khiển khối nguồn duy trì các điện áp khởi động, nếu CPU không hoạt động máy sẽ không mở được nguồn.
- IC nhớ Flash & SRAM - được tích hợp bên trong CPU, lưu trữ phần mềm cung cấp cho CPU xử lý.
* Phần điều khiển các chức năng PDA bao gồm
- PDA CPU - thực hiện điều khiển các chức năng số như điều khiển Camera, Bluetooth, nếu PDA CPU không hoạt động, máy cũng không lên nguồn.
- PDA Memory - Bộ nhớ cho mạch PDA cung cấp phần mềm cho PDA CPU xử lý
- Mạch dao động OSC - Mạch dao động OSC có nhiệm vụ tạo xung Clock cung cấp cho 2 CPU hoạt động và đồng bộ dữ liệu của toàn bộ máy, nếu mất xung Clock thì CPU không hoạt động được
- Bàn phím - Giúp người sử dụng điều khiển các hoạt động của máy - Màn hình LCD - hiển thị các giao diện để giao tiếp với người sử dụng. - MMC - Thẻ nhớ ngoài - Là bộ nhớ mở rộng thường dùng để lưu phần mềm ứng dụng của máy
Khối thu phát của máy Nokia N73 tích hợp hai công nghệ là GSM và WCDMA, khối này do CPU điều khiển, khối có hai phần:
* Phần GSM
- Từ Anten tín hiệu qua chuyển mạch để chia ra hai tín hiệu GSM và WCDMA, tín hiệu GSM tiếp tục đi qua chuyển mạch thứ 2 tích hợp trong IC- PA rồi đưa qua IC - RF để đổi tần và tách sóng lấy ra 2 tín hiệu RXI và RXQ rồi cho qua CPU để xử lý và trao đổi dữ liệu với kênh WCDMA sau đó đưa qua mạch Audio tích hợp trong IC nguồn để giải mã và đổi DAC lấy ra tín hiệu âm thanh.
- Khi phát - Tín hiệu thu vào Micro rồi đưa qua mạch Audio trong IC nguồn để đổi sang tín hiệu số và mã hoá sau đó đưa qua CPU để xử lý cùng dữ liệu của kênh WCDMA sau đó tín hiệu phát được đưa qua IC RF để điều chế vào sóng cao tần và tiếp tục được khuếch đại qua IC - PA rồi đưa qua chuyển mạch Anten phát ra ngoài.
* Phần WCDMA
- Từ Anten tín hiệu qua chuyển mạch được đóng xuống nhánh dưới để đi vào hệ WCDMA, tín hiệu đi qua mạch lọc để tách ra đường thu và đường phát, đường thu tín hiệu được đưa vào IC RF để đổi tần và tách sóng sau đó đưa sang IC vi xử lý để nạp vào bộ nhớ hoặc đưa ra màn hình, hệ sóng WCDMA chủ yếu được sử dụng cho các công nghệ PDA như Truy cập Internet tốc độ cao, truyền và nhận tín hiệu Video, thu sóng truyền hình là các công nghệ đòi hỏi tốc độ truy cập lớn .
- Khi phát các tín hiệu như Video hay các gói file dữ liệu sẽ được CPU mã hoá rồi đưa qua IC RF để điều chế vào sóng cao tần sau đó tín hiệu được khuếch đại thông qua IC - PA của hệ WCDMA rồi đưa qua các chuyển mạch Anten và phát về tổng đài.
Bài 23
So sánh các dòng máy DCT4 – WD2 – BB5 I- DCT4 và WD2
Giống nhau:
- Cả hai dòng máy đều có mạch Audio tích hợp trong IC nguồn - Cả hai dòng máy đều tích hợp mạch xạc trong IC nguồn - Đều tích hợp mạch Rung Chuông trong IC nguồn.
- Tên các đường điện áp khởi động và các đường điện áp thứ cấp tương tự như nhau (trừ nguồn VCOREA)
- Khối thu phát của cả hai dòng máy cơ bản giống nhau.
Khác nhau:
- Các máy dòng WD2 có điện áp khởi động số 2 là VCOREA do một IC nhỏ cung cấp, còn các máy DCT4 áp khởi động số 2 là VCORE do IC nguồn cung cấp.
- Các máy dòng WD2 chạy hệ điều hành Symbian còn các máy dòng DCT4 thì không chạy hệ điều hành, các máy WD2 thường hỗ trợ thẻ nhớ, Bluetooth,Camera, còn các máy DCT4 thì không (trừ một số ít máy có Camera)
- Trong máy DCT4 mạch điều khiển chiếu sáng màn hình và bàn phím chung làm một, các máy dòng WD2 thì mạch chiếu sáng màn hình và bàn phím là hai mạch khác nhau.
- Điện áp khởi động của các máy DCT4 là VR3 (hoặc VR2) , VCORE và VIO còn áp khởi động trên các máy WD2 là VR3, VCOREA và VIO